Nâng mức thu học phí gắn liền với nâng cao trách nhiệm của người dạy và học

(LĐTĐ) Tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất năm học 2022-2023 dự kiến khoảng 1.742,390 tỷ đồng, tổng số kinh phí tăng thu dự kiến khoảng 523,300 tỷ đồng so với tổng thu 1.219,090 tỷ đồng theo mức thu thực hiện năm học 2021-2022.
Hà Nội xem xét quy định mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Cần tuân thủ Luật Thủ đô và đảm bảo cảnh quan, kiến trúc đô thị

Sáng nay (20/6), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023.

Nâng mức thu học phí gắn liền với nâng cao trách nhiệm của người dạy và học
Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị.

Đề xuất phân chia theo 4 vùng

Theo Dự thảo, để bảo đảm mức thu học phí phù hợp với mức thu nhập, khả năng đóng góp của người dân có con theo học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đề xuất phân loại thành 4 vùng để làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, áp dụng mức thu học phí năm học 2022-2023.

Cụ thể: Vùng 1: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thuộc các quận và các phường thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây (thuộc vùng thành thị theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Vùng 2: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thị trấn thuộc các huyện của Thành phố (thuộc vùng nông thôn theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Vùng 3: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của thành phố Hà Nội (trừ các xã miền núi, thuộc vùng nông thôn theo quy định Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).

Vùng 4: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi thuộc các huyện của Thành phố (thuộc vùng miền núi theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).

Nâng mức thu học phí gắn liền với nâng cao trách nhiệm của người dạy và học
Ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội góp ý vào Dự thảo.

Đánh giá phương án đề xuất, Tờ trình nêu rõ: Mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức sàn trong khung quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (trừ cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thị trấn). Tuy nhiên, tốc độ tăng mức thu học phí năm học 2022-2023 so với năm học 2021-2022 ở một số cấp học có mức tăng cao.

Cụ thể: Đối tượng dự kiến có mức tăng thu học phí với số tiền tuyệt đối cao nhất là trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh trung học cơ sở theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các phường với mức tăng 145.000 đồng/học sinh/tháng và tỷ lệ tăng là 93,55%. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022-2023 khoảng 246.577 học sinh/1.085.327 học sinh chiếm tỷ lệ 22,72% tổng số học sinh (Cấp học mầm non khoảng 39.597 học sinh, cấp học trung học cơ sở khoảng 207.524 học sinh).

Đối tượng dự kiến có tỷ lệ về mức tăng học phí cao nhất là học sinh cấp trung học phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các xã miền núi, với tỷ lệ tăng 316,67% và mức tăng với số tiền tuyệt đối là 76.000 đồng/học sinh/tháng. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022-2023 khoảng 3.694 học sinh/1.085.327 học sinh chiếm tỷ lệ 0,34% tổng số học sinh.

Tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất năm học 2022-2023 dự kiến khoảng 1.742,390 tỷ đồng, tổng số kinh phí tăng thu dự kiến khoảng 523,300 tỷ đồng so với tổng thu 1.219,090 tỷ đồng (theo mức thu thực hiện năm học 2021-2022).

Cũng theo Tờ trình, tiền thu học phí theo mức thu học phí dự kiến chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 19% trong tổng số chi (từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí).

Nâng mức đóng để cùng có trách nhiệm

Góp ý vào Dự thảo, ông Vũ Hào Quang - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tổng hợp, phân tích dư luận xã hội (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội) cho rằng: Trong Dự thảo Tờ trình, cũng như Dự thảo Nghị quyết, mức thu học phí giữa các xã miền núi chênh lệch với khu vực phường đến hơn 9 lần là chưa thỏa đáng.

“Theo tôi, cần xem lại sự chênh lệch này. Việc thu học phí tại các thị trấn thấp hơn các phường nội thành là hợp lý vì thu nhập và chi phí tại các phường nội thành thường cao hơn thị trấn”, ông Quang bày tỏ.

Theo ông Quang, phải nâng mức học phí của các xã miền núi lên để người dân thấy được trách nhiệm với công tác giáo dục con em mình, tránh tâm lý ỷ lại, và cũng không thấy phân tầng xã hội quá lớn.

Nâng mức thu học phí gắn liền với nâng cao trách nhiệm của người dạy và học
Bà Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Thành phố góp ý vào Dự thảo.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Đức Bính - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: Chúng ta xác định rõ việc nâng học phí đi liền với nâng cao trách nhiệm của người học và người dạy. Phải từ đòn bảy kinh tế để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng học và dạy.

Đồng tình việc nâng học phí, song ông Bính cũng đề nghị Thành phố vẫn quan tâm thực hiện việc miễn, giảm học phí cho đối tượng đặc thù, để đảm bảo tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Thành phố với công tác giáo dục.

Bàn thêm về việc thu học phí, ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đề nghị: Cần giám sát việc thu học phí, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng học phí như thế nào. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố cần có kế hoạch huy động thêm nguồn lực xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục.

Đây cũng là quan điểm của bà Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Thành phố - khi cho rằng: Cần công khai, minh bạch các khoản chi từ nguồn thu học phí để người dân và các tổ chức chính trị xã hội giám sát.

Cảm ơn ý kiến đóng góp của các đại biểu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp thu và chỉnh sửa lại để Nghị quyết khi đi vào thực tế nhận được sự đồng thuận của người dân; đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục hoàn thiện Dự thảo để Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, thông qua trong năm học 2022-2023.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo cần đảm bảo công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách đầu tư cho giáo dục, trong đó có học phí; và khẳng định, hệ thống Mặt trận sẽ phối hợp tuyên truyền sâu rộng chủ trương điều chỉnh mức thu học phí năm học tới, tạo đồng thuận trong nhân dân và tham gia giám sát.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động