Nhịp Tết rộn ràng, xuân ấm áp

(LĐTĐ) Dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 nhưng không khí Tết Nguyên đán năm nay vẫn khá nhộn nhịp. Sắc hoa xuân vẫn ngập tràn trên các tuyến đường, chợ hoa phục vụ người dân mua sắm và thưởng lãm. Các tuyến phố, công viên,… trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang trí muôn sắc hoa để chào đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Làng quất Tứ Liên nhộn nhịp khách mua - bán những ngày giáp Tết Cận Tết xe khách liên tỉnh vẫn... ế Ấm áp Chợ Nhân đạo “Xuân Nhân ái - Tết sẻ chia”

Đào, quất đã xuống phố

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nhâm Dần 2022. Hiện tại, nhiều con phố ở Thủ đô Hà Nội bắt đầu “thay áo mới” để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Khắp các phố phường, đào, quất đã đua nhau xuống phố. Nhiều người dân cũng tranh thủ đi mua sắm.

Qua ghi nhận, chợ hoa xuân Tết Nhâm Dần 2022 trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bắt đầu nhộn nhịp, các loại hoa quả Tết bày bán tràn ngập tạo nên không gian đa sắc màu mang không khí Tết đến thật gần.

Nhịp Tết rộn ràng, xuân ấm áp
Đào đã được bày bán tại nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Với người Hà Nội, cứ đến độ tháng 12 Âm lịch, thấy cánh hoa đào khoe sắc là biết Tết sắp về. Nhìn những nụ đào chúm chím, lớn lên mỗi ngày và chỉ đợi đến độ căng tròn để nhất loạt bung nở thấy cũng ấm lòng.

Hoa đào không chỉ là tín hiệu báo xuân sang, nó còn mang theo cả niềm tin, sự hy vọng vào một năm khởi sắc sau thời gian dài Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác liên tục “ăn tết sớm”, như cách nói vui trong thời gian dài giãn cách.

Dọc tuyến đường Lạc Long Quân hàng trăm cây đào “khổng lồ” gốc có kích thước to bằng vòng tay người lớn đang được bày bán để phục vụ người dân chơi Tết Nhâm Dần. Nhiều cây đào được chủ vườn đầu tư rất cầu kỳ, ngoài việc cho người lên tận miền núi Sơn La tìm mua gốc đào 40 đến 50 năm tuổi mang về chăm sóc.

Họ còn bỏ không ít tiền của ra để thuê thợ làm tiểu cảnh núi non để tạo cho cây đào một vẻ đẹp độc lạ, riêng biệt. Một gốc đào “khổng lồ” to cỡ vòng tay người lớn, theo chủ cây tiết lộ, cây đào này nếu bán thẳng có giá khoảng 70 triệu đồng, còn cho thuê thì giá từ 40 đến 50 triệu đồng.

“Cây đào này có tuổi đời hơn 40 năm, tôi tìm mua được tận trên Sơn La. Tôi mang về Hà Nội ươm ở vườn ngoài bãi bồi Nhật Tân đến nay đã 2 năm. Năm nay mới đem ra bán hoặc cho thuê. Toàn bộ những gốc đào “khổng lồ” là đào Sơn La, sau khi chăm sóc thích ứng với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở Nhật Tân, người trồng đào bắt đầu ghép những cành đào phai vào thân cây và tạo ra những hình dáng khác nhau”, chủ nhân của gốc đào cho biết.

Tương tự, tại khu vực hai con rồng ven hồ Tây, đào cành, bưởi... bày bán tạo thành một không gian kiểu chợ hoa Tết khá giống với khu vực trong phố cổ. Lượng người mua sắm tuy chưa đông hẳn song đã tạo nên không gian nhộn nhịp và không khí Tết đang đến gần.

Một số hàng bày bán quất trồng dạng bonsai trông khá bắt mắt, giá dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/cây. Thậm chí, những chậu quất được nhà vườn tạo hình linh vật khá đắt hàng, giá của mỗi chậu “hổ vàng ôm quất” bonsai từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, bưởi cảnh siêu quả khá nhiều, tập trung chủ yếu tại khu vực gần điểm hai con rồng hồ Tây. Loại cây cảnh này khá kén khách và chỉ dành cho cơ quan, doanh nghiệp, hoặc nhà có không gian rộng.

Theo quan sát, năm nay chủng loại các loại hoa, cây cảnh khá đa dạng, tuy nhiên số lượng không nhiều như mọi năm. Đến nay, thị trường hoa lan trong thời điểm cận kề Tết Nguyên đán cũng đang dần nóng lên. Theo anh Trịnh Đắc Hoàn (43 tuổi, chủ vườn hoa lan Nam Hoàn, Hoài Đức, Hà Nội), tuy dịch Covid-19 có ảnh hưởng nhất định đến công việc buôn bán nhưng năm nay số lượng khách mua hoa lan hồ điệp về chơi Tết vẫn khá đông.

Năm ngoái, vườn nhà anh Hoàn cung cấp ra thị trường hơn 1 vạn cây trong dịp Tết, năm nay dự kiến sẽ tăng lên 2 vạn vì nhu cầu khách mua đang tăng hơn so với năm ngoái. Anh Hoàn cho biết, tuy dịch nhưng sức mua hoa lan của người dân vẫn bình thường vì cả năm chỉ có một cái Tết, nhà nào cũng muốn đẹp, lộng lẫy thì hoa lan hồ điệp nó đáp ứng nhu cầu đó nên người mua về chơi Tết vẫn nhiều.

“Năm nay giá thành lan hồ điệp vẫn không có nhiều thay đổi so với các năm trước. Các chậu có giá thành cao bởi cách trang trí chậu lan tốn kém hơn. Trung bình 1 cành lan hồ điệp có giá từ 180.000 đồng đến 200.000 đồng/cành”, anh Hoàn cho hay.

Người dân rục rịch mua sắm Tết

Những ngày này, tại các tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của Thủ đô như Hàng Buồm, Hàng Giầy... (quận Hoàn Kiếm) và các trung tâm thương mại, siêu thị, các sản phẩm bánh kẹo đa dạng từ mẫu mã, thương hiệu đến giá thành đã bắt đầu được trưng bày trên các gian hàng để người tiêu dùng có những lựa chọn ưng ý.

Nhịp Tết rộn ràng, xuân ấm áp
Tại các siêu thị, hàng hóa rất dồi dào.

Theo khảo sát, bên cạnh bánh kẹo nhập khẩu, các sản phẩm đến từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước đều được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên xu hướng của người tiêu dùng trong năm nay là thắt chặt chi tiêu, vì vậy mà việc tìm mua các sản phẩm “Made in Vietnam” cũng được nhiều khách hàng lựa chọn.

Theo ghi nhận, các sản phẩm trong nước chiếm khoảng 90% lượng bánh kẹo được bày bán tại các siêu thị, phù hợp với tiêu chí của phần lớn người tiêu dùng là lựa chọn mặt hàng có mẫu mã đẹp, vừa túi tiền và cả nhu cầu sử dụng.

Chị Phạm Thị Hồng, người dân tại quận Bắc Từ Liêm, cho biết, gia đình chị tin dùng và lựa chọn mua các loại bánh kẹo có thương hiệu Việt Nam bởi các sản phẩm trong nước ngày càng nâng cao cả về chất lượng cũng như mẫu mã, giá thành lại hợp lý, phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội thông tin, đến nay đã có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã thành phố Hà Nội đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (kế hoạch 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán (123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên kinh doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể).

Có thể thấy, những năm gần đây, các thương hiệu bánh kẹo Việt Nam đã chú trọng đầu tư công nghệ để có những sản phẩm mẫu mã tốt, chất lượng cao; nghiên cứu kỹ xu hướng, thị hiếu của thị trường để cải tiến bao bì theo hướng hiện đại, sang trọng phù hợp với nhu cầu làm quà biếu trong dịp Tết.

Vì thế, các sản phẩm bánh kẹo nội địa được đưa ra thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 có mẫu mã đẹp không thua kém hàng ngoại, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo ghi nhận, giá sản phẩm bánh kẹo tại các cửa hàng và hệ thống siêu thị dao động từ 40.000 đến 300.000 đồng/hộp, một số sản phẩm thiết kế phiên bản đặc biệt cho dịp Tết, gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa như “Sum họp an lành”; “Gắn kết tình thân - Tết xa thêm gần”... có giá từ 200.000 đến 400.000 đồng/hộp.

So với những năm trước, năm nay giá thành bánh kẹo tăng chủ yếu đến từ bao bì sản phẩm: Giá các loại hộp bao bì Tết bằng giấy tăng nhẹ từ 2.000 đến 8.000 đồng và tăng từ 10.000 đến 30.000 đồng với các loại hộp bao bì Tết bằng thiếc. Các sản phẩm bánh kẹo loại hộp nhựa giữ giá như năm ngoái.

Nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị lớn cũng đã triển khai và áp dụng nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi đối với các sản phẩm bánh kẹo để mang đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi trên địa bàn Hà Nội cho thấy, nguồn hàng hóa chuẩn bị phục vụ dịp Tết Nguyên đán đã tăng từ hai đến ba lần so với các tháng bình thường. Các mặt hàng phục vụ Tết năm nay vẫn tập trung chủ yếu vào hai nhóm: Thực phẩm tươi sống như thịt bò, thịt lợn, gia cầm, rau củ, trái cây...; thực phẩm khô như gạo, bánh, mứt, kẹo, nước giải khát… Các mặt hàng đa dạng về chủng loại và xuất xứ giúp khách hàng dễ dàng có những lựa chọn phù hợp với từng nhu cầu.

Về giá cả hàng hoá phục vụ Tết, các hệ thống phân phối lớn hiện nay cũng đang đồng loạt thực hiện giảm giá sâu đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm... Các siêu thị cũng tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá từ 5 đến 49% cho hàng nghìn mặt hàng phục vụ dịp Tết.

Cụ thể, giá mặt hàng thịt lợn tại các siêu thị dao động trong khoảng 150.000 đồng/kg; các loại giò chả, xúc xích có giá từ 130.000 đến 190.000 đồng/sản phẩm. Trứng gia cầm dao động từ 25.000 đến 30.000 đồng/vỉ. Các sản phẩm gạo như gạo tám thơm, gạo lứt, gạo ST có giá dao động từ 100.000 đến 200.000/túi; các mặt hàng hoa quả như bưởi da xanh có giá dao động trong khoảng 40.000 đồng/kg, cam canh có giá khoảng 40.000 đồng/kg, thanh long đỏ giảm từ 34.000 đồng/kg xuống 14.000 đồng/kg, táo nhập khẩu có giá khoảng 60.000 đồng/kg. Các giỏ quà Tết có mức giá từ 300.000 đến 2 triệu đồng tùy loại.

Doanh nghiệp dự trữ hàng hóa phục vụ Tết

Để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường Thủ đô, Sở Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp triển khai dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trị giá khoảng 39.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp bán lẻ đã chủ động dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu từ 2 tháng trước Tết. Các mặt hàng doanh nghiệp tăng cường dự trữ gồm, gạo, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi tăng 7 - 15% so với Tết 2021.

Nhịp Tết rộn ràng, xuân ấm áp
Những chậu quất được nhà vườn tạo hình linh vật khá đắt hàng.

Bên cạnh đó, các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết gồm nông lâm sản khô (măng, miến, mộc nhĩ…), bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, may mặc, điện máy cũng được các doanh nghiệp dự trữ...

Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Vũ Thanh Sơn thông tin, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết, Hapro đã dự trữ lượng hàng hóa trị giá gần 1.000 tỷ đồng, bao gồm lượng hàng hóa tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

“Ngoài ra, Hapro cũng đẩy mạnh hoạt động bán hàng online thông qua thương mại điện tử, qua đó hạn chế tập trung đông người mua sắm, góp phần ngăn chặn dịch Covid-19”, ông Sơn thông tin. Còn Tổng Giám đốc Công ty BRG Retail (thuộc Tập đoàn BRG) Nguyễn Thái Dũng cho biết, để chuẩn bị cho dịp Tết Nhâm Dần, doanh nghiệp đã làm việc với các nhà cung cấp về sản lượng tiêu thụ và lên kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết tăng gấp từ 2 đến 3 lần so với các tháng trong năm.

Phía hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart + cũng đã lên kế hoạch tăng từ 40 đến 50% lượng hàng hóa cung ứng, tập trung vào các nhóm hàng tươi sống, thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ Tết. Năm nay, hệ thống VinMart còn chú trọng khai thác các đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Thông tin từ hệ thống bán lẻ Co.op Mart cho thấy, nhằm thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường trong giai đoạn cao điểm cuối năm, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân trước, trong và sau Tết, Saigon Co.op (đơn vị quản lý khai thác hệ thống siêu thị Co.op Mart đã thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá lên đến gần 6.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước. Trong đó, phần lớn ngân sách ưu tiên đầu tư cho dự trữ 9 nhóm hàng bình ổn thị trường, còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản Tết.

Theo Giám đốc Vùng Hà Nội (Tập đoàn Central Group) Lê Mạnh Phong, lượng dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nhâm Dần của hệ thống siêu thị Big C tăng 10 đến 15% so với kế hoạch Tết 2021, trong đó tập trung vào nguồn hàng trong nước, đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng truyền thống.

Đại diện AEON Việt Nam cho biết, hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp này đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp để “bung” hàng hóa phục vụ Tết từ sớm, với lượng hàng dự kiến tăng khoảng 15%, đồng thời đảm bảo giá cả bình ổn với nhiều ưu đãi so với Tết 2021.

Tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước do Bộ Công Thương vừa tổ chức, đại diện Sở Công Thương Hà Nội, thông tin đến nay, đã có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã thành phố Hà Nội đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (kế hoạch 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán (123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên kinh doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể).

Tuy đã lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng các doanh nghiệp thương mại đều có chung đánh giá, dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu, chưa kể, nhiều hoạt động tập trung đông người, gặp gỡ, liên hoan sẽ bị hạn chế khi dịch diễn biến phức tạp sẽ khiến sức tiêu thụ không tăng.

Nhiều người vẫn nói đùa, khoảng 2 năm trở lại đây được “ăn tết” nhiều hơn vì các đợt giãn cách kéo dài do dịch bệnh. Nhưng năm nay, Tết Nguyên đán vẫn là dịp đặc biệt. Đoàn viên sau đại dịch, nhất là khi gia đình còn đủ đầy thành viên, đã là niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Những hối hả, bận rộn, chật chội, bon chen nơi phố phường tạm thời được để lại phía sau, nhường không gian cho cuộc sum vầy. Người ở lại cũng tất bật hơn cho những công việc còn sót lại của năm cũ và háo hức cho kế hoạch năm mới. Dẫu còn lắm lo toan, bộn bề nhưng khi Tết cận kề, lòng vẫn cứ hân hoan, háo hức đến lạ./.

K.Tiến - H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (20/9): Giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (20/9), giá vàng thế giới đảo chiều tăng mạnh, trong khi đó, vàng miếng trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

“Nâng tầm” nông sản OCOP nhờ kết hợp du lịch

(LĐTĐ) Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) gắn kết với trải nghiệm du lịch tại vườn đã mang lại hiệu quả kép cho người nông dân thành phố Hà Nội mà còn giúp “nâng tầm” giá trị các sản phẩm nông sản Thủ đô.
Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

Giá vàng nhẫn tiếp đà cao kỷ lục

(LĐTĐ) Sáng nay (19/9), giá vàng nhẫn trong nước tiếp tục duy trì mức 79,2 triệu đồng/lượng, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Giá vàng SJC bán ra 82 triệu đồng/lượng.
Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

Giá xăng, dầu có thể tăng trở lại vào chiều nay

(LĐTĐ) Giá xăng dầu được dự báo đảo chiều tăng trở lại vào kỳ điều hành chiều nay (19/9) sau 4 kỳ điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm.
Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

Vẫn nóng chuyện “quản” kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Dù đã có quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), cũng như bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường TMĐT… Tuy nhiên, thời gian qua, vấn đề hàng giả, hàng nhái, lợi dụng TMĐT để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng vẫn diễn ra khá phổ biến.
Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/9): Đồng USD trên thị trường tự do vụt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 19/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.151 - tăng 10 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,93 - giảm 0,18 điểm.
Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

Giá vàng hôm nay (19/9): Giá vàng thế giới tiếp tục đi xuống

(LĐTĐ) Sáng 19/9, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục đi xuống trong bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất 0,5%.
Xem thêm
Phiên bản di động