Những giá trị và phẩm chất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ tiếp tục sống mãi

(LĐTĐ) Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn đã dành cho phóng viên Báo Lao động Thủ đô cuộc trao đổi về tình cảm, ấn tượng của ông về người lãnh đạo kiên trung của Đảng. Ông tin rằng, những giá trị và phẩm chất mà Tổng Bí thư để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo.
Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tình cảm của cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PV: Là đại biểu của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, có nhiều cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông có thể chia sẻ kỷ niệm nào về Tổng Bí thư khiến ông ấn tượng nhất?

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn: Tôi thấy mình thật may mắn khi là đại biểu của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cùng Đoàn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dù không có nhiều cơ hội được tiếp xúc lâu với Tổng Bí thư, nhưng tôi thực sự cảm phục ông ở nhiều phẩm chất, đạo đức đặc biệt, tiêu biểu cho những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp nhất của con người Việt Nam.

Ông luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với công việc và nhiệm vụ được giao. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được biết đến với tinh thần kiên định, quyết đoán trong việc thực hiện các chính sách và trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, trở thành một thương hiệu của Tổng Bí thư. Chính sự kiên định này đã giúp ông dẫn dắt đất nước qua nhiều thử thách, nhận được sự tin yêu của toàn Đảng và toàn dân.

Tổng Bí thư còn được biết đến với phẩm chất liêm khiết và chính trực. Ông luôn sống giản dị, không màng đến quyền lợi cá nhân và luôn đề cao giá trị liêm khiết, trong sạch. Tôi thực sự cảm động khi thấy hình ảnh ông bình dị như bao người dân bình thường khác, ngồi gói bánh chưng dịp Tết cùng gia đình. Đây là phẩm chất quan trọng đối với một lãnh đạo, đặc biệt trong bối cảnh đất nước hiện nay.

Những giá trị và phẩm chất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ tiếp tục sống mãi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh kỷ niệm cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Bùi Hoài Sơn.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là biểu hiện của trí tuệ và hiểu biết sâu rộng. Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử đất nước, ông đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Ông cũng luôn gần gũi và lắng nghe nhân dân, là tấm gương trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân. Ông luôn thể hiện sự gần gũi, lắng nghe ý kiến của người dân và cơ sở, nhất là trong những đợt tiếp xúc cử tri và dịp Tết, giúp ông hiểu được nguyện vọng của người dân và đưa ra những quyết sách phù hợp, kịp thời.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn tiêu biểu cho tinh thần đổi mới. Bên cạnh kiên định lý tưởng, ông luôn cổ vũ cho những cải cách và đổi mới cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giúp đất nước hội nhập quốc tế.

Kỷ niệm mà tôi nhớ và ấn tượng nhất là khi nói chuyện với Tổng Bí thư về văn hóa đất nước trong Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV. Tổng Bí thư nói rất nhiều đến việc phải chấn hưng văn hóa nước nhà để những giá trị văn hóa của đất nước được bảo tồn, phát huy hơn nữa trong bối cảnh mới. Tổng Bí thư rất trăn trở về việc thiếu vắng những tác phẩm văn học, nghệ thuật thể hiện được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đó là những trăn trở rất đáng suy nghĩ đối với những người làm công tác văn hóa.

PV: Như ông cho biết, ấn tượng sâu sắc nhất của ông với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là khi nói chuyện với Tổng Bí thư về văn hóa đất nước. Ông có thể chia sẻ nhiều hơn về tầm ảnh hưởng đối với lĩnh vực văn hóa của Tổng Bí thư?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là người có tầm ảnh hưởng sâu rộng, mang tính dẫn dắt và định hướng cho lĩnh vực văn hóa.

Tình yêu dành cho văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, thành phố có truyền thống văn hóa lâu đời, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc, gia đình và quê hương đã truyền vào ông tình yêu sâu sắc đối với văn hóa. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Học vấn chuyên sâu về văn hóa và ngôn ngữ đã củng cố thêm tình yêu và vốn hiểu biết sâu rộng của ông về văn hóa Việt Nam.

Những giá trị và phẩm chất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ tiếp tục sống mãi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu và cử tri tại quận Đống Đa. Ảnh: Trí Dũng

Không những thế, trước khi trở thành lãnh đạo cao cấp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều năm công tác trong các lĩnh vực liên quan đến tư tưởng và văn hóa, như biên tập viên, nhà nghiên cứu ở Tạp chí Cộng sản (1967 - 1996), Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (2001 - 2007).

Ông đã viết nhiều bài báo, tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và văn hóa dân tộc. Những tác phẩm này không chỉ thể hiện kiến thức uyên thâm, mà còn cho thấy sự trăn trở về con đường phát triển đất nước, làm sao để vừa giữ gìn được truyền thống dân tộc vừa hội nhập, phát triển hiện đại.

Có thể thấy, những tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và truyền thống đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông luôn hướng đến việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng trong công tác lãnh đạo chính trị. Tình yêu của ông dành cho văn hóa thấm đẫm trong từng chỉ đạo, bài viết, câu nói. Tinh thần “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, hay “văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. văn hóa còn, dân tộc còn” thể hiện sâu sắc nhất mong muốn của ông về vai trò dẫn dắt, điều tiết sự phát triển đất nước của văn hóa, cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị của văn hóa dân tộc.

Một trong những dấu mốc son cho sự phát triển văn hóa nước nhà là Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tại đây, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu, nêu lên nhiều thông điệp và thực sự truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa nước nhà.

Hệ thống quan điểm về phát triển văn hóa và xây dựng con người của Tổng Bí thư được đúc kết trong các bài viết, bài phát biểu, thư…, được tập hợp trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, chắc chắn sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo, phát triển văn hóa trong giai đoạn sắp tới. Những chỉ đạo này không chỉ định hướng cho phát triển văn hóa trong thời gian tới mà còn khẳng định sự quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là một người con của Hà Nội, ông đặc biệt coi trọng vai trò văn hóa của Hà Nội - trái tim của cả nước, nơi phải thể hiện rõ nét nhất và dẫn dắt sự phát triển chung của văn hóa đất nước. Tổng Bí thư từng nhấn mạnh: “Hà Nội là Thủ đô, mà Thủ đô là đô thị đứng đầu, chỉ có một, Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa của cả nước. Do đó, người Hà Nội làm sao phải phát huy được truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; tập trung xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản của Thủ đô” và “Hà Nội phải thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước”...

Những ngày này, bản thân tôi, và tôi tin cả trăm triệu người dân Việt Nam đều vô cùng đau buồn trước tổn thất lớn lao này. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát lớn, nhưng tôi tin rằng, những giá trị và phẩm chất mà ông để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tiếp theo.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Phương Thảo (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) quận Tây Hồ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức chương trình “Xuân nhân ái - Tết sẻ chia”, trao tặng quà cho các gia đình, học sinh và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024

Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 10/1, Công ty Honda Việt Nam thông báo doanh số bán lẻ mảng kinh doanh xe máy và ô tô trong tháng 12/2024 và cả năm 2024. Kết quả được tổng hợp bởi cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm/Nhà Phân phối ô tô Honda giao cho khách hàng và theo ước tính của Honda Việt Nam.
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch

(LĐTĐ) Năm qua, thị xã Sơn Tây đã tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch. Đặc biệt, thị xã đã đạt được nhiều giải thưởng quan trọng trong khu vực, là tiền đề để thị xã trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm quốc tế.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 10/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; phát động phong trào thi đua năm 2025.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025; chiều 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu

Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có trả lời gửi đến cử tri thành phố Hà Nội và cử tri tỉnh Ninh Bình thể hiện cam kết không để xảy ra trường hợp sập cầu tương tự như cầu Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ. Đối với dự án mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn sẽ mở rộng từ 4 làn xe hạn chế lên 6 làn xe, thời gian khởi công trong quý I/2025.

Tin khác

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025; chiều 10/1, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam tỉnh Nghệ An chủ trì phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố quyết định thành lập UBMTTQ lâm thời và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh (mới).
Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số

Nghị quyết số 1343/NQ-UBTVQH15 về xây dựng và phát triển Quốc hội số giai đoạn 2024 - 2026, định hướng đến năm 2030 xác định, chuyển toàn bộ hoạt động của các cơ quan từ môi trường truyền thống sang môi trường số góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả.
Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam

Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam

(LĐTĐ) Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát, làm rõ, bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan trong việc thẩm định quy chuẩn Việt Nam (QCVN) bảo đảm tính thống nhất, khách quan, tránh lợi ích nhóm, cục bộ của các bộ trong xây dựng, ban hành QCVN.
Quận Hoàng Mai: Phát huy vai trò tuổi trẻ trong kỷ nguyên mới

Quận Hoàng Mai: Phát huy vai trò tuổi trẻ trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Quận đoàn Hoàng Mai tổ chức hội nghị tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh, thiếu nhi năm 2024, phát động thi đua năm 2025.
Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa tổ chức cuộc họp trao đổi, góp ý đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu

Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, chiều 7/1, thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, bí thư, hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
Giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản, thu nhập

Giám sát chặt chẽ việc kê khai tài sản, thu nhập

(LĐTĐ) Ngày 7/1, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì hội nghị.
Quốc hội họp bất thường, dự kiến xem xét 7 nội dung để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quốc hội họp bất thường, dự kiến xem xét 7 nội dung để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Rõ trách nhiệm trong quảng cáo trên mạng, quảng cáo xuyên biên giới

Rõ trách nhiệm trong quảng cáo trên mạng, quảng cáo xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đang được xem xét sửa đổi với nhiều đề xuất chính sách mới.
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đủ chi trả cho việc tinh giản khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đủ chi trả cho việc tinh giản khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn, dự kiến sẽ có khoảng 100 nghìn người hưởng chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, bao gồm cả công chức và viên chức.
Xem thêm
Phiên bản di động