Nâng cao nhận thức về an toàn lao động tại làng nghề

(LĐTĐ) Nhờ nâng cao nhận thức về an toàn lao động mà những năm qua, các vụ tai nạn lao động tại làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) đã được giảm thiểu đáng kể.
Khi an toàn lao động được đặt lên hàng đầu Đảm bảo an toàn lao động góc nhìn từ một doanh nghiệp Đảm bảo an toàn lao động trong các làng nghề

Chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km đi về hướng Tây Nam, làng nghề sản xuất mây tre đan thuộc thôn Phú Vinh được biết đến như một trong những làng nghề truyền thống có tiếng của Hà Nội. Theo người dân địa phương, nét đặc trưng truyền thống trong sản phẩm mây tre đan Phú Vinh là hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật sản xuất lại rất tinh xảo, đòi hỏi sự công phu của những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo.

Ghé thăm cơ sở sản xuất mây tre đan Thực Cảng (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa) chúng tôi càng thấy rõ hơn sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã của các sản phẩm mây tre đan. Bằng những kinh nghiệm đúc rút qua hàng chục năm, những người thợ thủ công đã “biến hóa” những sợi mây, nan tre thành những sản phẩm vô cùng đẹp mắt.

Nâng cao nhận thức về an toàn lao động tại làng nghề
Người dân làng nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn lao động khi làm việc. (Ảnh: Lương Hằng)

Hiện tại, cơ sở sản xuất Thực Cảng đang sản xuất các đồ gia dụng và hàng túi xách thời trang. Mặt hàng đồ gia dụng của gia đình được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước, mặt hàng túi xách thời trang được xuất khẩu sang nước ngoài. Ban đầu, địa điểm sản xuất của cơ sở sản xuất Thực Cảng là tại nhà nên khá chật hẹp, sau này do nhu cầu mở rộng thị trường, vợ chồng anh chị đã mở thêm 2 cơ sở sản xuất, mang lại công ăn việc làm cho gần 30 lao động địa phương.

Song hành với việc sáng tạo ra những sản phẩm mây tre đan có tính ứng dụng cao, công tác đảm bảo an toàn lao động tại cơ sở sản xuất cũng được gia đình chú trọng. Chia sẻ với chúng tôi, chị Cảng cho biết, những năm qua, xưởng hầu như không xảy ra tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.

Đặc thù của nghề mây tre đan làm hoàn toàn bằng thủ công, người lao động phải tiếp xúc với những vật sắc nhọn hằng ngày nên không thể tránh được tai nạn như đứt chân, đứt tay. Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, chị Cảng thường xuyên nhắc nhở công nhân phải cẩn thận trong quá trình làm việc, với những dụng cụ sắc nhọn, chị quán triệt công nhân khi sử dụng xong phải cất đúng nơi quy định để không xảy ra những trường hợp tai nạn đáng tiếc.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, xưởng sản xuất của vợ chồng anh chị Thực Cảng phát triển thêm một số sản phẩm, do đó xưởng trang bị thêm súng bắn đinh. Khi đưa máy móc vào sản xuất, vợ chồng anh chị đã có những hướng dẫn cụ thể cho người lao động về cách sử dụng máy và chỉ những người được hướng dẫn mới được sử dụng loại máy này.

Bên cạnh công tác đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cũng chủ động hơn trong công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Theo đó, nguồn nguyên liệu tạo nên các sản phẩm mây tre đan đều là những sản phẩm dễ cháy, bởi vậy, chủ các doanh nghiệp cũng rất thận trọng trong vấn đề này. Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp tại làng nghề đã trang bị bình cứu hỏa và được địa phương trang bị thêm một số kiến thức phòng cháy chữa cháy cơ bản.

Gia đình anh Hàn Anh Tú (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa) đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề mây tre đan, trước đây, cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ nên công tác phòng cháy dường như chưa được quan tâm. Tuy nhiên, khi bắt đầu mở rộng sản xuất và thuê thêm nhiều công nhân, gia đình anh đã chủ động trang bị bình cứu hỏa cho xưởng sản xuất.

Bình cứu hỏa được đặt ở vị trí dễ nhìn, cùng đó, anh cũng hướng dẫn cho người lao động cách sử dụng bình cứu hỏa để có thể sử dụng nếu không may xảy ra hỏa hoạn. Đáng chú ý, để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ, anh Tú cũng phân chia các khu sản xuất thành các khu riêng biệt, những nơi có nguy cơ cao về cháy nổ được đặc biệt chú ý.

Cần siết chặt quản lý và nâng cao nhận thức về an toàn lao động

Hiện tại, các hộ sản xuất tại thôn Phú Vinh đã chủ động hơn trong việc đảm bảo an toàn lao động, tuy nhiên thực tế cho thấy, vẫn tồn tại sự chủ quan trong công tác đảm bảo an toàn lao động tại làng nghề. Chia sẻ về tình hình an toàn lao động tại làng nghề mây tre đan Phú Vinh, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hiệp hội mây tre Chương Mỹ cho biết, cách đây một vài năm đã có những doanh nghiệp xảy ra cháy nổ do chủ quan, không cẩn thận trong quá trình sản xuất.Cùng đó, tình trạng mất an toàn lao động như đứt chân, đứt tay.

Nâng cao nhận thức về an toàn lao động tại làng nghề
Người lao động phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn do sử dụng các vật dụng sắc nhọn hằng ngày.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do người lao động phải dùng đến dao, dùi, cưa, máy mài, máy cắt hằng ngày nên không tránh khỏi những lúc sơ ý. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trong lĩnh vực này là vấn đề khó khăn với các doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ bởi tình trạng trên hay đột biến và phụ thuộc phần lớn vào năng lực của lao động.

Theo ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hiệp hội mây tre Chương Mỹ, hiện nay, phần lớn người dân làng nghề truyền thống Phú Vinh đã nâng cao hiểu biết về an toàn lao động. Tuy nhiên, để các cá nhân, hộ sản xuất, doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành quy định về an toàn lao động, Nhà nước nên có các biện pháp xử lý với các doanh nghiệp vi phạm an toàn lao động như: Không cho xuất khẩu, không cho tổ chức sản xuất. Trong trường hợp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghiêm túc chấp hành quy định trên, Nhà nước cần giúp đỡ họ bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa học, các khóa đào tạo về an toàn lao động để họ thấy được giá trị của việc đảm bảo an toàn lao động tại mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Trung, hiện nay, việc phòng cháy chữa cháy tại các doanh nghiệp nhỏ có phần chủ động hơn so với trước. Các cơ quan phòng cháy chữa cháy đã tới từng doanh nghiệp để tư vấn, tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy. Thế nhưng, những buổi tư vấn không có nhiều, do đó, các chủ cơ sở sản xuất và người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để mở rộng hiểu biết và xử lý các vấn đề về an toàn lao động khi xảy ra bất ngờ.

“Các doanh nghiệp tại Phú Vinh phần lớn là doanh nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cần được tập huấn, tư vấn và giúp đỡ. Có những doanh nghiệp trẻ mới xây dựng chưa hiểu hết được vai trò của việc đảm bảo an toàn lao động nên còn chủ quan, lơi là, do vậy rất cần những chương trình đào tạo, tập huấn của Thành phố cũng như của huyện để các doanh nghiệp nắm bắt được kỹ thuật cần thiết để phục vụ công tác an toàn lao động tại đơn vị mình” - ông Trung cho hay.

Với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội mây tre Chương Mỹ, cá nhân ông Trung đã đặt ra nhiều vấn đề về tình trạng an toàn lao động, thế nhưng nhiều doanh nghiệp cũng lực bất tòng tâm vì doanh nghiệp còn “non”, chưa đầu tư đúng mức theo kỹ thuật của quy trình bán công nghiệp. Ông Trung cũng khẳng định nguyên nhân trên xuất phát từ vấn đề của các doanh nghiệp chứ không phải tại Nhà nước, tuy nhiên để doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành thì phải có chủ trương từ Thành phố, từ đó siết chặt quản lý, yêu cầu các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

(LĐTĐ) Làm doanh nghiệp đã khó, tham gia công đoàn lại đảm đương chức Chủ tịch công việc còn bộn bề và khó hơn nhiều. Song vượt qua tất cả, anh Mã Chí Linh Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng Đại Phú Phát đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Minh chứng sinh động nhất, anh là một trong những Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vinh danh.
Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc cần thiết sửa đổi luật, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhóm chính sách đề xuất cần phải bao trùm đầy đủ, toàn diện và giải quyết được một cách căn cơ, triệt để các vấn đề vướng mắc đã được chỉ ra.
Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

(LĐTĐ) Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) mới đây đã đưa ra khuyến cáo người lao động cảnh giác với thông tin giả mạo về việc phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS).
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

(LĐTĐ) Mới đây, tại vòng chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hoài Đức tâm huyết, sáng tạo” năm 2024, thầy Phùng Chí Tân - giáo viên Trường THCS Vân Canh đã xuất sắc giành giải Nhất. Đây là hội thi do Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức.
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), mặc dù quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam, tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp, chủ yếu là trung học cơ sở; trình độ đào tạo sơ cấp, dưới 3 tháng còn chiếm tỷ lệ cao (80%).
Xem thêm
Phiên bản di động