Phòng, chống dịch Covid-19: Khác lạ từ việc ứng dụng sắc màu nghệ thuật đường phố

(LĐTĐ) Những năm gần đây, bích họa - nghệ thuật vẽ tranh trên tường, trên vách đã không còn quá xa lạ ở các thành phố lớn. Tại Hà Nội, kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19, các họa sĩ vẽ bích họa hay graffiti (nghệ thuật vẽ tranh đường phố bằng cách phun sơn) đã góp phần cùng với chính quyền Thủ đô trong việc cổ động, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 một cách trực quan, sinh động và thu hút được sự chú ý rất lớn từ người dân.
Phát “phiếu ra đường”, cách làm hay để phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Công Thương - Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại các chợ truyền thống Hà Nội sau 4 ngày giãn cách xã hội: Xử phạt hơn 3 tỷ đồng các vi phạm phòng, chống dịch Covid-19

Từ nghệ thuật…

Bích họa trong văn hóa Việt Nam không thiếu, đặc biệt nó thường xuất hiện trong những ngôi chùa, miếu thờ tự. Các họa sĩ thường vẽ lên vách những sự tích rút ra từ kinh điển Phật giáo như thái tử Tất Đạt Đa xuất gia, Thích Ca Mâu Ni đắc đạo dưới gốc cây bồ đề, Đạt Ma sư tổ phái Thiền tông mang cây gậy chỉ còn một chiếc dép, hay như việc vẽ hình ảnh chúa sơn lâm, rồng, rắn,... Thậm chí, những bức bích họa trong các chùa của bà con người Việt gốc Khmer miền Tây Nam Bộ còn nhiều chủ đề hơn và đặc sắc hơn với tông màu rực rỡ, tươi vui,...

Phòng, chống dịch Covid-19: Khác lạ từ việc ứng dụng sắc màu nghệ thuật đường phố
Phòng, chống dịch Covid-19: Khác lạ từ việc ứng dụng sắc màu nghệ thuật đường phố

Theo xu hướng phát triển của xã hội, bích họa dần được thay đổi để thích ứng với sự phát triển, cảm thụ của người dân. Trong đó, bên cạnh việc gìn giữ những giá trị văn hóa cổ xưa, thì các họa sĩ đã lồng ghép việc thực hiện nghệ thuật với các nội dung mang thông điệp tuyên truyền, cổ động thông qua các bức bích họa lớn, nhiều màu sắc sinh động tại các khu đô thị, thành phố sầm uất; đặc biệt bích họa còn trở nên ý nghĩa hơn khi giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các hình ảnh đã truyền đi những thông điệp quý giá đề tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng nhau chia sẻ, cùng nhau thực hiện tốt công tác phòng dịch,...

Chạy dọc trên một số truyến đường của Thủ đô Hà Nội, không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh những bức bích họa lớn được tô vẽ cẩn thận trên những đoạn tường, góc phố. Trong đó, không ít những bức bích họa mang chủ đề “Cổ động công tác phòng, chống dịch Covid-19”. Nổi bật như trong dịp tháng 6/2021 vừa qua, trên một bức tường dài 200m, nằm trên đường Vũ Trọng Khánh (Hà Đông), Quận đoàn Hà Đông đã thực hiện tác phẩm bích họa với màu sắc đường phố tươi sáng, trong đó, nội dung thể hiện những hình ảnh về đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế đang chăm sóc bệnh nhân, người dân đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn, đẩy lùi vi rút SARS-CoV-2,…

Phòng, chống dịch Covid-19: Khác lạ từ việc ứng dụng sắc màu nghệ thuật đường phố
Tuyên truyền phòng, chống Covid-19 trực quan, sinh động

Trước đó, loạt tranh vẽ trên các bốt điện tại hai phố Bạch Mai, Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng) do Hội Cựu chiến binh quận thực hiện cũng đã “khoác áo mới” cho các bốt điện vốn dán đầy tờ rơi, quảng cáo, biến thành những bức tranh cổ động bắt mắt. Kèm theo đó là thông điệp “Cảm ơn những chiến sĩ áo trắng”, “Đeo khẩu trang khi ra đường”, “Đeo khẩu trang để bảo vệ chính bạn”, “Quyết tâm đẩy lùi vi rút Corona”, “Chúng tôi đi làm vì mọi người, mọi người hãy ở nhà vì chúng tôi”,...

Có thể thấy, cùng với việc đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 thông qua hệ thống truyền thanh, tuyên truyền cổ động trực quan bằng các pano, áp phích, lồng ghép với các buổi sinh hoạt đoàn thể,… thì ý tưởng tuyên truyền Covid-19 qua các bích họa lớn tại đô thị đã được các họa sĩ, cơ quan chức năng khai thác mạnh mẽ. Bởi thực tế, việc lựa chọn các tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn, thể hiện những bức bích họa không chỉ mang đến diện mạo mới cho phố phường mà còn truyền tải được nhiều thông điệp tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 một cách thiết thực nhất.

…Đến tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19

Không chỉ ở các khu vực trung tâm Thành phố, hiện nay, việc áp dụng hình thức bích họa trong tuyên truyền, cổ động đã được một số địa phương ở Hà Nội triển khai có hiệu quả như ở huyện Chương Mỹ, Thường Tín, Phúc Thọ,… Cùng với đó, một hình thức mới của bích họa là nghệ thuật graffiti hiện đang nhận được sự quan tâm lớn từ giới trẻ cũng đã được các họa sĩ lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 và đạt được hiệu ứng tích cực từ cộng đồng.

Phòng, chống dịch Covid-19: Khác lạ từ việc ứng dụng sắc màu nghệ thuật đường phố
Nghệ thuật graffiti được ứng dụng tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19

Chị Thu Phương (Yên Nghĩa, Hà Đông) cho hay, đặc điểm chung của các bức bích họa hay graffiti hầu hết đều có màu sắc rực rỡ, bắt mắt, dễ thu hút sự chú ý của mọi người. Đặc biệt, các bức họa trên tường, hay góc phố đã truyền tải được thông điệp phòng, chống dịch Covid-19, cũng như giúp người dân thấy được phần nào sự khó khăn, vất vả của các y, bác sĩ, các lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu,…

“Các bức họa không chỉ mang ý nghĩa về nghệ thuật đường phố với những màu sắc tươi sáng, rực rỡ, mà còn giúp người dân hình dung ra được sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, thông điệp 5K của Bộ Y tế; đồng thời, cảm nhận được phần nào nỗi vất vả, căng thẳng của những lực lượng tuyến đầu đang từng ngày, từng giờ chung tay đẩy lùi đại dịch, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới”, chị Thu Phương bộc bạch.

Trước đó, họa sĩ graffiti Lê Long và các cộng sự, những người đi đầu trong việc lồng ghép hình thức cổ động, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 vào một số tác phẩm graffiti đã có những tác phẩm tạo được hiệu ứng lớn trên các trang mạng xã hội và cộng đồng như tác phẩm “Chung tay đánh bay Covid-19”. Ngoài Trung tâm Thành phố Hà Nội, các tác phẩm graffiti về tuyên truyền phòng, chống Covid-19 còn được thực hiện tại một quận, huyện ngoài thành như Long Biên, Hoàng Mai, Thường Tín,… Đặc biệt, tại một căn biệt thự ở Khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông), các họa sĩ đã phủ kín hình ảnh graffiti với nội dung tuyên truyền về Trái đất xanh tươi, “truy nã” vi rút, về “lá chắn” y tế và vắc xin phòng bệnh,...

Phòng, chống dịch Covid-19: Khác lạ từ việc ứng dụng sắc màu nghệ thuật đường phố
Cả Thành phố đang nỗ lực đẩy lùi dịch Covid-19

Chia sẻ việc áp dụng tranh bích họa hay graffti trong việc lồng ghép các thông điệp tuyên truyền, cổ động phòng, chống dịch Covid-19, họa sĩ Thanh Bình cho biết, việc các họa sĩ cổ động phòng, chống dịch theo phong cách graffiti đã làm cho những bức bích họa hiện lên với nhiều gam màu độc đáo, tạo ra sức sống mới và mang tính cổ động mạnh. Ngoài ra, bích họa hay graffiti còn là những loại hình đặc biệt, có sự tương tác và kết nối chặt chẽ giữa nghệ thuật tạo hình với cộng đồng.

Đặc biệt, hiện nay việc thể hiện tuyên truyền bằng hình thức bích họa không chỉ thể hiện ở góc độ nghệ thuật, mà còn thể hiện được tính thời sự, hơi thở cuộc sống với hình thức thể hiện phóng khoáng, dễ cảm thụ. Ý nghĩa hơn đó là, bích họa, graffiti hay các nghệ thuật đường phố khác đã phát huy “nhiệm vụ” đồng hành và tiếp lửa cho cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.
Xem thêm
Phiên bản di động