Nguyên cán bộ Hội Chữ thập đỏ hết mình với công việc thiện nguyện

(LĐTĐ) Xem việc làm thiện nguyện là niềm vui cuộc sống, suốt nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) luôn miệt mài tham gia các hoạt động cộng đồng. Với cái tâm và tấm lòng của mình, bà đã góp phần thắp lên “ngọn lửa” phong trào từ thiện, nhân đạo tại địa phương.
Lan tỏa tấm lòng thiện nguyện Chắp cánh ước mơ, nâng bước học trò khuyết tật vượt lên số phận Mang niềm vui và nụ cười đến với trẻ khuyết tật

Đến phường Đông Ngạc, hỏi thăm về bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ của phường dường như ai ai cũng quen mặt. Với người dân phường Đông Ngạc, bà Hằng là tấm gương sáng về sự tử tế, tâm huyết với công tác của Hội cũng như hoạt động từ thiện.

Theo tìm hiểu, năm 2014 bà Hằng được các hội viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Đông Ngạc. Những năm đầu nhận nhiệm vụ, Hội Chữ thập đỏ phường chỉ có gần 900 hội viên. Số lượng hội viên quá ít khiến hoạt động của Hội gặp nhiều khó khăn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động Hội, bà Hằng đã đi đến từng Chi hội, tổ dân phố vận động nhân dân tham gia Hội Chữ thập đỏ và công tác nhân đạo. Không phụ tâm huyết của bà, số lượng hội viên của Hội nhanh chóng tăng từ 900 người năm 2014 lên 1.726 hội viên năm 2020.

Nguyên cán bộ Hội Chữ thập đỏ hết mình với công việc thiện nguyện
Bà Nguyễn Thị Hằng (đứng thứ 2 từ trái sang) trao hỗ trợ cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Với cương vị Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường, bà Hằng cũng đã tích cực, không quản ngày đêm đến từng tổ dân phố, các trường học để thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác nhân đạo, vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tham gia đóng góp xây dựng quỹ để tổ chức các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời những người dân, hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, những người yếu thế trong xã hội.

Các chương trình nhân đạo từng được bà vận động, tổ chức có thể kể đến như: “Hiến máu tình nguyện”, “Áo ấm vùng cao”, “Thương về miền Trung” hay chương trình “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “ Xây dựng nhà Chữ thập đỏ”. Mỗi chương trình đều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, để lại những dấu ấn tốt góp phần lan toả ý tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng.

Kể về cơ duyên đến với các hoạt động thiện nguyện, bà Hằng cho biết, trong quá trình làm việc, bà có cơ hội tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường và ngoài cộng đồng. Nhận thấy trong cuộc sống còn nhiều người bất hạnh, cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, tháng 7/2019, bà Hằng quyết định thành lập Nhóm Thiện nguyện Thiện Tâm với mục tiêu “mang tình yêu thương đến với những hoàn cảnh không được may mắn”.

Nhóm hoạt động với tôn chỉ “chỉ vận động mỗi người một số tiền rất nhỏ từ 100.000-200.000 đồng/tháng nhưng hoạt động hiệu quả để thu hút thật nhiều người tham gia” từ đó, gây dựng quỹ tặng quà cho các bệnh nhân ung thư, trẻ em nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa…

“Để có kinh phí cho Nhóm hoạt động, những ngày đầu tôi đã vận động chính chồng, con dâu, con rể, con trai, con gái, em gái cùng tham gia công tác thiện nguyện, đóng quỹ đều đặn. Riêng gia đình tôi đã có 6 thành viên cùng tham gia vào Nhóm Thiện nguyện và gây quỹ 600.000 đồng/tháng. Tiếp đó, tôi vận động các cán bộ trong Ủy ban nhân dân phường Đông Ngạc cùng tham gia rồi dần dần là các hộ dân trong phường”, bà Hằng chia sẻ.

Chính nhờ sự chân thành, đến từng nhà, gặp từng người, phân tích điều hay lẽ phải, dùng việc làm của mình và những người trong gia đình để làm gương, đến cuối năm 2019 số thành viên của Nhóm Thiện nguyện đã tăng lên 26 người. Để tạo niềm tin cho thành viên và người xung quanh, bà Hằng cũng rất chủ động trong việc công khai minh bạch các khoản thu chi của Nhóm, đồng thời tích cực hoạt động, giúp đỡ người khó khăn bằng những hoạt động cụ thể, hiệu quả.

Nguyên cán bộ Hội Chữ thập đỏ hết mình với công việc thiện nguyện
Bà Hằng (áo màu đỏ bên phải) cùng các thành viên đoàn thiện nguyện chuẩn bị bữa ăn miễn phí cho các hoàn cảnh khó khăn.

Tết Nguyên đán năm 2020, từ nguồn quỹ Nhóm, bà và các thành viên đã dành tặng 22 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng cho những gia đình khó khăn. Từ những việc làm cụ thể, ý nghĩa đó, bà tiếp tục tuyên truyền vận động và nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người dân trong và ngoài địa phương. Kết quả, từ năm 2019 đến nay, Nhóm Thiện nguyện do bà thành lập đã tặng được 247 suất quà cho các hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 236.000.000 đồng. Ngoài ra, bà Hằng còn thường xuyên tặng quà cho nhiều hoàn cảnh khó khăn khác bằng tiền của cá nhân…

Ngoài các hoạt động thiện nguyện, bà Hằng còn là người gương mẫu đi đầu các cuộc vận động, phong trào ở địa phương từ việc nhập, lưu trữ dữ liệu của những người tham gia mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm tự nguyện; tuyên truyền người dân phòng chống, sốt xuất huyết, phát quang cây, xanh, tổng vệ sinh môi trường; cài đặt mã số định danh điện tử; vận động hiến máu...

Nói về hiệt huyết của mình trong công tác từ thiện, nhân đạo, bà Hằng cho biết: “Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ về vai trò, đạo đức của cán bộ Hội Chữ thập đỏ tôi luôn cố gắng hết mình để làm việc thiện, noi gương Bác mang lại những điều tốt đẹp cho các hoàn cảnh khó khăn. Tôi tin rằng “cho đi là còn mãi”, những việc làm tử tế của bản thân sẽ góp phần lan toả tinh thần nhân đạo trong cộng đồng, xã hội”.

Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thu Hiền chia sẻ: “Bà Hằng là người nhiệt tình, tâm huyết với công tác từ thiện, nhân đạo. Hành động sẻ chia của bà đã góp phần tạo động lực, giúp nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Bà là một trong số hàng trăm “bông hoa” làm việc thiện của quận Bắc Từ Liêm, không ngừng góp sức mở rộng và nhân lên phong trào từ thiện, nhân đạo trên địa bàn Thành phố nói chung và của quận Bắc Từ Liêm nói riêng, là tấm gương, điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Lê Thắm - Hữu Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thành phố Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

(LĐTĐ) Kiên trì theo đuổi những giải pháp sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ số, chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được vinh danh với giải thưởng ASOCIO DX Award 2024, hạng mục Hệ sinh thái và giải pháp số (Emerging Digital Solutions & Ecosystem) trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ ngày 6 - 8/11/2024.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Tập thể Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã xem xét Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Đa dạng hoạt động chăm lo

Đa dạng hoạt động chăm lo

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, thực hiện tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), tăng lòng tin của CNVCLĐ với tổ chức Công đoàn và hệ thống chính trị.
Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

Tôn vinh nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Trước xu thế đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì tâm huyết gắn với sáng tạo là những giá trị cốt lõi của người giáo viên, là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công yêu cầu xây dựng một nền giáo dục nhân văn, phát triển bền vững. Điều này được khẳng định qua ngày càng nhiều tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo được công nhận, vinh danh ở Hà Nội và đang lan tỏa tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Tin khác

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động