Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên
Người dân làng quất Tứ Liên thấp thỏm chờ Tết Nguyên Đán 2022 Quất cảnh bonsai, hình dáng độc lạ có giá hàng chục triệu đắt khách dịp cận Tết |
Sự sáng tạo của “phù thủy” trồng quất”
Những năm trở lại đây, tại làng Tứ Liên (Tây Hồ) người dân rộ lên mốt trồng quất bonsai hay còn gọi là quất mini. Quất bonsai ra đời đã làm mê hoặc không ít người bởi vẻ đẹp độc, lạ và mang lại ý nghĩa may mắn, tài lộc cho gia chủ trong năm mới. Khác với cây khác, quất bonsai có hình dáng nhỏ xinh khá bắt mắt. Chính vì lẽ đó mà mỗi dịp Tết đến, người ta không “tiếc tay” chi hàng chục triệu đồng để mua một loại quất bonsai ưng ý. Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, những năm trở lại đây, những gốc quất bonsai đã được các nghệ nhân tại làng Tứ Liên sáng tạo, đầu tư chăm sóc tỉ mỉ. Trong đó, phải kể đến nghệ nhân Bùi Thế Mạnh – một trong những người đầu tiên mạnh dạn đưa quất bonsai về trồng tại đây.
Nghệ nhân Bùi Thế Mạnh luôn sáng tạo ra các dáng quất mới phục vụ Tết nguyên đán. Ảnh: K.Tiến |
Nghệ nhân Bùi Thế Mạnh sinh năm 1968 trong một gia đình thuần nông có truyền thống trồng quất cảnh ở Tứ Liên. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1989, ông Mạnh trở về quê hương, bắt tay ngay vào trồng quất cảnh.Thời điểm đó, vì vốn không có nhiều nên ông đã nghĩ cách mày mò tự chiết cành quất. Cứ vào đầu năm, không quản ngại xa xôi, ông đạp xe sang huyện Văn Giang (Hưng Yên) để mua cây mới dâm cành về trồng, chăm sóc, tạo dáng. Những ngày gần Tết, ông lại đạp xe chở quất ra chợ hoa Hàng Lược, đường Hoàng Hoa Thám và rong ruổi khắp các ngõ ngách của Hà Nội để bán.
Từ thực tế cuộc sống, ông Mạnh hiểu rằng, muốn vực dậy vườn quất gia đình, vươn lên làm giàu thì phải nâng cao trình độ học vấn. Do đó, vừa học, vừa làm, đến năm 2006, ông đã tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại hệ tại chức. Thời điểm này, ông Mạnh bắt tay vào tìm hướng đi riêng để phát triển thương hiệu quất Thế Mạnh.Nói về việc mạnh dạn đầu tư cái mới, ông Mạnh cho biết: “Ở khoảng thời gian năm 2010, nhận thấy thị trường quất trầm đi, nhà nhà trồng quất, người người trồng quất nhưng đem lại hiệu quả kinh tế thấp tôi mới bắt đầu suy nghĩ đến việc tìm ra cách trồng quất bonsai. Ban đầu, tôi chỉ làm thử vài chục cây rồi tăng dần lên tới vài trăm cây”, ông Mạnh chia sẻ.
Những năm đầu tiên bắt tay vào trồng, do kinh nghiệm chưa nhiều nên vườn quất bonsai chết hơn một nửa. Khi đó, ông mất ăn, mất ngủ, lụi cụi ngoài vườn từ sáng sớm đến tối muộn để tìm hiểu những đặc tính riêng khi trồng quất bonsai. “Quất thân mềm nhưng quả sai và nặng nên trồng trong chậu dễ bị gãy cành. Người trồng phải khéo léo thả dáng sao cho cây đẹp tự nhiên, không bị gò ép. Chỉ dùng thanh thép nhỏ để uốn cây nhẹ nhàng mới không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây”, ông Mạnh chia sẻ.
Những năm trở lại đây, tiếng lành đồn xa, những sản phẩm quất bonsai do nghệ nhân Bùi Thế Mạnh dày công sáng tạo ngày càng được nhiều người biết đến và có uy tín trên thị trường. Năm nay, để phục vụ Tết Nguyên đán 2022, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh cũng đã sáng tạo ra nhiều thế mới phục vụ khách chơi. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho khách đến thăm quan, mua, thuê tại vườn, ông Mạnh cũng đã làm các điểm quét mã, chuẩn bị xịt khuẩn và yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang đầy đủ. |
Nhờ kiên trì mà tỷ lệ thành công của vườn quất bonsai Thế Mạnh cứ thế tăng dần, lợi nhuận thu được hàng năm cũng tăng thêm đáng kể.Có thể kể đến, những thế quất đẹp của nghệ nhân Bùi Thế Mạnh như: Ngũ phúc, Tam đa, Tứ quý, Kim long, Cá Chép hóa Rồng, Lưỡng Long chầu nguyệt… cùng nhiều lọ quất treo tường độc đáo, đã tạo được sức hút lớn đối với những khách hàng sành chơi quất cảnh, với giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
Đặc biệt, để phù hợp với phong thuỷ và cách chơi cảnh, mỗi năm ông Mạnh đều cố gắng sáng tạo ra một vài cái mới để phục vụ người chơi. Ví dụ, năm 2018, chậu quất cảnh bon sai “Kim long bạch mã” của nghệ nhân Bùi Thế Mạnh đã được nhiều người đánh giá là tác phẩm nghệ thuật độc đáo.Ông Mạnh cho biết, ông lấy ý tưởng từ bộ phim Tây du ký với hình ảnh rồng vàng hóa thành ngựa trắng của Đường Tăng. Ông mất 8 năm để tạo dáng cho sản phẩm này. Năm 2019 là năm Kỷ Hợi, ông nghĩ ra cách trồng quất trong những chú lợn đất nung được đặt mua từ làng gốm Bát Tràng với tên gọi “heo vàng cõng quất”.
Giữ nghề cho mai sau
Là người đầu tiên đưa quất bonsai ra ngoài thị trường, nhưng nghệ nhân có “bàn tay vàng” Thế Mạnh chưa bao giờ tung ra thị trường với số lượng cây lớn. Trong khi một số nhà vườn mới “học nghề” đã mạnh dạn đầu tư đến cả nghìn chậu quất bonsai với giá cả bình dân từ 1-2 triệu đồng thì ông Mạnh vẫn kiên trì với lối chơi “chất lượng”. Chính vì vậy mà so với giá cả ở những vườn quất bonsai khác thì ở vườn quất của người được mệnh danh là “phù thuỷ của loài quất” này có giá đắt hơn nhiều. “Năm nào cũng vậy, vườn quất của gia đình tôi chỉ trồng khoảng 400 -500 cây là cùng. Tôi quan niệm rằng, trồng ít nhưng chất lượng, mình trồng bao nhiêu, thì phải chăm sóc, uốn thế, tạo kiểu cho đẹp. Bản thân mình phải ưng ý trước rồi mới đem bán ra ngoài thị trường”, ông Mạnh chia sẻ.
Khác với các cây quất truyền thống, quất bonsai không trồng trực tiếp dưới đất mà được trồng trong các bình gốm, sứ nhỏ gọn là điểm khác biệt lớn nhất của quất bonsai. Trung bình mỗi bình quất chỉ cao khoảng 20-50cm, có đủ hoa, quả, lá lộc với dáng được tỉa đẹp và lạ mắt. Quất bonsai phù hợp với nhu cầu người dân khi có đặc điểm nhỏ gọn, dễ vận chuyển. Loại quất này còn thích hợp với những nhà có không gian hẹp, các khu tập thể, chung cư ở Hà Nội. Nói về cách chơi quất bonsai trong nhiều năm trở lại đây, nghệ nhân Mạnh cho hay, đối tượng chơi quất cảnh này thường là người ít nhiều hiểu về cây cảnh nghệ thuật. Người tới mua quất bonsai thường là người thích cây cảnh. Những cây quất bonsai có thế cảnh đẹp, lạ được mọi người chú ý nhất.
Ảnh: Kim Tiến |
“Để trồng, chăm sóc một chậu quất bonsai thường khó hơn nhiều so với trồng một cây quất truyền thống. Trồng quất trong bình cần chăm chút tỉ mỉ hơn rất nhiều, các giai đoạn chiết cành, tạo dáng, đón quả cần chuẩn xác nếu không cây sẽ bị phá thế. Chăm sóc một cây quất bonsai ít nhất phải mất 3-5 năm. Hơn nữa, việc trồng quất trong lộc bình nhỏ đòi hỏi công sức chăm sóc, phân bón… phù hợp, cây mới sinh trưởng và đạt được như ý mình mong muốn. Do vậy mà để có được một chậu quất bonsai vào đẹp vào đúng dịp Tết thì ông Mạnh đã phải miệt mài suốt cả năm trời”, ông Mạnh chia sẻ.
Cũng theo nghệ nhân Bùi Thế Mạnh, việc kiếm tiền, thu bạc triệu mỗi cây quất bonsai không chỉ là mục đích chính, mà mục đích của ông còn là mang cái đẹp lại cho đời. Do vậy mà khi người khác hiểu được, cảm nhận được công sức của mình đã bỏ ra, người nghệ nhân cảm thấy cực kì vui mừng. Ông chia sẻ: “Với tôi, hạnh phúc nhất chính là được người khác công nhận, thừa nhận sự cố gắng và công sức mà mình bỏ ra. Góp một phần nhỏ bé của mình trong việc điểm tô ngôi nhà của mỗi gia đình vào dịp tết chính là niềm vui lớn nhất của tôi mỗi độ xuân về”./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42