Nâng tầm các sản phẩm công nghiệp chủ lực
Hà Nội: Tôn vinh 30 sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2019 Cần tạo cơ chế hấp dẫn để hút doanh nghiệp |
Công nghiệp chủ lực xứng đáng “đầu tàu”
Số liệu từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho thấy, trong 10 tháng năm 2022, kinh tế Thủ đô tiếp tục chuyển biến tích cực và thể hiện rõ trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Công nghiệp xứng tầm với vai trò, vị trí trung tâm, đầu tàu kinh tế của Thủ đô Hà Nội. |
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,9%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 9%; khai khoáng giảm 4,9%. Cũng trong 10 tháng năm 2022, thành phố Hà Nội có 24,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2021; 8,9 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 2,4%.
Lũy kế 10 tháng, thành phố thu hút thêm 1,28 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 27%. Trong đó, đăng ký cấp mới 283 dự án với số vốn đạt 185,1 triệu USD; 163 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư 573 triệu USD và có 324 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 521,9 triệu USD. Đây cũng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Đánh giá về tầm quan trọng của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố, chia sẻ với báo chí tại Hội chợ quốc tế sản phẩm Công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực được Thành phố đặc biệt quan tâm và có những chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xứng tầm với vai trò, vị trí trung tâm, đầu tàu kinh tế của Thủ đô Hà Nội.
Đặc biệt, qua 5 năm triển khai Đề án Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội (2018-2022) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã công nhận 163 sản phẩm của 107 doanh nghiệp đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội. Các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Những doanh nghiệp này thuộc các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, công nghiệp nền tảng như công nghệ vật liệu mới, chế tạo khuôn mẫu, điện, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, phần mềm.
Theo bà Trần Thị Phương Lan, sau khi triển khai Đề án “Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025”, những sản phẩm được công nhận ngày càng phát huy vai trò, thúc đẩy công nghiệp Thủ đô tăng trưởng. Mỗi năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt doanh thu gần 200.000 tỉ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp thành phố; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỉ USD; tạo việc làm cho gần 80.000 lao động.
Nâng tầm cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực
Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” đã xác định đổi mới mô hình tăng trưởng; phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô trong phát triển kinh tế; quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; nâng giá trị sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực...
Triển khai nhiệm vụ này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành các chương trình, đề án về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố đến năm 2025. Đến nay, Hà Nội có 81 doanh nghiệp, với gần 200 sản phẩm đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp chủ lực, trong đó 22 doanh nghiệp có doanh thu hơn 1.000 tỉ đồng, 12 doanh nghiệp nằm trong tốp 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, 10 doanh nghiệp có thương hiệu toàn cầu.
Thành phố Hà Nội đã hình thành 8 nhóm ngành công nghiệp chủ lực với hàng nghìn loại sản phẩm. Những doanh nghiệp có sản phẩm được Thành phố công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực đều thuộc các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, công nghiệp nền tảng như: Vật liệu mới, chế tạo khuôn mẫu, điện, điện tử...
Hầu hết doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực quy mô lớn, sức cạnh tranh cao, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Một số doanh nghiệp lớn có doanh thu hơn 1.000 tỉ đồng/năm như: Tập đoàn Sơn Hà; Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông... những doanh nghiệp đạt doanh thu hơn 4.000 tỉ đồng/năm, mỗi năm đóng góp vào ngân sách Thủ đô hàng nghìn tỷ đồng như: Công ty cổ phần Vicostone, Tổng công ty May 10, Tập đoàn SunHouse...
Cũng chia sẻ với các cơ quan báo chí về tiềm năng phát triển công nghiệp chủ lực trên địa bàn Thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, nhằm phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững, Thành phố đã định hướng cơ cấu lại các ngành kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chủ lực lên 40-45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố; phát triển 8 đến 10 nhóm ngành sản phẩm chủ lực, phấn đấu có khoảng 10% số doanh nghiệp công nghiệp lọt vào Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, thời gian tới, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội phải tăng về số lượng, ứng dụng công nghệ cao, quản lý thương mại, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng số doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực phải khẳng định được vai trò tiên phong, trụ đỡ, là động lực phát triển của công nghiệp Thủ đô.
Để hoàn thành các chỉ tiêu trong Kế hoạch số 267/KH-UBND về thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội năm 2022, UBND thành phố Hà Nội sẽ triển khai những nội dung như: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực lao động chất lượng cao; xét chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố; và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu
Việt Nam được xếp vào nhóm 1 tại vòng loại cuối Asian Cup 2027
Tươi tắn đón Giáng sinh với Trà Dr Thanh
Bình Dương đưa Trung tâm phục vụ hành chính công “một cấp” vào hoạt động
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Tin khác
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thời sự 02/12/2024 22:19
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh
Nhịp sống Thủ đô 02/12/2024 18:17
Hà Nội ghi nhận thêm 585 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 02/12/2024 17:01
“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch
Chỉ đạo - Điều hành 02/12/2024 14:42
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh
Thời sự 02/12/2024 13:59
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Thời sự 02/12/2024 11:04
Sáng nay (2/12), Hà Nội tổ chức Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024
Chỉ đạo - Điều hành 02/12/2024 09:13
Bệnh viện công lập thứ 9 của Hà Nội triển khai bệnh án điện tử
Y tế 02/12/2024 06:11
Chú trọng triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động
Hoạt động 02/12/2024 06:03
Quận Hai Bà Trưng giới thiệu hệ thống 18 bảng thông tin điện tử công cộng
Nhịp sống Thủ đô 01/12/2024 18:18