Nông thôn mới nâng cao, nhìn từ huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, huyện Đan Phượng, Hà Nội, tiếp tục phấn đấu đạt huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, tiến tới trở thành quận của Thủ đô trong tương lai.
Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại Nông dân huyện Đan Phượng “thi đua” làm giàu từ nông nghiệp

Tích cực triển khai, thực hiện

Tại thời điểm phê duyệt Đề án phát triển lên quận (tháng 10/2019), huyện Đan Phượng đạt 20/27 tiêu chí. Đến ngày 23/12/2021, huyện đạt thêm 2 tiêu chí (Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp,Tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng), 1 tiêu chí chưa đạt (Cơ sở y tế cấp đô thị; do cách tính mới không tính giường bệnh tại các trạm y tế và trung tâm y tế huyện).

Như vậy đến nay, huyện còn 6 tiêu chí chưa đạt gồm: Cân đối thu - chi ngân sách mới đạt khoảng 23,2% (tiêu chuẩn có dư); Mật độ giao thông đô thị đạt 9,19km/km² (tiêu chuẩn ≥ 10km/km²); Cơ sở y tế cấp đô thị đạt 1,58 giường/1.000 dân (tiêu chuẩn ≥ 2,4 giường/1.000 dân); Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt 4,06% (tiêu chuẩn ≥ 50%); Đất cây xanh công cộng trên địa bàn đạt 2,05m²/người (tiêu chuẩn 6m²/người); Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị tính trên tổng số trục phố chính: 0 (tiêu chuẩn ≥60%).

Nông thôn mới nâng cao, nhìn từ huyện Đan Phượng
Huyện Đan Phượng đẹp hơn với mô hình con đường có hoa.

Về tình hình thực hiện các tiêu chí của các xã, thị trấn lên phường, huyện đã chỉ đạo xã, thị trấn hoàn thành xây dựng Đề án xây dựng xã thành phường và tích cực triển khai thực hiện; Chỉ đạo xây dựng Chương trình nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Chương trình 04 của Thành ủy. Đến hết năm 2020, 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Dự kiến năm 2021, có 5 xã Đan Phượng, Song Phượng, Tân Hội, Liên Hà, Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong đó xã Đan Phượng đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu Thủ đô. Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, huyện lồng ghép các tiêu chí nông thôn mới gắn với tiêu chí đô thị như đường giao thông, trường học, phát triển kinh tế... nhằm đáp ứng tiêu chí xây dựng xã thành phường…

Theo lãnh đạo huyện Đan Phượng, việc triển khai các tiêu chí để trở thành quận của Đan Phượng còn nhiều khó khăn, quy hoạch vùng huyện (phía Tây vành đai 4) chưa được xây dựng; nguồn lực đầu tư cần nhiều, trong khi đó nguồn thu của huyện chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các tiêu chí phát triển thành quận của Đan Phượng là: Quy hoạch vùng huyện phụ thuộc điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô nên chưa có hướng dẫn cụ thể; thu ngân sách phục vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật gặp khó khăn do đấu giá quyền sử dụng đất gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19; các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện diện tích nhỏ, các doanh nghiệp trong cụm chủ yếu mang tính chất hộ là chính, do đó nguồn thu từ thuế còn ít...

Cụ thể cho từng tiêu chí

Để phấn đấu hết năm 2025, huyện Đan Phượng đáp ứng tiêu chuẩn thành lập quận theo chỉ đạo của Thành phố, theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đan Phượng Nguyễn Hữu Hoàng: Nhiệm vụ năm 2022 và các năm tiếp theo, huyện tập trung lãnh đạo chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã tập trung phấn đấu xây dựng huyện Đan Phượng thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu gắn với xây dựng huyện thành quận.

Qua đó, huyện sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn, hoàn thiện tiêu chí hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện Đan Phượng đề nghị UBND Thành phố 5 nhóm nội dung về: Quy hoạch, cân đối ngân sách, tiêu chí giao thông, tiêu chí tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chí cơ sở y tế cấp đô thị.

Đối với quy hoạch do chờ điều chỉnh chung Quy hoạch Thủ đô, trong khi đó nhu cầu đầu tư các dự án của huyện để đạt tiêu chí lên quận rất nhiều, trên cơ sở này, UBND huyện Đan Phượng cũng đề nghị Thành phố chấp thuận huyện điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới bổ sung các tuyến đường chưa có trong quy hoạch và các công trình như trường học, trạm xử lý nước thải… sau này sẽ cập nhật bổ sung vào quy hoạch vùng huyện.

Để hoàn thành nhiệm vụ này, UBND huyện đã có Công văn số 1633/UBND-QLĐT ngày 01/10/2020 gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc tổng hợp; để huyện có cơ sở triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 và tổ chức đấu giá tạo nguồn tại các ô đất chức năng đô thị thuộc quy hoạch phân khu đô thị S1 (A6, A7, A3 diện tích khoảng 170 ha) và khu y tế, giáo dục tập trung (diện tích khoảng 255ha); Xem xét bổ sung quy hoạch Cụm công nghiệp Phương Đình diện tích 50ha, cụm công nghiệp Hồng Hà diện tích 74 ha, trung tâm Logistic tại xã Đồng Tháp. Về tiêu chí “Cân đối thu chi ngân sách”, huyện Đan Phượng cũng đề xuất Cục Thuế Thành phố chủ trì giao huyện thu thuế đối với 29 doanh nghiệp đang hoạt động và sản xuất kinh doanh thuê đất tại huyện Đan Phượng.

Nhằm đáp ứng tiêu chí lên quận, huyện Đan Phượng đề nghị Thành phố có cơ chế đặc thù hỗ trợ huyện thành quận cùng với xây dựng xã nông thôn kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao để huyện chủ động đầu tư chỉnh trang đường giao thông.

Với tiêu chí giao thông, huyện đề xuất Thành phố ưu tiên bố trí vốn năm 2022, 2023 đối với các dự án dự kiến trong kế hoạch đầu tư công 2021-2025 của Thành phố (như đường Tỉnh lộ 417 (TL83 cũ) đoạn K3+700 đến Km 6+200 huyện Đan Phượng; Cải tạo nâng cấp đường TL 422; Cải tạo, nâng cấp đê Tả Đáy huyện Đan Phượng kết nối đê tả Đáy huyện Hoài Đức, đường Tây Thăng Long đoạn từ vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài...) khi thực hiện xong công tác chuẩn bị đầu tư. Kiến nghị Thành phố bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và giao huyện làm chủ đầu tư các dự án giao thông khung chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đối với tiêu chí “Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật”, huyện Đan Phượng kiến nghị Thành phố xem xét, cập nhật Dự án trạm xử lý nước thải Tân Hội theo Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy vào kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp Thành phố hoặc kêu gọi xã hội hóa đầu tư. Ngoài ra, huyện cũng đề nghị Thành phố chấp thuận cho phép nghiên cứu triển khai 3 trạm xử lý nước thải cục bộ với công suất khoảng 5.000m3/ngày đêm phía tây đường Vành đai 4 để đảm bảo xử lý nước thải theo cụm xã, giảm chi phí xây dựng hệ thống thu gom, phù hợp quy hoạch thoát nước tại địa phương để cập nhật vào quy hoạch vùng huyện.

Để nâng cao tiêu chí về “Cơ sở y tế cấp đô thị”, Đan Phượng lên kế hoạch xây dựng Dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện. Ngoài ra, huyện cũng đề xuất Thành phố sớm triển khai đầu tư xây dựng 2 Bệnh viện chuyên khoa gồm Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Hà Nội quy mô 250 giường bệnh và Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Hà Nội quy mô 250 giường theo quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đan Phượng cũng đề nghị Sở Xây dựng có hướng dẫn cách tính các tiêu chí đô thị đối với vùng đất bãi, mặt nước sông Hồng, sông Đáy; giao đất theo địa giới hành chính theo địa bàn xã cho các dự án đô thị khi đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm triển khai…

Nhìn chung, những chỉ tiêu chưa đạt của huyện Đan Phượng cũng là thực trạng tại các huyện khác đang thực hiện đề án lên quận. Từ thực tế địa phương, nếu không có những giải pháp vừa phát huy nội lực vừa phát huy sự hỗ trợ của Thành phố thì không thể giải quyết được các điểm nghẽn, những khó khăn rất lớn này./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động