Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, cử tri đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) quan tâm, có các giải pháp xử lý hiệu quả những vấn đề này...
Đánh giá kỹ thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường để khắc phục bất cấp kịp thời Nhiều giải pháp xanh bảo vệ môi trường Hà Nội

Bộ TN&MT ghi nhận ý kiến của cử tri phản ảnh tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ TN&MT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng loạt các biện pháp để giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường từ việc hoàn thiện chính sách pháp luật, thanh tra, kiểm tra, tăng cường hoạt động giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thay đổi mạnh mẽ về phương thức quản lý, chuyển từ bị động sang chủ động phòng ngừa, tiếp cận mô hình phát triển ít ảnh hưởng đến môi trường, hài hòa giữa vấn đề môi trường với vấn đề kinh tế - xã hội; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo vệ môi trường; tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường.

Qua đó, đã tập trung quản lý tốt 20-30% cơ sở có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhưng gây ra 70-80% các vấn đề môi trường để khoanh vùng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố, giám sát chặt chẽ việc xả thải. Chủ động triển khai các biện pháp giám sát trong quá trình thử nghiệm và vận hành kết nối trực tuyến với hệ thống giám sát của Sở TN&MT không để phát sinh các sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến nay, cả Trung ương và địa phương đã đầu tư lắp đặt 1.234 trạm quan trắc nguồn thải có kết nối số liệu trực tiếp về Sở TN&MT và Bộ TN&MT.

Từ năm 2016, Bộ TN&MT đã thành lập và duy trì hiệu quả 12 Tổ giám sát đặc biệt đối với các tổ hợp dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp quy mô lớn, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; hình thành mô hình giám sát có sự phối hợp “4 bên” giữa Tổng cục Môi trường, Sở TN&MT, các tổ giám sát cộng đồng tại địa phương và các dự án/cơ sở giúp tăng cường giám sát hiệu quả, công khai, liên tục việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường của cơ sở. Đến nay, nhiều dự án, cơ sở sản xuất đã đáp ứng đủ điều kiện đi vào vận hành chính thức, có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục có diễn biến phức tạp (Ảnh minh hoạ: H.D)

Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Bộ TNMT đã triển khai rà soát, đánh giá thực trạng, xác định các vấn đề bất cập về chính sách và xây dựng các quy định mới, trình Quốc hội thông qua tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022. Với nhiều quy định mới, mang tính đột phá như: thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường; thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn; định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam;...

Ngày 10/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT cũng ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đã đảm bảo hướng dẫn kịp thời Luật Bảo vệ môi trường. Để tăng cường chế tài xử phạt vi phạm hành chính và đồng bộ với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, ngày 07/7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó quy định mức xử phạt rất cao đối với các hành vi cố tình vi phạm, gây hậu quả xấu tới môi trường. Theo đó, với hệ thống chính sách, pháp luật mới, Bộ TN&MT cho rằng thời gian tới công tác quản lý về bảo vệ môi trường sẽ đạt những kết quả tích cực.

Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, Bộ TNMT sẽ tập trung triển khai các giải pháp sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm thể chế hóa việc thực hiện chủ trương không thu hút đầu tư bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế, kiểm soát nguy cơ phát sinh sự cố môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường xuyên biên giới. Trong đó, tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau: Xây dựng các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Triển khai xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia làm cơ sở phân vùng, định hướng đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, đảm bảo phù hợp với sức chịu tải của môi trường. Quy hoạch và phát triển mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia bảo đảm xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo chất lượng môi trường đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường.

Rà soát, tiếp tục tăng cường cơ chế giám sát về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây sự cố, ô nhiễm môi trường cao, bảo đảm không để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, các dự án, cơ sở này vận hành an toàn về môi trường. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; tăng cường công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; rà soát kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, buộc các đối tượng có quy mô xả thải lớn lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục theo quy định của pháp luật, truyền số liệu trực tiếp về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để theo dõi, giám sát.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất, thực hiện thanh tra thường xuyên về bảo vệ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo lộ trình để tiến tới áp dụng mức quy chuẩn, tiêu chuẩn tương đương các nước tiên tiến trong khu vực nhằm thiết lập các hàng rào kỹ thuật duy trì và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự chủ động đề kháng trước các nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch chuyển công nghệ lạc hậu vào Việt Nam.

Thứ hai, thiết lập và triển khai có hiệu quả các cơ chế xã hội hóa nhằm huy động tổng lực sự tham gia của toàn xã hội trên cơ sở kết hợp giữa Nhà nước, các tổ chức, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân vào công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả”. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường thông qua việc tăng cường vai trò điều phối, phân bổ chi ngân sách, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, đồng bộ hóa, hiện đại hóa hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ có hiệu quả sự hỗ trợ của quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường; nghiên cứu, kiến nghị cơ chế cử cán bộ đại diện ngoại giao về môi trường tại các nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Thứ tư, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật, tập trung vào các quy định mới. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình truyền thông theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đào tạo, truyền thông về môi trường.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động

Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Y tế Hà Nội khoá XVII, kỳ họp lần thứ 6 (mở rộng).
Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay 5/12, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 2 đồng, hiện ở mức 24.262 đồng.
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

(LĐTĐ) Các nhà khoa học đang thử nghiệm một giải pháp thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhằm tạo ra phương án dự phòng khẩn cấp cho những tình huống tín hiệu GPS của máy bay bị nhiễu hoặc gián đoạn. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống điều hướng trên không, giúp các phi công duy trì khả năng điều khiển trong những tình huống khẩn cấp.
Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định

Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay 5/12, giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi dữ liệu công bố mới nhất cho thấy những tín hiệu về sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ.
Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm

Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (5/12), giá xăng trong nước được dự báo có thể biến động từ 0,1 - 1,9%. Theo đó, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể biến động 0,3% về mức 19.780 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 370 đồng (1,8%) về mức 20.480 đồng/lít. Thị trường thế giới giá dầu tương lai giảm gần 2% khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định sắp tới của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng.
Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

(LĐTĐ) Nhằm hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh, trong thời gian qua, Chi cục Dân số Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dân về bình đẳng giới, nâng cao quyền của phụ nữ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo tập trung vào 4 nhiệm vụ: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức ại hội Đảng các cấp từ cấp chi bộ; Tập trung cao độ trong công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; Chỉ đạo quyết liệt trong xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 5/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 5/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 5/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/12: Có mưa vài nơi, đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/12: Có mưa vài nơi, đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

Sẽ làm “sống lại” những dòng sông của Thủ đô

(LĐTĐ) Những mét khối nước thải đầu tiên đã được thu gom về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để các thiết bị chạy vận hành thử nghiệm trong 6 tháng. Với việc nước thải sinh hoạt hai bờ sông Tô Lịch được thu gom đưa về xử lý mang đến kỳ vọng cải thiện môi trường cho các dòng sông đang ô nhiễm nghiêm trọng tại Thủ đô.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/12: Không khí lạnh tăng cường, trời âm u, mưa lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/12: Không khí lạnh tăng cường, trời âm u, mưa lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 3/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa, sáng sớm có sương mù, trời lạnh.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 2/12: Đêm và sáng sớm trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 2/12: Đêm và sáng sớm trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 2/12, khu vực Hà Nội nhiều mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, nhiệt độ từ 16 đến 26 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/12: Đêm và sáng rét buốt, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/12: Đêm và sáng rét buốt, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 1/12, đêm và sáng trời rét, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/11: Sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/11: Sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 30/11, khu vực Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 17 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/11: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/11: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 29/11, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất từ 15 độ C, sáng sớm có sương mù, ngày nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/11: Đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/11: Đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 28/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều hửng nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3.
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước

Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước

(LĐTĐ) Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 408 tiểu sành, hài cốt được phát hiện trong thời gian gần đây, địa phương đã xác định có 354 hài cốt. Số tiểu sành, hài cốt này được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước và cải tạo mặt đường tại khu vực ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động