Người dân "vùng xanh" phấn khởi khi được sản xuất kinh doanh trong an toàn phòng, chống dịch

(LĐTĐ) Đa số người dân Thủ đô đều đồng tình với phương án phân vùng của UBND thành phố Hà Nội. Việc phân vùng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng xanh đẩy mạnh sản xuất an toàn mà còn siết chặt quản lý tại các vùng dịch, bóc tách triệt để các F0 lẩn khuất trong cộng đồng, từ đó, từng bước đẩy lùi dịch Covid-19.
Phân vùng chống dịch Covid-19 từ 6 đến 21/9 của Hà Nội là khoa học, hợp lý Ghi nhận ngày đầu triển khai lập 21 chốt kiểm soát ra vào "vùng đỏ"

Người dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương của Thành phố

UBND thành phố Hà Nội đã áp dụng giãn cách xã hội theo ba vùng "đỏ", "cam", "xanh" từ 6-21/9. Theo đó, Hà Nội thực hiện phân theo "3 vùng" trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý để tăng cường công tác phòng chống dịch; đảm bảo sản xuất, sinh hoạt; song song với hình thành các lớp để ngăn chặn lây lan và tập trung nhân lực, vật lực để phòng chống dịch ở khu vực nguy cơ cao; tập trung có trọng tâm xử lý những đối tượng, khu vực có nguy cơ cao.

Người dân
Việc phân chia các vùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm trong thời gian tới.

Sở hữu trang trại trồng rau ngót với diện tích lớn tại huyện Mỹ Đức, anh Anh Ngô Đức Mạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần M79 Việt Nam không khỏi phấn khởi, vui mừng trước chủ trương phân vùng của Thành phố. Theo anh Mạnh, việc phân vùng là biện pháp rất tốt để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch tại các vùng có nguy cơ cao và đẩy mạnh sản xuất ở các vùng xanh, đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm cho nguời dân Thủ đô nói chung và các vùng đỏ nói riêng.

Được biết, anh Mạnh đang sở hữu trang trại rau ngót với khoảng 30 mẫu rau. Sản phẩm được anh tiêu thụ chủ yếu qua các siêu thị, chợ dân sinh. Tuy nhiên, từ khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, Công ty của anh cũng gặp nhiều khó khăn vì nhiều chợ đầu mối phải đóng cửa, số lượng rau ngót xuất đi không thể bằng so với thời điểm trước dịch. Thời điểm hiện tại, anh chỉ có thể xuất đi khoảng 1 tấn rau ngót mỗi ngày thông qua hệ thống siêu thị Vinmart.

Huyện Mê Linh là một trong những địa phương thuộc "vùng cam" theo phân vùng của Thành phố. Cùng với hoạt động sản xuất, các biện pháp phòng, chống dịch vẫn được người dân nghiêm túc thực hiện. Phát huy thế mạnh của vùng sản xuất nông nghiệp với đa dạng các loại rau ăn lá và củ, quả, nhiều Hợp tác xã, người dân trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh sản xuất để cung ứng sản phẩm cho thị trường Thủ đô. Theo ông Đàm Văn Đua - Giám đốc HTX Đông Cao, hoạt động sản xuất của bà con trong HTX vẫn được duy trì trong thời gian giãn cách xã hội theo quy định của địa phương. Cụ thể, mỗi gia đình chỉ được 1- 2 người ra đồng theo ngày chẵn, lẻ để đảm bảo giãn cách xã hội và đảm bảo duy trì sản xuất. Thời gian tới, HTX cũng sẽ phối hợp với chính quyền thôn để kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của bà con, giữ vững vùng sản xuất an toàn.

Cũng giống như nhiều HTX khác trên địa bàn, HTX Đông Cao đang gặp khó khăn cho việc tìm đầu ra cho sản phẩm. “Hiện tại, người dân chỉ ở nhà sản xuất nên lượng rau tăng lên khoảng 20 tấn so với trước đây, bởi vậy nhiều mặt hàng rau bị rớt giá nặng nề. Chúng tôi rất mong các cấp chính quyền địa phương sẽ có giải pháp giúp HTX kết nối tiêu thụ sản phẩm, đưa rau an toàn với giá cả phù hợp tới người dân trong vùng cách ly, cùng đó, bà con nông dân của thôn Đông Cao cũng phấn khởi, yên tâm hơn để đẩy mạnh sản xuất”, ông Đua nói.

Linh hoạt trong việc phân khu, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của UBND Hà Nội, ngày 5/9, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND về tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện (thuộc Vùng 2). Theo đó, huyện Gia Lâm chia thành 3 phân khu theo mức độ nguy cơ của dịch để đảm bảo sản xuất cũng như các biện pháp phòng, chống dịch. Dưới sự vào cuộc chủ động của chính quyền, người dân trên địa bàn huyện đã và đang ổn định lại sản xuất nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch.

Trong đó tại Phân khu 2, huyện Gia Lâm cho phép các hoạt động sản xuất thiết yếu, các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ tư nhân được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo phương châm "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" và có phương án phòng, chống dịch đã được UBND xã, thị trấn phê duyệt…

Đối với Phân khu 3 (vùng xanh) gồm 19 xã, thị trấn không có ca bệnh phát sinh trên địa bàn sau thời gian cách ly, phong tỏa theo quy định sẽ thực hiện như Phân khu 2, trong đó cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn (không uống) được mở cửa hoạt động nhưng chỉ được bán hàng mang về. Ngoài ra, UBND huyện Gia Lâm yêu cầu các xã, thị trấn thường xuyên đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch. Trên cơ sở đó, chính quyền sở tại áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị 16 hoặc cao hơn Chỉ thị 15 để đảm bảo phù hợp và nhanh chóng đưa địa phương trở lại trạng thái "giai đoạn bình thường mới".

Còn tại huyện Phúc Thọ, các phương án tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế sau đợt giãn cách thứ 3 cũng đã được huyện xây dựng. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, dựa trên tình hình thực tế, huyện đã đưa ra phương án giúp người dân đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Về phương án cung ứng hàng hóa, huyện Phúc Thọ tiếp tục thực hiện việc giao, nhận hàng hóa thiết yếu; thực hiện việc giao nhận hàng hóa qua các chốt, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; tăng cường kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản từ các quận, huyện và tỉnh thành lân cận; rà soát toàn bộ nguồn cung, cầu hàng hóa thiết yếu tại các xã, thị trấn, tổng hợp điều chuyển trong nội bộ huyện, không để thừa thiếu cục bộ…

Đối với sản xuất công nghiệp, huyện yêu cầu đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong sản xuất, kinh doanh, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn, các mặt hàng thiết yếu trong phòng, chống dịch Covid-19. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, hậu kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất theo phương án được phê duyệt; chỉ cho phép các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trở lại khi đã được phê duyệt phương án; xử lý nghiêm các công ty, doanh nghiệp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Xem thêm
Phiên bản di động