Nâng cao ý thức giao thông bắt đầu từ học sinh
Phải xử nghiêm, phạt nặng! Chống ùn tắc giao thông: Giải quyết "tắc nghẽn" từ ý thức người dân |
Vấn đề nan giải
Tai nạn giao thông là điều không mong muốn với bất cứ ai, gia đình và xã hội nào. Tuy nhiên, vì sự bất cẩn nhỏ trên đường là tai nạn giao thông có thể xảy ra. Hiện nay, tình hình trật tự, an toàn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh đang diễn ra phức tạp, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn và để lại những hậu quả nặng nề.
Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên. Thực trạng này rất đáng lo ngại, diễn ra phổ biến tại nhiều trường học, là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho tai nạn giao thông trong học sinh tăng cao. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2024, Cảnh sát giao thông toàn Thành phố đã xử lý 1.615 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến học sinh, tạm giữ 747 phương tiện các loại, riêng vi phạm không đội mũ bảo hiểm phạt hơn 1.000 trường hợp.
Chương trình “Vì an toàn giao thông Thủ đô” góp phần tích cực trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Tại một số trục giao thông như Quang Trung (Hà Đông), Quốc lộ 21B, đoạn qua địa phận huyện Thanh Oai… có thể dễ dàng bắt gặp những thanh thiếu niên còn khoác áo học sinh chở 3, chở 4, không đội mũ bảo hiểm phóng nhanh, lạng lách.
Đáng lo ngại hơn, vào khung giờ đưa đón học sinh, nhiều phụ huynh cũng thể hiện sự thiếu gương mẫu khi tham gia giao thông. Theo quy định của pháp luật, trẻ em từ 6 tuổi trở lên phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy. Thế nhưng, rất ít phụ huynh thực hiện nghiêm quy định này. Qua ghi nhận, nhiều phụ huynh đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, thậm chí vượt đèn đỏ... Những hành vi kể trên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất lớn.
Có thể thấy, tình trạng mất an toàn giao thông ở đối tượng học sinh vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như nhận thức của phụ huynh, ý thức của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, việc giáo dục thanh thiếu niên về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tham gia giao thông văn minh... ở nhà trường và toàn xã hội còn chưa đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt lo ngại hơn cả là do xuất phát từ việc quản lý lỏng lẻo và sự thiếu trách nhiệm của không ít bậc phụ huynh khi tự tay giao cho con em mình những phương tiện chưa thể điều khiển một cách an toàn.
Đa dạng các hoạt động tuyên truyền
Thực tế cho thấy, việc bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh đến trường phải là việc làm thường xuyên, liên tục. Để làm tốt công tác này, vấn đề cần quan tâm, thực hiện là tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật về giao thông trong mỗi học sinh. Muốn vậy, giải pháp cốt lõi vẫn là tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Tại Hà Nội, công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông được chú trọng. Bằng nhiều hình thức khác nhau, hiện có không ít các mô hình tuyên truyền hay và hiệu quả, góp phần giúp học sinh nâng cao ý thức bảo đảm an toàn giao thông, đồng thời, xây dựng văn hóa giao thông trong học đường.
Một trong những hình thức truyền thông tích cực trên địa bàn Thành phố không thể không kể đến đó là Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" của Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Công an Thành phố, Sở GTVT Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội, Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội…
Tại hội nghị tổng kết chương trình, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi cho biết, Đây là năm thứ 13 Báo Kinh tế & Đô thị được Thành phố giao chủ trì tổ chức Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" và là năm đầu tiên tổ chức song hành hai hình thức thi gồm: trắc nghiệm và thi viết. Cuộc thi không chỉ có hiệu ứng rất tích cực, nâng cao nhận thức, ý thức đối với học sinh, sinh viên mà còn lan tỏa thông điệp tham gia giao thông ý thức và trách nhiệm đến đông đảo tầng lớp Nhân dân Thủ đô. Hơn nữa Chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô” còn góp một phần rất tích cực xây dựng văn hoá, văn minh của người Hà Nội.
Chia sẻ về hiệu quả của chương trình “Vì an toàn giao thông Thủ đô”, em Nguyễn Thu Phương - học sinh Trường THPT Trương Định, quận Hoàng Mai cho biết, trong các buổi chào cờ và sinh hoạt trên lớp, học sinh trong trường đều được thầy cô tuyên truyền về an toàn giao thông. Việc tuyên truyền định kỳ như vậy rất quan trọng, góp phần trực tiếp giúp tăng cường kỹ năng, kiến thức khi tham gia giao thông.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng đến đảm bảo an toàn giao thông ngay từ trong các trường học trên địa bàn Hà Nội đã và đang mang lại hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên và phụ huynh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thiết nghĩ, để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác này, thời gian tới các cấp, các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp; đồng thời để xây dựng văn hóa giao thông cũng không thể thiếu vai trò của gia đình. Các bậc phụ huynh cũng cần nêu cao tinh thần chấp hành pháp luật về giao thông, vun bồi văn hóa giao thông cho con trẻ. |
Em Dương Ngọc Hiếu - học sinh Trường THCS Tân Mai, quận Hoàng Mai chia sẻ: “Mỗi thứ 7 hằng tuần trường sẽ có buổi tuyên truyền về pháp luật an toàn giao thông. Việc phổ biến rất hữu ích đối với chúng em. Là học sinh khi tham gia giao thông tay lái còn non dễ gây ra tai nạn, việc phổ biến kiến thức giúp chúng em tham gia giao thông an toàn hơn. Khi tham gia cuộc thi chúng em được tìm hiểu nhiều về luật an toàn giao thông. Em mong chương trình ngày càng phố biến để mọi người dân đều có thể tham gia và chấp hành tốt luật giao thông để xã hội tốt đẹp hơn”.
Ngoài công tác tuyên truyền, hiện Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội cũng đang triển khai thí điểm bảo đảm an toàn giao thông cổng trường học đã đạt được kết quả tích cực. Qua ghi nhận, quá trình thí điểm các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trước cổng cụm trường học Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm), Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông) và cụm trường học Sài Sơn (huyện Quốc Oai) đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Giao thông tại các khu vực cổng trường này đã an toàn hơn so với trước đây.
Trong thí điểm các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường, Sở GTVT Hà Nội đã mở rộng vỉa hè, tạo lối đi bộ thông thoáng cho học sinh. Đồng thời thiết kế lối đi bộ nổi và đảo giao thông kết hợp điểm trú chân cho người đi bộ sang đường tại khu vực cổng trường học; tổ chức sắp xếp vị trí đỗ xe cho phụ huynh học sinh cũng là một giải pháp tạo sự ngăn nắp, trật tự cho khu vực cổng trường học…
Rõ ràng, việc triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng đến đảm bảo an toàn giao thông ngay từ trong các trường học trên địa bàn Hà Nội đã và đang mang lại hiệu quả, góp phần tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên và phụ huynh về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Thiết nghĩ, để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác này, thời gian tới các cấp, các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cần tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp; đồng thời để xây dựng văn hóa giao thông cũng không thể thiếu vai trò của gia đình. Các bậc phụ huynh cũng cần nêu cao tinh thần chấp hành pháp luật về giao thông, vun bồi văn hóa giao thông cho con trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Sắp cưỡng chế thu hồi đất Dự án cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi
Giao thông 14/11/2024 14:31
Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại Ga S8 - Cầu Giấy
Giao thông 14/11/2024 06:43
Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa dịp cuối năm
Giao thông 14/11/2024 06:22
Hà Nội: Phòng ngừa vi phạm giao thông cho học sinh, sinh viên
Giao thông 13/11/2024 14:37
Dự kiến nhà ga T3 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ hoàn thành vào ngày 30/3/2025
Giao thông 13/11/2024 09:47
Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM giải ngân vốn đạt thấp
Giao thông 12/11/2024 18:11
Hà Nội: Danh sách "phạt nguội" tháng 10/2024, hơn 500 phương tiện vi phạm
Giao thông 11/11/2024 20:32
Đa dạng hình thức tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh
Giao thông 11/11/2024 17:05
Khi người tham gia giao thông cố tình vi phạm
Giao thông 11/11/2024 16:53
Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng
Giao thông 10/11/2024 13:55