Ngăn chặn tình trạng “tát nước theo mưa” để trục lợi khi giá xăng dầu được điều chỉnh
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến: Giá xăng dầu trên thị trường thế giới vừa qua tăng cao do chịu tác động lớn bởi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Sau thời điểm tăng đột biến trong 2 tuần đầu tháng 3, giá dầu thế giới đã có dấu hiệu ổn định ở mức 110 - 120 đô la/thùng trong tuần qua. Tuy nhiên, giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị tiếp tục biến động nhanh và khó lường cũng như ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt từ các bên, phần lớn các tổ chức đều đưa ra các nhận định giá dầu có thể tiếp tục ở mức cao từ 110 - 130 đô la/thùng trong giai đoạn tới và không loại trừ khả năng tăng cao lên mức 150 đô la/thùng.
Diễn biến tăng của giá xăng dầu sẽ tác động trực tiếp đến giá các hàng hóa, dịch vụ có xăng dầu là yếu tố đầu vào, nhất là giá cước vận tải hàng hóa và qua đó tác động gián tiếp nhất định đến các hàng hóa, dịch vụ khác. Tuy nhiên, cục bộ tại một số địa bàn, với một số mặt hàng vẫn có thể sẽ phát sinh tình trạng lợi dụng diễn biến của giá xăng dầu để tăng giá bất hợp lý, “tát nước theo mưa”.
Các bộ, ngành có giải pháp quản lý, kiểm soát hiệu quả giá cả hàng hóa, dịch vụ khi điều chỉnh giá xăng dầu nhằm hạn chế tình trạng “ăn theo” để trục lợi (Ảnh minh họa: BT). |
Vấn đề này đã được dự báo và Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo kịp thời; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã có ý kiến chỉ đạo công tác quản lý, điều hành giá trong quý I và cả năm 2022 tại Công văn số 882/VPCP-TH ngày 10/2/2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02/3/2022, Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24/3/2022. Cụ thể:
Thứ nhất, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược đặc biệt là giá dầu thế giới; Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản, phương án ứng phó trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và điều hành, bình ổn giá phù hợp.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.
Thứ ba, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện niêm yết giá; công khai thông tin về giá; Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, cần theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu, tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc tăng giá có phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào hay không, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong các yếu tố hình thành giá.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình bình ổn thị trường, trong đó đề nghị các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ đẩy mạnh xây dựng và triển khai nhằm ổn định mặt bằng giá hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn. Theo đó, ngày 07/2/2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 1076/BTC-QLG gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các hiệp hội ngành hàng và các Tổng công ty về việc tiếp tục tăng cường triển khai công tác quản lý, bình ổn giá.
Thứ tư, đối với công tác quản lý, điều hành giá các mặt hàng cụ thể, cần chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra đối với từng mặt hàng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo để ổn định mặt bằng giá cả thị trường. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp.
Thứ năm, tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Thị trường 24/11/2024 08:06
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Thị trường 24/11/2024 07:51
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Thị trường 24/11/2024 06:50
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Thị trường 23/11/2024 07:24
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Thị trường 23/11/2024 06:38
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Thị trường 23/11/2024 06:07
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34