Nhà ở giá rẻ: Cần lắm những công trình xanh
Thúc đẩy Công trình xanh nhà ở giá thấp cần gói hỗ trợ ít nhất 20 năm | |
Nhà ở giá rẻ xuống cấp: Xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư |
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề nhà ở giá rẻ, nhưng những công trình xanh mới thực sự là lựa chọn tối ưu của khách hàng.
Nhu cầu “sống xanh”
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), chính sách nhà ở đang đối diện với áp lực tăng trưởng dân số, tốc độ phát triển dân số đô thị từ 34% năm 2015 lên đến 51% năm 2045 khiến nhu cầu nhà ở ngày một lớn. Thời gian qua, thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội, hàng triệu người dân nghèo, người thu nhập thấp ở đô thị đã được cải thiện về chỗ ở.
Dự án nhà ở xã hội EcoHome 1 được đánh giá là công trình xanh của Hà Nội ở phân khúc nhà giá rẻ. |
Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về việc phát triển nhà ở dành cho người thu nhập thấp với hàng nghìn căn hộ được đưa vào sử dụng, điển hình là các khu đô thị Đặng Xá - Gia Lâm; dự án nhà ở xã hội Ecohome - Bắc Từ Liêm;…
Song VNREA cho rằng, các dự án nhà ở xã hội, tái định cư, nhóm những sản phẩm giá rẻ, thời gian qua cũng bộc lộ nhiều vấn đề trong chất lượng xây dựng.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy, để đạt mục tiêu phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trước thách thức ứng phó với biến đổi khí hậu, ngành xây dựng cần phải giải quyết được yêu cầu về nhà ở rất lớn trong người dân đảm bảo phù hợp với chiến lược, kế hoạch hành động của quốc gia cũng như của ngành về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. |
Doanh nghiệp và không ít người tiêu dùng cho rằng chỉ những sản phẩm căn hộ cao cấp mới có chất lượng và sản phẩm xanh, trong khi thực tế, số lượng người có thể sở hữu căn hộ cao cấp chỉ chiếm khoảng hơn 20%.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, năng lượng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và cho hộ gia đình chiếm đến 37% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia. Năng lượng sử dụng trong suốt vòng đời gây đến 90% tác động môi trường của các tòa nhà. Điều đó cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến môi trường của ngành xây dựng rất lớn.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy, công trình xanh chỉ mới bắt đầu được quan tâm ở phân khúc cao cấp, còn nhà ở giá thấp và trung bình chưa được quan tâm ứng dụng các thiết kế xanh, công nghệ thông minh và tiết kiệm năng lượng.
Qua tìm hiểu của PV, cư dân nhà ở giá rẻ thường phải sống trong những tòa nhà mảng xanh bị thu hẹp do chủ đầu tư tăng diện tích sàn, chạy theo lợi nhuận. Trong khi nhu cầu “sống xanh” của người dân tại phân khúc này bức thiết hơn cả.
Trước thực trạng này, nhiều chủ đầu tư nhà ở giá thấp đã chủ động cắt giảm phần lợi nhuận, nhường chỗ cho việc tái tạo mảng xanh. Động thái này không chỉ giúp chủ đầu tư tạo uy tín với thị trường mà còn tăng tính thanh khoản của dự án, kéo theo dòng vốn quay vòng nhanh.
Hiện tại, công trình xanh cũng đã được triển khai và ứng dụng ở một số dự án chung cư phân khúc giá thấp và trung bình, như trường hợp thành công của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Capital House) với những dự án nhà ở xã hội Ecohome.
Ông Đỗ Đức Đạt - Tổng Giám đốc Capital House - cho biết, với những giải pháp công trình xanh mà Capital House áp dụng tại dự án EcoHome làm tăng chi phí đầu tư 3%.
Trong khi đó, dự án EcoHome 1, hệ thống pin mặt trời làm tăng 3,7 tỉ đồng đầu tư, tăng chi phí so với thông thường 3,98 triệu đồng/ hộ; dự án EcoHome 2 phụ trội 8,37 triệu đồng/hộ khi đầu tư pin năng lượng mặt trời trong tổng mức tăng 8,2 tỉ đồng.
“Người dân không phải trả thêm tiền vì việc tăng chi phí, nhưng họ được hưởng lợi giảm tiền điện chiếu sáng khu vực công cộng trong quá trình vận hành tòa nhà” - ông Đạt chia sẻ.
Cần chính sách hỗ trợ
Theo một số kết quả nghiên cứu, chi phí gia tăng cho việc xây dựng công trình xanh trên thực tế chỉ từ 1% đến 5% tại Việt Nam, qua khảo sát chi phí gia tăng trung bình là 1.8% đến 2%. Chi phí gia tăng này bao gồm chi phí cho việc thiết kế và nghiên cứu chuyên sâu, chi phí tư vấn chứng nhận công trình xanh và cho phí cho thiết bị, vật liệu phù hợp các yêu cầu của công trình xanh.
Trong khi đó, chi phí sử dụng năng lượng trong quá trình sử dụng sẽ tiết kiệm hơn, cũng như những lợi ích của việc bảo vệ môi trường sẽ lớn hơn nhiều so với công trình bình thường. Về vấn đề này, Chủ tịch VNREA Nguyễn Trần Nam cho rằng, dù chi phí đầu tư bị đội lên, nhưng lợi ích rõ ràng nhất của công trình xanh là giảm chi phí vận hành, làm gia tăng giá trị tài sản.
“Với sự tăng nóng của thị trường xây dựng Việt Nam 5 năm tới, rõ ràng chúng ta cần làm cuộc cách mạng xanh để góp phần giảm sử dụng năng lượng trong quá trình vận hành. Quan trọng nhất là đem đến cho người dân, đặc biệt là người dân tại những dự án nhà giá rẻ một cuộc sống “xanh” tối đa. Dứt khoát phải làm "Xanh - sạch - rẻ- an toàn”- Chủ tịch VNREA nhấn mạnh.
Được biết, hiện cả nước đang tiếp tục triển khai 171 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 108 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng khoảng 61.290 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 31.760 tỉ đồng; 63 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với quy mô xây dựng khoảng 69.300 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 18.800 tỉ đồng.
Tại Hà Nội, một loạt dự án nhà ở xã hội đang triển khai, trong đó, nhiều dự án đang mở bán như dự án nhà ở xã hội The Vesta (phường Phú Lãm, Hà Đông); dự án nhà ở xã hội Bamboo nằm trong quần thể KĐT Sunny Garden City; …
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để thúc đẩy phát triển những công trình xanh trong phân khúc nhà ở giá thấp và trung bình, Nhà nước cần kiến thiết những chương trình hỗ trợ ít nhất 20 năm, với các nội dung cụ thể từ tín dụng, từ quỹ đất, từ ưu đãi cho nhà phát triển…thì mới có thể thực thi hiệu quả.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22