Nhiều ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Điện ảnh năm 2022
Ngày 15/6/2022, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15 (Luật Điện ảnh năm 2022), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Điện ảnh, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 917/QĐ-TTg ngày 1/8 năm 2022 giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Điện ảnh năm 2022 (dự thảo Nghị định).
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại Hội thảo. |
Hội nghị - Hội thảo ngày hôm nay được tổ chức nhằm triển khai Luật Điện ảnh, đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP tại khu vực phía Bắc.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã nêu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc triển khai Luật Điện ảnh được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2022 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023. Để việc thực thi Luật Điện ảnh đạt hiệu quả, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, mong các đơn vị quản lý, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh góp ý hoàn thiện.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về một số vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện dự án sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, được thực hiện bằng hình thức giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng hoặc đấu thầu.
Do những đặc thù về sử dụng ngân sách nhà nước đối với việc sản xuất trong lĩnh vực sáng tạo nội dung là sản xuất phim, nên quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim không những phải tuân thủ Luật Điện ảnh mà còn phải tuân thủ các luật có liên quan như Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Giá và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Trong đó, đáng chú ý là Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu.
Do vậy, quy trình lựa chọn dự án sản xuất phim, đặc biệt sản xuất phim thực hiện bằng hình thức đấu thầu cần có những quy định cụ thể phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy việc sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, một vấn đề đang gặp nhiều khó khăn do vướng mắc về quy định về pháp lý trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó là vấn đề về tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng, khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong rạp chiếu phim và tỷ lệ thời lượng phát sóng phim Việt Nam so với phim nước ngoài, khung giờ phát sóng phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ phát sóng phim cho trẻ em trên các kênh truyền hình trong nước.
Các nội dung này đã được quy định tại Luật Điện ảnh năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh năm 2009 và Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu phát triển điện ảnh Việt Nam, dự thảo Nghị định đã quy định mới và điều chỉnh tỷ lệ suất chiếu, thời lượng chiếu phim Việt Nam phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh.
Thứ ba, nhóm vấn đề về phổ biến phim trên không gian mạng bao gồm những quy định cụ thể đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức thực hiện phổ biến phim, cung cấp dịch vụ phổ biến phim, cung cấp hạ tầng kỹ thuật thực hiện phổ biến phim trên không gian mạng.
Đây là những nội dung hoàn toàn mới mang tính kỹ thuật, do đó cần xây dựng dự thảo Nghị định nhằm đạt được tính khả thi và phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước cũng như đặc thù các hình thức tổ chức hoạt động của chủ thể phổ biến phim trên không gian mạng.
Nhìn chung, các quy định về phổ biến phim trên không gian mạng điều chỉnh hoạt động điện ảnh trong các giai đoạn trước khi tiến hành phổ biến phim, trong khi phổ biến phim và xử lý những vấn đề nảy sinh (nếu có) khi phim đã được phổ biến trên không gian mạng. Do vậy, tùy từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, các cá nhân, đơn vị có thể cung cấp kinh nghiệm thực tế, đóng góp ý kiến và đề xuất giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định.
Cuối cùng là thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh. Xác định Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh là hết sức cần thiết cho việc phát triển điện ảnh dân tộc, do vậy Luật Điện ảnh năm 2022 đã bổ sung và làm rõ thêm mục đích của Quỹ nguyên tắc hoạt động của Quỹ và địa vị pháp lý của Quỹ đồng. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu bảo đảm sự hình thành và phát triển của Quỹ là các quy định về nguồn thu của Quỹ.
Căn cứ trên khả năng và điều kiện thực tế, dự thảo Nghị định quy định nguồn của Quỹ bao gồm: Nhà nước hỗ trợ vốn ban đầu khi mới thành lập Quỹ từ nguồn ngân sách sự nghiệp văn hóa; huy động đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn thu nhập hợp pháp khác; trích 3% từ doanh thu bán vé của các phim nhập khẩu chiếu rạp tại Việt Nam; 3% từ phí thẩm định và phân loại phim; 1% tiền thuê bao của phim phổ biến xuyên biên giới; 0.05% tiền thuê bao của truyền hình trả tiền; 0.5% doanh thu từ hoạt động quảng cáo trong chương trình phim chiếu trên truyền hình...
Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, trước đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã tổ chức Hội nghị - Hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như đã lấy ý kiến của nhiều bộ, ngành và nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn vào nhiều vấn đề. Sau Hội nghị - Hội thảo tại Hà Nội, Bộ sẽ đăng tải dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin của Bộ trong 20 ngày để tiếp tục lấy ý kiến đóng góp. Thứ trưởng Tạ Quang Đông cảm ơn các ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ trước ngày 15/11/2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng tầm các phong trào thi đua
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vinh danh 196 nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo
TP.HCM: Bắt giam ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan ma túy
Futsal Việt Nam đã vươn tầm châu lục
Thành phố Hà Nội giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác
Nhan sắc Việt thăng hạng trên đấu trường quốc tế
Văn hóa 14/11/2024 09:47
Đông về nhớ vị muối quê
Văn hóa 14/11/2024 07:31
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”
Văn hóa 12/11/2024 20:13
Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
Xã hội 11/11/2024 21:12
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo
Văn hóa 10/11/2024 16:00
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống
Văn hóa 10/11/2024 15:18
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô
Văn hóa 09/11/2024 22:39
Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam
Văn hóa 09/11/2024 19:29
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi" - Tiểu thuyết về đại dịch cháy hàng sau 5 ngày ra mắt
Văn hóa 06/11/2024 16:11
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57