Người giữ hồn cho nghề mây tre đan
Nhìn từ làng nghề mây tre đan Làng nghề mây tre đan Phú Vinh hôm nay Độc đáo làng nghề mây tre đan Phú Vinh |
Sinh ra và lớn lên tại thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa - mảnh đất vốn là cái nôi của nghề truyền thống mây tre đan, ngay từ nhỏ nghệ nhân Nguyễn Văn Trung đã được thừa hưởng sự khéo léo, niềm đam mê với nghề đan lát truyền thống từ gia đình. Từ năm lên ba tuổi, Trung đã được ông và bố cho ngồi trong lòng mỗi lúc đan lát. Lên bốn, năm tuổi ông đã biết phụ giúp gia đình phơi nguyên liệu và sản phẩm. Khi tới sáu tuổi ông bắt đầu học đan lát và phụ giúp bố đan những sản phẩm đơn giản. Cứ vậy, ngoài thời gian đi học, khi về nhà, Trung lại phụ giúp gia đình và nắm bắt được các kỹ thuật đan lát cơ bản.
Những tưởng cuộc sống cứ vậy êm đềm trôi qua, thế nhưng, may mắn đã không mỉm cười với chàng thiếu niên trẻ. Cuối năm 1969, sau trận ốm nặng với cơn sốt cao, Trung được bác sĩ thăm khám và kết luận mắc bệnh co cơ, lao xương nên phải nằm liệt giường. Hơn 3 năm điều trị, bệnh tình không thuyên giảm, thời gian sau chân phải của Trung bị co rút và ngắn hơn chân trái đến gần 15cm. Không chịu chấp nhận “số phận”, Trung đã vượt qua chính mình và tiếp tục theo đuổi giấc mơ với nghề đan lát truyền thống.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trung miệt mài sản xuất các sản phẩm mây tre đan. Ảnh: L.H |
Năm 1973, Trung được các nghệ nhân trong làng Phú Vinh và chính quyền địa phương vận động vào Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Vinh. Với đôi tay tài hoa, sự tâm huyết với nghề truyền thống của quê hương, chàng trai khuyết tật Nguyễn Văn Trung đã được xã viên Hợp tác xã bầu làm Đội trưởng Đội kỹ thuật. Thời điểm đó, Hợp tác xã có khoảng 1.200 lao động, các sản phẩm được sản xuất đều là các sản phẩm cũ, thu nhập của người lao động rất thấp, khách hàng cũng không mấy mặn mà với sản phẩm của Hợp tác xã. Trong thời gian làm Đội trưởng Đội kỹ thuật của Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Vinh, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trung luôn trăn trở làm thế nào để thay đổi được sự phát triển của hợp tác xã. Để thu hút khách hàng, Trung đã đưa ra chương trình sáng tác mẫu. Các sản phẩm được Trung tìm tòi sáng tạo và chuyển cho các thợ giỏi làm theo. Thời điểm đó, chàng thanh niên trẻ đã sáng tác được trên 50 mẫu sản phẩm mới, trong đó, có hơn 40 sản phẩm được khách hàng chấp nhận.
Năm 1980, Nguyễn Văn Trung giành giải "Tuổi trẻ sáng tạo" tại Liên Xô và được nhận vào học tại chức Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Năm 1982, Nguyễn Văn Trung được Ủy ban Khoa học Nhà nước và Bộ Đại học cử sang Cuba làm chuyên gia giúp nước bạn giảng dạy về làm hàng thủ công mỹ nghệ cho người dân nước bạn. Đây chính là những “trái ngọt” mà Nguyễn Văn Trung có được sau những nỗ lực vượt lên chiến thắng bệnh tật, chiến thắng chính mình.
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, năm 1988, khi không còn bao cấp, thị trường nước ngoài suy giảm, không chỉ có làng nghề mây tre đan mà các làng nghề truyền thống khác cũng rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Để duy trì cuộc sống, người dân các làng nghề bắt buộc phải chuyển sang nghề buôn bán hoặc đi nơi khác kiếm sống. Làng ghề truyền thống Phú Vinh khi đó chẳng còn ai theo nghề, những cây mây, cây tre cũng nằm im trong góc nhà.
Đứng trước tình thế khó khăn trên, năm 1990, ông Trung đã ra quyết định rời Hợp tác xã mây tre đan Phú Vinh và hình thành Tổ hợp mỹ nghệ mây tre đan Phú Vinh với mong muốn gây dựng lại nghề truyền thống. Với số vốn ít ỏi, ông tập hợp được 25 người thợ giỏi trong làng hình thành tổ thợ. Thời điểm đó, ông và bà con gặp nhiều khó khăn do hàng hóa không tìm được thị trường tiêu thụ, không có tiền mua nguyên liệu, trả lương cho thợ. Để bà con yên tâm sản xuất, ông Trung đứng ra vay nợ để trả cho mọi người và tìm hiểu xu hướng của thị trường các nước, từ đó sản xuất ra các sản phẩm đúng với thị hiếu của người tiêu dùng.
May mắn thay, các mẫu sản phẩm của ông Trung đều được khách hàng ưa chuộng. Dần dà, ông Trung có tiền mua nguyên liệu, có tiền trả lương cho thợ. Đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền và các cấp ngành, sản phẩm mây tre đan của đơn vị ông cũng đã có mặt tại Đài Loan, thậm chí một số nước châu Âu. Nhờ sự phát triển này, tháng 10/2005, ông Trung mạnh dạn thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ nghệ Hoa Sơn nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân quê nhà và giữ nghề truyền thống gần 400 năm của ông, cha. Tiếp đó, năm 2007, ông quyết định thành lập Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh để dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật.
Được biết, mỗi năm Trung tâm Dạy nghề tư thục mây tre đan Phú Vinh do ông làm Giám đốc đã đào tạo từ 400 đến 500 học viên. Sau này, có nhiều người thành đạt, làm giàu từ nghề mây tre đan. Từ niềm đam mê, giữ nghề và tấm lòng nhân hậu với những mảnh đời kém may mắn, ông Nguyễn Văn Trung đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, cũng như giấy chứng nhận nghệ nhân tiêu biểu. “Sự động viên, khen thưởng của các cấp, ngành chính là động lực lớn lao giúp tôi gắn bó với nghề và phát triển hơn nữa nghề mây tre đan truyền thống”, ông Trung chia sẻ./.
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42