Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

(LĐTĐ) Dệt may là một trong những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn của tỉnh Nghệ An. Toàn tỉnh hiện có hơn 50 công ty, nhà máy đang hoạt động, sản phẩm xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ Tiên phong đổi mới, lan toả tinh thần thi đua trong công đoàn toàn tỉnh Tỉnh Nghệ An hoàn thành đạt và vượt 25/28 chỉ tiêu đề ra

Một năm đầy khó khăn

Năm 2023, tình trạng đơn hàng may mặc sụt giảm nghiêm trọng, nguyên nhân chính là thị trường Mỹ, châu Âu và nhiều nước khác bị khủng hoảng, lạm phát tăng cao. Người dân ở các nước thắt chặt chi tiêu dẫn tới các nhà nhập khẩu, phân phối hàng dệt may phải hoạt động cầm chừng, kéo theo đơn hàng sản xuất cho các đối tác giảm. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh...

Theo tổng hợp từ Phòng Xuất nhập khẩu Sở Công Thương Nghệ An, năm 2023, các đơn hàng của ngành Dệt may bị giảm sút từ 25-30%, chỉ có số ít doanh nghiệp bảo đảm đơn hàng, còn lại nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng. Thực trạng trên đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập, cuộc sống của hàng nghìn công nhân lao động.

Đơn cử như tại Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An, nơi có đông doanh nghiệp dệt may đóng chân, tình trạng thiếu đơn hàng, cắt giảm lao động cũng diễn ra theo tình hình chung. Trong đó, doanh nghiệp lớn như Công ty CP May Minh Anh Nghệ An, lúc cao điểm, 3 nhà máy của công ty có gần 20.000 người lao động, trong năm, đã giảm hơn 5.000 người lao động. Các công ty khác trong Khu công nghiệp cũng giảm từ 100-300 người lao động. Việc giảm này vừa xuất phát từ quyết định của các công ty, vừa xuất phát từ việc thu nhập thấp, không có tăng ca nên người lao động xin nghỉ việc.

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó
Năm 2023, hàng nghìn người lao động ngành Dệt may đã bị mất việc làm, ảnh hưởng thu nhập. Ảnh: ML

Tại huyện Yên Thành, doanh nghiệp lớn như Nhà máy may An Hưng cũng phải cắt giảm, tạm hoãn, cho nghỉ chờ việc gần 1.000 người lao động. Ông Đặng Việt Dũng - Phụ trách công tác nhân sự của Nhà máy cho biết: “Trước đó, công ty có gần 2.000 người lao động, đến nay đã giảm gần một nửa. Trong năm, các đơn hàng của công ty chủ yếu là đơn hàng ngắn, số lượng ít nên doanh nghiệp rất vất vả để duy trì sản xuất, thu nhập của người lao động cũng giảm đi khá nhiều”.

Huyện Diễn Châu hiện có 12 nhà máy và các cơ sở may mặc, tạo việc làm cho trên 15.000 người lao động, năm nay, hầu hết các nhà máy đều phải cắt giảm lao động. Trong đó, có công ty đã diễn ra vụ việc hàng nghìn người lao động ngừng việc tập thể để đòi đòi quyền lợi, một phần nguyên nhân là do thu nhập thấp, không có tăng ca. Tổ chức Công đoàn và các cơ quan liên quan đã tổ chức các buổi làm việc, đề nghị doanh nghiệp và người lao động chia sẻ với nhau, có các giải pháp phù hợp trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những khó khăn chung do khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng có những hạn chế đặc thù. Đơn cử như: Chủ yếu quy mô nhỏ và vừa; phương thức sản xuất chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng nên thường bị động trong lập kế hoạch tổ chức sản xuất; khan hiếm nguồn lao động, kể cả lao động phổ thông do sức cạnh tranh về chế độ tiền lương với các ngành nghề khác như điện tử, giày da; các nhà máy may đa số tập trung ở vùng nông thôn để dễ dàng tuyển dụng lao động, tuy nhiên, lại gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực có tay nghề và chất lượng.

Nỗ lực vượt khó

Một số doanh nghiệp dệt may tại Nghệ An chia sẻ, dù đã dự đoán được những khó khăn sẽ phải đối mặt do khủng hoảng kinh tế, thế nhưng không tính được mức độ ảnh hưởng lớn và có nhiều bất ngờ như vậy. Nhiều bạn hàng, đơn hàng truyền thống bị gián đoạn, giảm mạnh.

Dù “sốc” trước tình hình khủng hoảng sản xuất, kinh doanh nhưng các doanh nghiệp đã kịp thời tìm kiếm các giải pháp, chủ động, linh hoạt, ứng phó với tình hình. Đơn cử như: Tìm kiếm các thị trường mới, chấp nhận làm những đơn hàng nhỏ lẻ, ngắn hạn, đòi hỏi kỹ thuật khó hơn, đơn giá giảm hơn, thậm chí không có lợi nhuận. Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới; tận dụng tối đa lợi thế, cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và sự phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia.

Điều đáng ghi nhận, dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực để duy trì việc làm cho người lao động, chấp nhận bù lỗ để đảm bảo có thu nhập cho người lao động; duy trì đóng BHXH và một số phúc lợi khác cho người lao động.

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó
Các doanh nghiệp đã nỗ lực để duy trì việc làm, có thu nhập cho người lao động.

Ông Hoàng Minh Đức - Phụ trách nhân sự Công ty CP Minh Trí Vinh chia sẻ: “Trải qua một năm đầy khó khăn nhưng công ty và người lao động đã thấu hiểu, chia sẻ với nhau. Công ty đã nỗ lực rất nhiều để có thể giữ chân người lao động, hy vọng tháng cuối năm và đến năm sau, tình hình kinh tế khởi sắc hơn, công ty tìm kiếm được các đơn hàng mới, khi đó vẫn có đủ số lượng người lao động để làm việc".

Còn ông Nguyễn Đình Sinh - Giám đốc May Minh Anh Nghệ An cho biết, nhiều năm qua, Công ty luôn được biết đến là doanh nghiệp tạo việc làm ổn định, thu nhập khá và cao cho người lao động, các chế độ phúc lợi tốt. Năm nay, khủng hoảng kinh tế đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thu nhập của người lao động công ty. Trong những tháng cuối năm, công ty đã có đơn hàng ổn định, có những tín hiệu tích cực về đơn hàng trong năm 2024. Lãnh đạo công ty đang nỗ lực xúc tiến thương mại, đàm phán các đơn hàng để sớm phục hồi ổn định hoạt động sản xuất.

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024

(LĐTĐ) Tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vào ngày 15/11, Vạn Phúc City đã nhận cú đúp giải thưởng khi được vinh danh ở 2 hạng mục là "Best Waterfront Township Development - dự án phát triển khu đô thị ven sông tốt nhất" và "Best Township Masterplan Design - dự án Khu đô thị có thiết kế quy hoạch tốt nhất".
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ

(LĐTĐ) Để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng, thành phố Hà Nội đã giao Sở Công Thương chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Hà Nội đã đưa ra những cam kết và khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, trong đó, phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?

(LĐTĐ) Để tránh trường hợp ra đến sân bay, cửa khẩu mới biết mình nợ thuế và bị cơ quan thuế tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế khuyến cáo, người nộp thuế nên thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế của mình để có kế hoạch nộp thuế đúng hạn, không để tình trạng nợ thuế dây dưa, kéo dài.
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai hy vọng, Hiệp hội doanh nghiệp Đức sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả, giới thiệu các đối tác Đức đến tìm hiểu, kinh doanh và đầu tư cũng như các tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa tại tỉnh Đồng Nai.
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội

(LĐTĐ) Việc tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cơ hội lớn đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tận dụng cơ hội từ FTA mới chỉ diễn ra với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, còn doanh nghiệp nội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tận dụng thời cơ còn hạn chế. Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp, theo các chuyên gia, cần thiết có những chương trình hỗ trợ riêng cho từng thị trường, từng hiệp định.
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Xem thêm
Phiên bản di động