Nguy hiểm… từ các bãi tắm, bể bơi tự phát
Nguy hiểm từ “bể bơi miễn phí” hồ Tây | |
Tăng cường quản lý hoạt động du lịch trên sông, hồ, bể bơi, vui chơi dưới nước | |
Quá tải bể bơi ngày nắng nóng: Đề phòng rước bệnh |
Mỗi buổi chiều có hàng trăm người đổ ra khu vực ven sông Hồng bơi lội, tắm mát |
Nhan nhản các bãi tắm tự phát
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, những ngày này, các tỉnh Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao, phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ C. Nhu cầu bơi lội, vui chơi dưới nước của người dân tăng cao, dẫn tới việc hình thành các bãi tắm tự phát. Tại Hà Nội, không khó để bắt gặp cảnh nhiều người tìm đến các sông hồ để bơi lội, tập luyện.
Đi dọc đường đê An Dương Vương (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) dễ dàng nhận thấy có khá nhiều bãi tắm tự phát ven sông Hồng. Những bãi tắm này do người dân tự tìm đến tắm rồi ngẫu nhiên lâu dần trở thành bãi tắm trong mùa hè oi bức.
Ở khung giờ cao điểm từ 16h30p - 17h30p, có đến hàng trăm người gồm cả người lớn và trẻ nhỏ đến đây “giải nhiệt”. Theo quan sát, mặc dù cơ quan chức năng có gắn biển cảnh báo “nguy hiểm, cấm tắm” nhưng càng về chiều tối người dân kéo đến khu vực này càng đông hơn. Đặc biệt, các bãi tắm tự phát này đều không có phao tiêu cảnh giới và lực lượng cứu hộ phòng trường hợp đuối nước.
Tương tự, cũng vào khoảng từ 17h – 18h, rất đông người lớn và trẻ nhỏ tìm đến khu vực hồ tây tắm mát Trên bờ, nhiều phụ huynh vừa dõi theo con tắm vừa luôn miệng nhắc nhở “không được bơi ra xa”. Chị Đào Ngọc Ánh, một người dân sống tại phường Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội), chia sẻ: Dù biết rõ có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu bơi lội tại những bãi tắm tự phát, nhưng nhiều người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh báo từ các biển cấm hay lời nhắc nhở của mọi người. Một số người lấy lý do là không có điều kiện tới bể bơi hoặc diện tích hồ lớn, nước ở nông, phù hợp để tắm mát cũng như tập bơi cho các cháu để biện minh cho hành động của mình.
Còn tại hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vào tầm cuối giờ chiều, nhiều người dân khu vực này đổ xuống hồ tắm, ngay vị trí có biển cấm. Tại đây, đối tượng đến tắm chủ yếu là người lớn tuổi và trẻ em. Họ không trang bị cho mình bất kì loại phao cứu hộ nào, thậm chí một số người còn tay không bơi đến giữa hồ. Ông Đoàn Văn Phương (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) cho biết: “Ở đây có biển cấm nhưng thấy người ta hay xuống tắm nên tôi cũng xuống.
Dù biết bơi nhưng có tuổi rồi, tôi vẫn mang theo phao đề phòng bất trắc”.Tình trạng này không chỉ diễn ra ở khu vực nội thành mà còn phổ biến tại các huyện thuộc ngoại thành Hà Nội khi những địa phương này thường tập trung nhiều ao, hồ. Đơn cử như tại huyện Quốc Oai, Mỹ Đức, Sóc Sơn… việc trẻ em tắm mát tại các ao làng vào những buổi chiều hè đã trở thành hình ảnh quen thuộc với mọi người.
Có thể thấy, các bãi tắm tự phát tuy giúp người dân giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng nhưng cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tai họa khôn lường. Bởi, khác với bãi tắm, khu bể bơi có người quản lý và hướng dẫn, những bãi tắm tự phát đều không đủ an toàn, thậm chí một số nơi nước sâu, nước xoáy, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ
Mùa hè 2020 chỉ mới bắt đầu nhưng nhiều vụ tử vong do đuối nước đã liên tiếp xảy ra. Những vụ đuối nước đau lòng xảy ra ngay cả khi các em học sinh đã biết bơi, thậm chí là bơi rất giỏi. Ngày 23/5/2020, chỉ trong vòng một ngày, tại địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 2 vụ đuối nước khiến 3 em nhỏ tử vong. Trong đó tại xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu xảy ra một vụ đuối nước thương tâm làm 2 chị em ruột trong một gia đình tử vong là em N.T.P (11 tuổi) và em gái ruột là N.A.T (9 tuổi).
Nhiều người vô tư bơi lội dưới sông mà không dùng áo phao |
Buổi chiều cùng ngày, người dân đi tập thể dục phát hiện một thi thể bé gái trên mặt hồ Cửa Nam, thành phố Vinh (Nghệ An). Mới đây, 19/5/2020, sau khi học xong, 2 nữ sinh lớp 10 Trường Trung học Phổ thông Bất Bạt (xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) ra sông Đà tắm. 2 em không may bị trượt chân xuống vùng nước sâu và tử vong ngay sau đó. Đáng nói, khu vực này vào buổi chiều thường có rất nhiều người trong khu vực ra tắm.
Theo Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam, hiện nay, tình trạng người dân trong đó có trẻ em tìm đến các bể bơi tự phát để giải nhiệt là rất lớn. Để hạn chế tối đa tình trạng đuối nước ở trẻ em tại những khu vực này, đầu tiên phải dạy bơi cũng như trang bị các kỹ năng xử lý tình huống cho các em. Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị, với những vùng ven sông, suối, ao, hồ... nơi hay có trẻ em tắm, chính quyền địa phương, các đoàn thể phải có những biển báo và phân công người thường xuyên tuần tra, nhắc nhở.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỉ lệ trẻ em đuối nước tại Việt Nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển. Trong số đó, 53% trường hợp chết đuối xảy ra khi trẻ em chơi gần ao, suối, sông, hồ, kênh, mương… mà không có sự giám sát, bảo vệ của người lớn. |
Cũng để hạn chế tình trạng trên, thời gian qua, các cơ quan liên quan đã và đang phối hợp với chính quyền địa phương trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội nâng cao hiệu quả quản lý các khu vực sông hồ; nhắc nhở, ngăn chặn và xử lý những trường hợp vi phạm. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo đảm an ninh, an toàn trong phòng, chống đuối nước và tăng cường kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra tai nạn đuối nước, sẵn sàng ứng cứu trong tình huống cần thiết.
Có thể thấy, sự vào cuộc của chính quyền là một giải pháp cần thiết, thế nhưng giải pháp này sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu không có sự chung tay của các bậc phụ huynh. Theo đó, cha mẹ, người giám sát trẻ cần loại bỏ tâm lý chủ quan, xác định những yếu tố nguy cơ đuối nước cho trẻ như những địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước cho trẻ như giếng, ao hồ, sông suối, cánh đồng lúa, các kênh, rạch thủy lợi, cống thoát nước, bồn tắm, chậu tắm, lu nước, hồ bơi, bãi biển...
Ngoài ra, cha mẹ, người chăm sóc trẻ phải luôn dạy trẻ về nguyên nhân và những nguy cơ đuối nước. Giúp trẻ nhận thức rõ không chơi hoặc đến gần các nguồn nước mở, trừ khi được người lớn giám sát. Phụ huynh cũng cần trang bị cho trẻ những kĩ năng mềm, kĩ năng sống cần thiết, những bước sơ cứu cần thiết khi xảy ra sự cố. Nếu thấy ai đó gặp đuối nước, trẻ cần gọi người lớn ngay lập tức. Nếu không, giúp đỡ bằng cách đưa sào, gậy hoặc quăng dây, vật nổi như chai nước rỗng cho người gặp nạn, tuyệt đối không xuống nước để cứu người bị nạn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22