Nhiều cửa hàng trên phố cổ trả mặt bằng vì dịch Covid-19
Đến Phố Cổ Hà Nội xem giai thoại về con trâu trong đời sống người Việt Hà Nội vắng vẻ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp Cảm nhận không khí Tết đến gần ở “chợ nhà giàu” khu phố cổ Hà Nội |
Mới chỉ cách đây 2 năm, ngay cả người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó hình dung viễn cảnh những ngôi nhà mặt phố vốn sầm uất nhất như Hàng Ngang, Hàng Đào hay Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm) đang phải treo biển sang nhượng cửa hàng, thanh lý hàng tồn hoặc tìm người cho thuê nhà.
Tra tìm tại các trang thông tin, với từ khóa “cho thuê mặt bằng trung tâm Hà Nội” chỉ chưa đầy một giây đã có tới 10.400.000 kết quả. Có thể nói, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch tăng theo từng ngày và áp lực càng ngày càng lớn.
Những tuyến phố "tấc đất, tấc vàng" giờ im lìm với cửa đóng then cài. |
Có thể nói, sau sự thành công của đợt chống dịch Covid-19 lần thứ nhất, nhiều chủ cửa hàng, doanh nghiệp kỳ vọng việc kinh doanh có thể hồi phục sớm. Tuy nhiên, khi đợt bùng phát Covid-19 thứ hai, rồi thứ ba ập tới thì tình hình ngày càng khó khăn. Tại các khu vực buôn bán sôi động nhất Hà Nội như chợ Đồng Xuân, Hàng Ngang, Hàng Đào, phố Huế… tiếp tục rơi vào cảnh đìu hiu.
Khách du lịch quốc tế giảm mạnh, đặc biệt từ những đợt áp dụng biện pháp giãn cách của Chính phủ và Thành phố thị trường du lịch Thủ đô gần như đóng băng khiến các doanh nghiệp lữ hành rơi vào cảnh lao đao, các cửa hàng kinh doanh, buôn bán của 36 phố phường đều ế ẩm. Đến nay, dù đã có những tín hiệu lạc quan trong phòng chống dịch, làn sóng trả mặt bằng tại đây cũng chưa dừng lại.
Trong những ngày tháng đầu của năm 2021, nhiều tuyến phố của Thủ đô lại đón nhận thêm một “làn sóng” trả mặt bằng mới, nhất là tại khu vực phố cổ. Hầu hết chủ các mặt bằng cho thuê hiện nay không còn “hét giá” như trước, mà chủ động giảm 30% - 40% so trước đây, ít ràng buộc về thời hạn thuê hay điều kiện thanh toán nhưng cũng không dễ tìm được khách thuê.
Khách sạn này dán thông báo mở cửa vào mùng 6 Tết nhưng đến nay vẫn đóng cửa im lìm. |
Anh Trần Văn Thức, có hai căn nhà cho thuê làm nhà hàng, quán cà phê ở khu vực quận Hoàn Kiếm, cho biết, trước đây chỉ cho thuê tầng 1, mỗi tháng anh thu về 60 triệu đồng, do dịch Covid-19 nên anh bấm bụng giảm 50% tiền cho thuê nhưng khách cầm cự không nổi. “Tôi vẫn treo biển cho thuê cả nửa năm nay nhưng rất ít người có nhu cầu, tôi có cảm giác nhiều người hỏi như để nghe ngóng tình hình chứ không thực sự mặn mà”, anh Thức cho hay...
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế, nhiều khả năng tình hình kinh doanh sẽ khó có thể hồi phục lập tức và phải phụ thuộc vào nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là du lịch và phòng dịch. Tình trạng khó khăn được cho là sẽ kéo dài đến hết năm tài khóa (tháng 3/2021) khi áp lực tài chính vào giai đoạn này sẽ gay gắt hơn, do các khoản quyết toán với ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ảm đạm khiến việc cho thuê mặt bằng khó khăn, làn sóng đóng cửa, rao bán, sang nhượng sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành dịch vụ, du lịch. Kết quả năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 8,65 triệu lượt khách, so với năm 2019 giảm 70%; trong đó khách quốc tế ước đạt 1,11 triệu lượt khách, khách nội địa ước đạt 7,54 triệu lượt khách. Các doanh nghiệp đã nỗ lực cao nhất để giảm thiểu tác động của dịch; chủ động cơ cấu lại thị trường, sản phẩm, năng lực quản trị; mức giảm doanh thu lữ hành 11 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 của Hà Nội là 46,8%, thấp hơn mức bình quân của cả nước giảm ở mức 58,6%; tiếp tục duy trì vị trí cạnh tranh và khẳng định là một lực lượng du lịch trong những đơn vị đầu tầu cả nước, sẵn sàng để bước qua khó khăn, sớm đạt mục tiêu phục hồi và phát triển nhanh, bền vững thời gian tới. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02