Nghệ nhân khát khao truyền nghề cho thế hệ trẻ
Người bám trụ với nghề làm mặt nạ giấy bồi | |
Người níu giữ “hồn Việt” giữa không trung |
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề truyền thống dệt lụa, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), ngay từ khi còn nhỏ, bà Thuận đã được bố và mẹ truyền nghề trồng dâu nuôi tằm. Từ năm 6 tuổi, bà Thuận đã biết hái dâu nuôi tằm và đến nay, chưa có ngày nào bà rời xa nong tằm, nong kén.
Những năm 70 của thế kỷ trước, vùng đất này một thời được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền Bắc, với hàng chục nghìn héc ta ruộng dâu trải dài qua nhiều làng xã ven sông Đáy. Ngày ấy, hầu hết các xã trong huyện Mỹ Đức đều làm nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nhưng đến năm 1984, dâu tằm bị “thất sủng”, nhà máy ươm tơ Mỹ Đức bỏ thu mua kén, hợp tác xã chặt phá toàn bộ diện tích trồng dâu chuyển sang trồng lúa, hàng loạt thợ bỏ nghề.
Không thể khoanh tay đứng nhìn con tằm chết yểu, bà quyết đi tìm đầu ra cho tơ tằm. Trải qua nhiều sựu nỗ lực bà Thuận đã sáng tạo ra một quy trình khép kín biến con tằm trở thành thợ dệt, các sản phẩm do bà tạo ra đều được đánh giá rất cao và xuất khẩu ra nước ngoài.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận cùng với các em học sinh |
Gần đây, Nghệ nhân tiếp tục sáng tạo thêm các sản phẩm về tơ sen: Khăn tơ sen, vải tơ sen, tranh tơ sen. Các sản phẩm rất độc đáo và ngày 15/01/2020 sản phẩm tơ sen của nghệ nhân đại diện cho “Tơ sen Việt Nam” được UNESCO chứng nhận là “sản phẩm vì sự phát triển cộng đồng”.
Tuy nhiên nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề rất vất vả, “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” chính bởi lẽ đó mà thế hệ trẻ hiện nay không mặn mà với nghề truyền thống. Qua nhiều ngày chăn trở bà Thuận rất mong muốn các thế hệ trẻ sẽ có đam mê, nhiệt huyết để nghề dệt lụa được lưu truyền và phát huy.
Bà Thuận đã không quản ngày đêm đến tổ chức các buổi ngoại khóa với các trường học ở địa phương, cho các em học sinh được trải nghiệm các công việc thực tế trong xưởng nuôi tằm của mình, chỉ bảo ân cần từng chút để mỗi một học sinh có thể hiểu được, làm được các công việc như cho trồng dâu, hái lá, cho tằm ăn, cho tằm tạo tấm kén phẳng...
Không những vậy bà Thuận cùng tham gia vào hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học trong năm học 2017-2018 Bà đã cùng hướng dẫn hai bạn học sinh Nguyễn Hữu Công và Lê Minh Ánh học sinh lớp 8A Trường Trung học cơ sở Phù Lưu Tế đạt giải Tư cấp quốc gia, giải Nhì cấp thành phố trong cuôc thi Nghiên cứu khoa học cấp quốc gia diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An.
Ngoài ra cũng có rất nhiều các bạn sinh viên khi muốn tìm hiểu về nghề dệt lụa đều được bà ân cần chỉ dạy bà Thuận nói “ Tôi chỉ có 1 ham muốn, mong sao cho thế hệ trẻ ngày càng phát huy hơn nữa nghề dệt lụa này, khi tôi còn sức khỏe là tôi còn truyền nghề”…
Bà Phan Thị Thuận xứng đáng được là một tấm gương sáng, tấm gương đạo đức hết lòng vì sự nghiệp truyền nghề cho thế hệ mai sau.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10