Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền: Còn sức khỏe, còn khán giả là còn hát
Nhà báo Tuyết Nhung hồi ức về bữa cơm nhà và căn bếp tối Thương mãi bữa cơm nhà |
Tham gia chương trình Quán thanh xuân lần thứ 2, Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền khiêm tốn cho rằng, bà cảm thấy vinh dự và tự hào khi đã được ekip tạo điều kiện cho những thế hệ nghệ sĩ lớn tuổi như mình được tham gia chương trình ý nghĩa và nhân văn này. Đây cũng là chương trình mà bà thường xuyên theo dõi từ khi xuất hiện trên sóng truyền hình.
Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền chia sẻ tại chương trình Quán thanh xuân. (Ảnh: VTV) |
Ở độ tuổi U70 nhưng Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền vẫn giữ được chất giọng cao vút, đầy nội lực. Vẻ trẻ trung của bà cũng khiến khiến cho nhiều người phải ngưỡng mộ. Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền sinh năm 1952 và là một nữ ca sĩ nổi tiếng với những ca khúc nhạc cách mạng, trữ tình, dân ca.
Sự nổi tiếng với những ca khúc về miền Trung, về Bác khiến nhiều người nghĩ bà là người con xứ Nghệ nhưng sự thật lại không phải vậy. Quê cha Phú Thọ, sinh ở Thái Bình, lớn lên ở Hà Nội nhưng sống chủ yếu ở miền Trung trong những năm tháng chiến tranh, có thể nói “khoai lúa của miền Trung nuôi mình, cho nên cứ hay nặng lòng với miền Trung”.
Nghệ sĩ Thu Hiền theo con đường nghệ thuật từ năm 10 tuổi và vào chiến trường đi hát khi mới 15, 16 tuổi. Ban đầu bà là diễn viên sân khấu, cũng từng nhận một huy chương vàng nhưng nhận thấy việc ca hát nổi trội hơn nên theo nghiệp hát.
Bà chia sẻ, âm nhạc dân gian là nguồn mạch âm ỉ trong mỗi con người, ngày xưa mà bây giờ cũng thế. Dân ca thường đi vào lòng người, bởi văn hóa mỗi vùng miền chính là câu ca, tiếng hát.
Vì sao câu ca xứ Nghệ hát lên nghe đau lòng, dân ca quan họ lanh lảnh, vui tươi, còn những khúc dân ca miền núi lại cao vút. Hát dân ca phải nắm được hơi thở, cuộc sống, cách phát âm của vùng miền đó.
Âm nhạc - mà chỉ có thể là những giai điệu dân ca, trữ tình, cách mạng - là cuộc sống của Thu Hiền. Bà gần như giãy nảy khi được hỏi liệu có thể hát những dòng nhạc khác. “Có chọn lại tôi vẫn chọn như thế thôi. Không thể liều mình, mỗi bông hoa màu sắc có thể giống nhau nhưng mùi hương phải riêng biệt”- nữ nghệ sĩ trải lòng.
Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền trình bày bài hát Tình cây và đất. (Ảnh: VTV) |
Nhiều người nghĩ nghệ sĩ Thu Hiền chỉ hát bằng giọng thật nhưng tại chương trình, bà “bật mí” rằng mình có hát giả thanh, nhưng tất cả kết hợp thế nào, giả thanh và giọng thật phải quan trọng truyền tải được tình cảm, hồn bài hát đến công chúng.
Cũng tại đây, nhiều người mới biết sự thực bà tên là Nguyễn Thị Thanh Huyền sau vào chiến trường ca hát đổi là Thu Hiền. Một trong những điểm nhấn của chương trình là tiết mục “Câu hò bên bờ Hiền Lương” mà nghệ sĩ gửi tặng một người lính Thành cổ Quảng Trị năm xưa tại chính trường quay.
Người ta thường bảo, những học trò của Thu Hiền đều là người tài giỏi thành công, vì thế không phải ai cũng được bà giảng dạy. Thế nhưng khi được hỏi đến tiêu chí lựa chọn học sinh được học lớp của cô Thu Hiền, bà cười xòa nói: “Tôi không có lựa chọn ai cả đâu vì tôi coi các em như hậu bối của mình mà thôi. Tôi luôn cố gắng để giúp các em được trở nên xuất sắc nhất. Rất vui là nhiều em được tôi giảng dạy đã trở thành ngôi sao và gặt hái nhiều thành tựu như Thành Lê, Bích Hồng, Thu Hằng, Huyền Trang…
Tôi không dạy chính thức ở Nhạc viện nhưng nhà trường lại gửi học sinh ra học. Ở trường thì học, qua Thu Hiền thì được “hành”. Theo tôi “hành” cũng rất quan trọng. Qua nhà trường được học đầy đủ lý thuyết, các môn của âm nhạc rồi lại ra trường đời. Mỗi một người nghệ sĩ có một trường đời cho mình mà nhất là mình lại theo dòng nhạc dân gian. Có nhiều kinh nghiệm cuộc đời truyền cho các em ngọn lửa đam mê và thổi hồn cho câu hát sao cho hát dân ca tròn vành rõ chữ và đúng dân ca của các vùng miền”- nữ nghệ sĩ tâm sự.
Có lẽ vì sinh ra trong thời chiến, nên ý niệm của bà khi bắt đầu đi hát và mãi về sau này là muốn đem tiếng hát để phục vụ cho đất nước. Còn sau này thế hệ trẻ trong thời bình khi đi hát lại hướng đến những mục đích riêng.
Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền chia sẻ: “Nghệ thuật là một món ăn tinh thần hiệu quả, mỗi người một sở thích riêng nên bất kể hướng đi âm nhạc của các bạn trẻ ra sao, tôi luôn khuyến khích. Tôi thấy âm nhạc của thế hệ trẻ bây giờ rất độc đáo, hiện đại và mới mẻ, kể cả có hát nhạc dân tộc thì vẫn sáng tạo một phong cách rất mới”.
Thời gian đi diễn với Nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền giờ đây không còn nhiều như trước. Bà chỉ chọn lọc những chương trình hợp với tính cách bản thân và không khiến bà cảm thấy quá căng thẳng. Nhưng có một thói quen không thể bỏ của bà đó là dành các buổi chiều ngồi nghe đĩa nhạc của chính mình và các ca sĩ trẻ. “Nghe các ca sĩ trẻ để mình không bị cũ, xem giới trẻ bây giờ hát dòng nhạc của mình thế nào, xem mình có cần sửa gì không, bởi đôi khi mình sẽ đi theo lối mòn cổ nếu không biết lắng nghe cả cách hát lẫn cách phối khí của các bạn ấy”.
Từng đi qua chiến tranh, nằm ở chiến trường ác liệt, từng dùng tiếng hát thay cho thuốc gây mê để mổ cho bộ đội bị thương, từng cõng đồng đội chết trên lưng, nghệ sĩ Thu Hiền thấu tận nhiều điều trong cuộc sống. Với bà, cuộc sống cũng có nhiều lúc buồn nhưng sau đó bà đều tự hát “thôi đành ru lòng mình vậy” để bước qua nó.
“Cuộc sống dù có như thế nào tôi vẫn bằng lòng. Bây giờ không bằng lòng thì mình tự làm khổ mình thôi. Tôi thường nhường nhịn, kể cả gia đình, bạn bè, mình chấp nhận mọi thứ, cái gì cho qua được thì cho qua bởi không còn quỹ thời gian nhiều để giận hờn nữa, mà cái gì giận quá thì tôi im lặng. Mình có sức khỏe, thế là tốt rồi, cứ cố sống sao cho tử tế”, nữ nghệ sĩ chia sẻ.
Là nữ nghệ sĩ nổi tiếng của dòng nhạc cách mạng Việt Nam thế nhưng đến với chương trình Quán thanh xuân thể hiện hai ca khúc đã quá quen thuộc, bà bảo, lúc nào bước ra cũng có cảm xúc thật đặc biệt và mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa cho khán giả. “Còn sức khỏe, còn khán giả là còn hát”, nghệ sĩ nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Cụm thi đua số 3 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Hướng về cơ sở, vì người lao động
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Tin khác
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Văn hóa 25/11/2024 16:52
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12