Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Giấc mơ an cư trong những căn NƠXH tại TP.HCM vẫn còn xa vời đối với rất nhiều công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Ỳ ạch làm nhà ở xã hội

Không thể phủ nhận, thời gian qua, TP.HCM đã nỗ lực đầu tư các dự án NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân, nhằm giải quyết bài toán về chỗ ở cho đại đa số người có thu nhập thấp, công nhân lao động và những người dân bị giải tỏa trắng tại các dự án đô thị. Tuy nhiên, Thành phố cũng đang đứng trước nghịch lý là trong khi dư thừa nhà ở thương mại, phân khúc cao cấp, thì các dự án NƠXH lại thiếu vắng. Trong khi nhiều nơi tìm kiếm, bố trí hoặc xây dựng các khu tái định cư, thì vẫn còn tới hàng nghìn căn hộ và nền đất tái định cư bị bỏ trống, gây lãng phí và bức xúc trong dư luận.

Chỉ tính riêng năm 2023 là thời điểm gần nhất cũng đã thể hiện rõ nghịch lý này. Số liệu trong Báo cáo 240 (ngày 9/1/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM khiến nhiều người phải “giật mình”, khi cả năm 2023 toàn Thành phố có 19 dự án nhà ở thương mại được thông báo đủ điều kiệu bán, cho thuê mua với hơn 17.700 căn được đưa ra thị trường, riêng sản phẩm cao cấp chiếm gần 11.400 căn (64,4%), còn lại là phân khúc trung cấp, không có nhà ở bình dân.

Trong số 19 dự án nói trên, có dự án quy mô vốn lên tới hơn 1.400 tỷ đồng (như dự án chung cư cao tầng phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức), nhưng cũng thật "éo le" khi cả năm 2023, tại TP.HCM không có dự án nhà ở bình dân, NƠXH, nhà lưu trú công nhân nào hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Thậm chí trong 4 dự án NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân đang xây dựng trong năm 2023, thì cũng chỉ có quy mô khiếm tốn hơn 4.000 căn và phải đi vay gói tín dụng 12.000 tỷ đồng. Đơn cử như dự án giai đoạn 2, thuộc khu nhà ở Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh), vay 150 tỷ đồng; dự án NƠXH Lý Thường Kiệt (quận 10) vay 570 tỷ đồng; khu nhà ở phường Long Trường (thành phố Thủ Đức) vay 190 tỷ đồng; và nhà ở Cụm công nghiệp phường Thạnh Mỹ Lợi (thành phố Thủ Đức) vay 700 tỷ đồng.

TP.HCM: Nghịch cảnh phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Một dự án NƠXH trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM.

Trong khi đó, báo cáo 4111 (ngày 15/5/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy: Giai đoạn 2016 - 2020 Thành phố đã xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng 19 dự án NƠXH, với quy mô 14.954 căn. Theo Đề án xây dựng 1 triệu căn NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ, TP.HCM được giao chỉ tiêu phát triển khoảng 69.700 - 93.000 căn NƠXH. Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố đã xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 3 dự án NƠXH với quy mô 865 căn. Như vậy bình quân hơn 1 năm, TP.HCM cũng chỉ mới hoàn thành được 1 dự án NƠXH, là quá thấp.

Ngoài ra Thành phố hiện có 6 dự án NƠXH đang thi công với quy mô 4.754 căn, gồm 5 dự án NƠXH với 3.714 căn và 1 dự án nhà lưu trú cho công nhân với quy mô 1.040 căn. Theo kế hoạch thực hiện các công trình thi đua chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Thành phố sẽ tập trung hoàn tất thủ tục 37 dự án NƠXH với quy mô 35.000 căn.

Cũng theo Sở Xây dựng TP.HCM (tại báo cáo số 4048 ngày 14/5/2024): Giai đoạn 2021 - 2025, Thành phố đề ra chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 23,5 m2/người; phát triển tăng thêm 50 triệu m2 sàn nhà, trong đó, nhà ở thương mại đạt 15,5 triệu m2 sàn, NƠXH đạt 2,5 triệu m2 sàn. Tuy nhiên, kết quả đạt được hết sức khiêm tốn khi năm 2021, Thành phố chỉ phát triển mới được 4,93 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó NƠXH chỉ đạt 0,03 triệu m2 sàn, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 20,95 m2/người; đến năm 2022, các chỉ số trên lần lượt đạt 8,45 triệu m2, 0,03 triệu m2 và 21,46 m2/người.

Đáng chú ý, đến năm 2023, các chỉ số tụt xuống chỉ đạt 6,35 triệu m2 sàn nhà ở, không có diện tích NƠXH. Trong 4 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã xây mới 1,73 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó có 14.000m2 sàn NƠXH. Như vậy, tính từ năm 2021 đến tháng 4/2024, TP.HCM chỉ phát triển được 21,456 triệu m2 sàn nhà ở (đạt 42% chỉ tiêu đề ra), riêng NƠXH chỉ đạt mức hết sức khiêm tốn là hơn 75.600m2 sàn (đạt 3,02%).

Hàng nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang

Cũng như NƠXH, tình trạng căn hộ tái định cư cũng không mấy sáng sủa. Vừa qua, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam có báo cáo nêu rõ: Sở Xây dựng TP.HCM thống kê có hơn 14.000 căn hộ tái định cư bị bỏ trống, tập trung nhiều nhất tại khu tái định cư Bình Khánh (thành phố Thủ Đức), với hơn 12.000 căn và tại khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh với hơn 2.000 căn hộ.

TP.HCM: Nghịch cảnh phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM
Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh hiện có nhiều căn bỏ trống, gây lãng phí.

Báo cáo số 1706 (ngày 29/2/2024) của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) hiện đã tiếp nhận 10.328 căn hộ thuộc sở hữu Nhà nước, đã bàn giao 1.315 căn hộ; tiếp nhận 2.333 nền đất, đã bố trí 368 nền đất để tái định cư. Như vậy hiện vẫn còn bỏ trống (chưa bàn giao) tới 9.013 căn hộ và 1.965 nền đất để tái định cư.

TP.HCM đã và đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn, khiến hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng và giải tỏa trắng, rất cần tái định cư để ổn định cuộc sống. Chỉ tính riêng dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM cần di dời 6.500 căn nhà để triển khai dự án Vành đai 3, Thành phố cũng cần đền bù, hỗ trợ, bố trí tái định cư cho 1.670 hộ bị ảnh hưởng và 645 hộ bị giải tỏa trắng. Nhu cầu tái định cư là vậy, nhưng nghịch lý là vẫn còn hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bỏ trống, gây lãng phí nguồn lực, làm mất mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong dư luận.

Tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội diễn ra vừa qua, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết: Thành phố hiện có 11.042 căn hộ và nền đất, trong đó 8.938 căn hộ và 2.104 nền đất được tạo lập bằng ngân sách Nhà nước đang để trống. Trong đó, Thành phố có chủ trương đấu giá 4.927 căn hộ, 42 nền đất, tập trung ở 2 khu vực gồm: 3.790 căn tại khu tái định cư Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức và gần 1.000 căn ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Gỡ vướng chính sách

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay các dự án NƠXH trên địa bàn thành phố đang gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến 5 nhóm vấn đề lớn. Cụ thể là về công tác chấp thuận chủ trương đầu tư, công tác quy hoạch, thủ tục các dự án đầu tư công, công tác đấu thầu và tài chính.

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã chủ trì 10 cuộc họp (năm 2023) và 5 cuộc họp (từ tháng 1/2024 đến tháng 5/2024) về chuyên đề NƠXH, qua đó, ban hành các thông báo kết luận chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các sở, ngành, UBND 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức tổ chức thực hiện.

Thành phố cũng đã xem xét từng vướng mắc trong các dự án cụ thể, có chỉ đạo hướng tháo gỡ trong thực hiện các thủ tục đầu tư với 45 lượt giải quyết, tương ứng với 21 dự án; ban hành trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư xây dựng NƠXH; ban hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong thực hiện các dự án có sử dụng đất. Thành phố cũng ban hành quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH…

Cùng với đó, Thành phố đang phối hợp với Bộ Xây dựng để góp ý Nghị định về quy định chi tiết về một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý NƠXH; tiếp tục kiến nghị các cơ quan Trung ương để giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc đầu tư phát triển NƠXH.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

Khoảng 70% số căn hộ mở bán rơi vào phân khúc trung và cao cấp

(LĐTĐ) Trong hơn nửa tháng đầu năm, có thể nhận thấy khoảng 70% số căn hộ mở bán tập trung ở phân khúc cao cấp, giá 60-120 triệu đồng/m2. Với giá này chỉ phù hợp với những người có thu nhập khá và cao, thu nhập trung bình vẫn rơi vào tình trạng khó mua nổi căn hộ để ở.
Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

Bất động sản Quảng Ninh: Giá trị của dòng sản phẩm hiện hữu

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thị trường siết chặt hành lang pháp lý và hạn chế nguồn cung chất lượng, những sản phẩm minh bạch, mang lại khả năng sinh lời vẫn chiếm thế “thượng phong”, được khách hàng săn lùng.
Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

Bất động sản Đông Anh sẽ là khu vực "nóng" tiếp theo của Hà Nội

(LĐTĐ) Được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy hoạch thành quận vào năm 2025, huyện Đông Anh đang trở thành tâm điểm đầu tư bất động sản của Hà Nội và được dự đoán sẽ là khu vực nóng tiếp theo của Thủ đô cho đầu tư bất động sản. Với giao thông ngày càng hoàn thiện, Đông Anh là nơi “hạ cánh” của hàng loạt cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xem thêm
Phiên bản di động