Những đột phá nâng tầm giao thông Thủ đô

Bên cạnh đầu tư phát triển hạ tầng, thời gian qua ngành Giao thông Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm đến công tác chuyển đổi số gắn với phát triển giao thông thông minh (TOD), trong đó lấy giao thông công cộng làm trung tâm là một trong những giải pháp căn cơ để giảm thiểu ùn tắc.
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích Giao thông Thủ đô: Làm sao để đường thông, hè thoáng?

Đổi thay mạnh mẽ

Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, động lực phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó, “mạch máu” giao thông có phát triển, thì kinh tế mới phát triển, Thủ đô mới có thể hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, có thực tế nan giải là hiện tỉ lệ đất dành cho giao thông thấp, mật độ dân số lại tập trung cao… đây là “bài toán” khó mà Hà Nội đang phải đối mặt.

Những đột phá nâng tầm giao thông Thủ đô
Hạ tầng giao thông Thủ đô ngày càng được đồng bộ và tăng tính kết nối. Ảnh: Luyện Đinh

Để giảm ùn tắc giao thông, Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp để can thiệp. Chẳng hạn, trong hơn một thập kỷ qua, tại Hà Nội, nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu vượt được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đường bộ khép kín. Hàng loạt dự án giao thông lớn nhỏ được thực hiện đã trực tiếp kết nối trung tâm với các vùng ngoại vi.

Trong bức tranh Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ, Hà Nội sẽ có 18 cầu vượt sông Hồng. Trong đó các cây cầu đã được đưa vào khai thác gồm: Long Biên, Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân và Vĩnh Thịnh, Văn Lang (cầu Việt Trì-Ba Vì). Ngoài ra, Hà Nội sẽ xây dựng mới các cầu: Hồng Hà, Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, cầu Vân Phúc... Đây là những “cửa ngõ” để Thủ đô “cất cánh”.

Hiện tại, Hà Nội đã có nhiều tuyến cao tốc quan trọng kết nối vùng, lấy Thủ đô làm trung tâm đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Pháp Vân - Cầu Giẽ... những trục đường quan trọng này đã và đang trực tiếp thúc đẩy giao thương, văn hóa, góp phần khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định, bền vững của Thủ đô.

Không chỉ vậy, với tầm nhìn dài hạn, Hà Nội đã phát triển tuyến đường Vành đai 4 liên vùng, góp phần kết nối Thủ đô với các tỉnh lân cận. Khi tuyến đường hình thành và được khai thác sẽ trực tiếp nâng cao vai trò và vị thế của Thủ đô, giúp Hà Nội và các tỉnh lân cận phát triển kinh tế.

Hạ tầng nông thôn trên địa bàn Hà Nội cũng được cải thiện. Hiện đường bê tông đã và đang chạy tới những xã nghèo nhất ở cực Tây thành phố, nơi sinh sống của đồng bào Mường. Cùng với đó, nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng của Hà Nội đã được xây dựng đưa vào sử dụng thời gian qua, như: Đường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng; nút giao thông trung tâm quận Long Biên; cầu vượt nút Bắc Hồng (huyện Đông Anh); đường Vành đai 1 đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái cùng các công trình chống ùn tắc trong nội đô như cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, nút giao Cổ Linh; đường Vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; đường Vành đai 3,5 đoạn Đại lộ Thăng Long - quốc lộ 32… Những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.

Được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và phát huy nội lực của Thủ đô, sau nhiều năm nỗ lực, đến nay, thành phố Hà Nội đã có 1.365 tuyến đường với tổng chiều dài là 2.342,76km; quản lý 587 cầu các loại với tổng chiều dài là 63,473km; quản lý 114 hầm với tổng chiều dài là 9,18km; quản lý 634 nút đèn tín hiệu giao thông; quản lý 63,47km đường thủy nội địa…

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hiện vận tải hành khách công cộng tiếp tục được quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ. Mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố là hệ thống vận tải hành khách công cộng đa phương thức đầu tiên trong cả nước, bao gồm có 1 tuyến đường sắt đô thị (tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông), hiện đang chuẩn bị tích cực đưa thêm tuyến đường sắt số 3 đoạn trên cao Nhổn – Cầu Giấy vào vận hành khai thác trong năm 2024.

Mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến nay có 156 tuyến; đoàn phương tiện xe buýt có 2.030 xe với 281 xe sử dụng năng lượng sạch; dịch vụ xe buýt đã tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã, kết nối với 6 tỉnh thành lân cận.

Ứng dụng công nghệ trong phát triển giao thông

Xác định rõ tầm quan trọng của vận tải hành khách công cộng, tại Hà Nội, bên cạnh việc nỗ lực hiện đại hoá phương tiện giao thông công cộng, mở rộng vùng phục vụ, các ngành chức năng cũng đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động. Việc Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử là ví dụ. Đây cũng được xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình xây dựng thành phố thông minh, đem lại nhiều lợi ích cho Thành phố và người tham gia giao thông công cộng.

Những đột phá nâng tầm giao thông Thủ đô
Hà Nội đang đẩy mạnh triển khai dự án đường Vành đai 4, đây là tiền đề quan trọng giúp Thủ đô “cất cánh”. Ảnh: Luyện Đinh

Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội Thái Hồ Phương cho biết, việc đưa vào sử dụng thẻ vé ảo nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Giao thông vận tải Hà Nội về công tác chuyển đổi số nhằm hướng tới xây dựng hệ thống giao thông thông minh. Đặc biệt, thẻ vé ảo có nhiều tiện ích và có thể được nhân rộng sử dụng trong tương lai gần. Cụ thể, thẻ vé ảo được thiết lập theo tài khoản định danh của khách hàng, hiển thị trên điện thoại di động, có hình ảnh và đầy đủ thông tin như thẻ chip vật lý (mã thẻ, thông tin chủ thẻ, loại đối tượng, thời hạn sử dụng thẻ), góp phần hạn chế gian lận và thất thoát doanh thu.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Đào Việt Long - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, thẻ ảo không chỉ đánh dấu thay đổi cải tiến kỹ thuật, mà còn là một bước nhảy vọt trong việc cung cấp dịch vụ tiện ích, an toàn và hiệu quả hơn cho người dân, hành khách. Mọi người không cần lo lắng mang theo một thẻ vật lý, không phải xếp hàng dài chờ làm thẻ, đồng thời có thể dễ dàng quản lý chi phí đi lại, theo dõi lịch sử hành trình của mình. Tất cả đều thông qua ứng dụng được cập nhật, điều chỉnh một cách thông minh và tiện lợi.

Đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng thông tin, việc triển khai ứng dụng thẻ vé tháng ảo là một trong những bước chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng Thủ đô, nâng cao chất lượng quản lý doanh thu và sản lượng hành khách. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để thành phố Hà Nội triển khai các chính sách vé có tính ưu việt, liên thông giữa các loại hình vận tải. Từ đó, thu hút, gia tăng sản lượng hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị trong tương lai, góp phần thực hiện đề án của Thành phố về tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn.

Bên cạnh việc đưa vào sử dụng thẻ vé ảo, hiện Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cũng đang áp dụng thí điểm thẻ vé liên thông đi xe buýt với hành khách đi lại bằng vé lượt, vé tháng 1 tuyến và vé tháng liên tuyến trên 14 tuyến buýt gồm: Tuyến buýt nhanh BRT; 02; 08; 21; 32; 58; 64; 65; 74; 103; 142; 143; 146; 157; 159; E01; E02; E03; E04; E05; E06; E07; E08; E09 sử dụng vé điện tử.

Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng thẻ vé ảo và vé liên thông trên phương tiện giao thông công cộng, hiện Hà Nội cũng đang triển khai thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt. Trước mắt, việc thu phí trông xe không dùng tiền mặt đã được áp dụng tại 7 vị trí do Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đang khai thác.

Tăng cường hệ thống đường sắt đô thị

Trong Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tới năm 2030, đường sắt đô thị được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải thành phố. Loại hình này đáp ứng khoảng 30% nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị hạt nhân và từ 15% - 25% ở đô thị vệ tinh.

Theo các chuyên gia giao thông nhận định, dân số Hà Nội đến năm 2030 tăng lên khoảng 11,5 triệu người, ùn tắc giao thông diễn biến ngày càng phức tạp, sẽ tiếp tục tạo ra các gánh nặng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Bởi vậy, phát triển giao thông công cộng, đặc biệt là phát triển đô thị theo định hướng TOD sẽ góp phần căn cơ giải quyết những khó khăn đặt ra.

Đặc biệt, khi mạng lưới đường sắt đô thị hoàn thành sẽ trực tiếp gắn kết với xe buýt và các phương thức vận tải công cộng khác, hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực và đô thị dọc tuyến.

Tại Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, TS. KTS Lê Chính Trực, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội nhận định, TOD phát triển nhằm tối ưu hóa 3 chức năng chính của đô thị là: Nơi ở, nơi làm việc và giải trí, trong khu vực có khả năng đi bộ và được hỗ trợ bởi hệ thống giao thông công cộng.

Theo đó, 6 đặc điểm cơ bản của vùng TOD bao gồm: Sử dụng tối đa tiềm năng của vùng đô thị hiện tại; Giảm thiểu sự xâm lấn của đô thị hóa; Liên kết chặt chẽ đất đô thị và giao thông; Giảm thiểu giao thông cá nhân; Giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Đảm bảo đa dạng hiệu quả kiến trúc nhà ở; Thiết kế đô thị.

Những đột phá nâng tầm giao thông Thủ đô
Tuyến đường sắt đô thị góp phần giảm ùn tắc giao thông cho nội đô.

Để việc phát triển TOD đạt được hiệu quả cao, ông Lê Chính Trực đưa ra một số điều kiện như: Hạn chế phát triển đô thị mới khu vực nội đô lịch sử và bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa, đã xây dựng hiện hữu. Phát triển TOD có tính chất hạn chế nhà cao tầng, ưu tiên phát triển không gian ngầm, các điểm TOD theo tiêu chí tái thiết cải thiện điều kiện cảnh quan, môi trường. Đồng thời, đảm bảo về phân bổ dân số, khả năng đáp ứng hạ tầng xã hội. Tổ chức không gian TOD hiện đại, gắn với phát triển bền vững cần giải quyết về phương thức trung chuyển, bãi đỗ xe.

Trong dịp trò chuyện với Kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Hội Kiến trúc sư Hà Nội) về công tác quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Ông bảo, đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định Hà Nội hướng đến xây dựng đô thị xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại. Để làm được điều đó, cần có một tầm nhìn mới, tư duy mới trong việc tổ chức nông nghiệp đô thị và những giải pháp hết sức căn cơ, bài bản.

Thực vậy, ở khía cạnh giao thông, được biết theo quy hoạch thời gian tới, Thủ đô sẽ có nhiều trục đường nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh. Các trục đường này có quy mô mặt cắt ngang từ 40-60m, tối thiểu 6 làn xe cơ giới. Đó là những trục Tây Thăng Long đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Sơn Tây dài khoảng 20km; là trục Hồ Tây - Ba Vì đoạn Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài khoảng 25km; là trục Hà Đông - Xuân Mai đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Xuân Mai dài khoảng 20km; là trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Phú Xuyên dài khoảng 25km... đây sẽ là điều kiện rất quan trọng tạo cho các đô thị vệ tinh phát triển, giúp Hà Nội từng bước vươn xa.

Nghị quyết Đại hội XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định tầm nhìn dài hạn cho Thủ đô trong khoảng 25 năm tới. Hà Nội tập trung triển khai hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược, trong đó tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô; phát triển mạnh hạ tầng số, công nghệ thông tin, dữ liệu... kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.

Tin khác

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 19/4, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phục vụ lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT.
Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Ngày 17/4, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất thử nghiệm chuyến bay thực tế và khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga hành khách T3, được thực hiện bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với hành trình Thành phố Hồ Chí Minh - Vân Đồn (chở 105 hành khách) và ngược lại (SGN-VDO-SGN).
Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Trước áp lực ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai hàng loạt biện pháp mạnh: xén vỉa hè, thu hẹp dải phân cách và dỡ bỏ đảo giao thông để mở rộng mặt đường.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Xem thêm
Phiên bản di động