PCI Hưng Yên - Sự bứt phá từ yếu tố con người

(LĐTĐ) Từ chỗ năm 2020, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 53, đến năm 2022, Hưng Yên vươn lên đứng thứ 14/63 tỉnh thành phố về PCI và đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng. Điều này cho thấy, sự “chuyển mình” trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của toàn hệ thống chính trị và bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh trên cơ sở thực hiện phương châm “người dân là trung tâm, doanh nghiệp là đối tác, bạn đồng hành”.
Hưng Yên: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tạo động lực phát triển Hưng Yên đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ khởi công Khu công nghiệp số 5 tỉnh Hưng Yên

Từ những chuyến “vi hành” để “định vị” tầm nhìn lớn

Khi chúng ta xác định phương châm, người dân là trung tâm, doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế thì phải chuyển trạng thái doanh nghiệp là chủ thể quản lý, thành khách thể quản lý; chính quyền từ chính quyền quản lý chuyển thành chính quyền “phụng sự” Nhân dân, “bạn đồng hành của doanh nghiệp”. Trong đó, yếu tố con người đóng vai trò then chốt. Ở tầm địa phương (tỉnh, thành) cũng vậy. Đây chính là quan điểm xuyên suốt để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mỗi địa phương.

PCI Hưng Yên - Sự bứt phá từ yếu tố con người
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn quán triệt chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với cải cách "lề lối" làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, thu hút nguồn vốn đầu tư (Ảnh: BHY)

Về vấn đề này, có lần lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cho hay, khoảng thời gian gần cuối năm 2021, ông đóng giả người dân thực hiện chuyến “vi hành” đến trụ sở UBND xã để tận mắt chứng kiến lề lối, tác phong làm việc của cán bộ trong bộ máy chính quyền gần dân nhất ra sao. Khi đến nơi, dù đang trong giờ làm việc, nhưng không thấy lãnh đạo xã ở đâu. Chỉ một cô nhân viên ra hỏi: “Anh cần gặp ai?”. Đồng chí lãnh đạo tỉnh nói muốn gặp chủ tịch xã để giải quyết công việc, song cô nhân viên trả lời, lãnh đạo xã đi vắng. Trả lời là vậy, nhưng lãnh đạo tỉnh biết Chủ tịch xã vẫn đang ở hội sở... Chờ khoảng thời gian khá lâu, mới bốc máy điện thoại... Khi lãnh đạo xã “hay tin” người đến trụ để giải quyết công việc chính là đồng chí lãnh đạo tỉnh, vị lãnh đạo xã kia mới “phân vân”… xin nhận trách nhiệm và rút kinh nghiệm!

Nắm bắt tình hình tại một số cơ quan, đơn vị xong, không lâu sau đó Thường trực Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương về đôn đốc triển khai các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và chấn chỉnh hoạt động công vụ. Trong đó, lãnh đạo tỉnh có đưa ví dụ về trường hợp lãnh đạo xã nọ trong chuyến “vi hành” để mục đích “làm gương” và rút ra bài học phải khắc phục ngay cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh.

Chính qua những chuyến “vi hành” phát hiện những yếu tố bất cập, Tỉnh ủy Hưng Yên đã kịp thời nắm bắt tình hình và có những chỉ đạo sát sao để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của toàn thể hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền trên địa bàn tỉnh, đồng thời “định vị” cho những tầm nhìn lớn hơn với định hướng rõ ràng: Cái gì tốt thì tiếp tục, cái gì chưa tốt phải kịp thời khắc phục.

Trong đó, bên cạnh rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước thì phải chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức trên cơ sở “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm”, lấy hiệu quả công việc là thước đo; Lấy sự hài lòng của Nhân dân và doanh nghiệp là “chỉ số” quan trọng nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ của toàn hệ thống chính trị và các cấp chính quyền, sở, ngành. Đồng thời, tiếp tục tiến hành quy hoạch bài bản diện tích sử dụng đất để phát triển công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ… gắn với đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa…

PCI thành quả của cộng đồng trách nhiệm

Từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh đã nhanh chóng rà soát, ban hành các văn bản triển khai. Đáng chú ý là Chỉ thị số 12/CT-CTUBND ngày 23/9/2021 về thực hiện có hiệu quả các giải pháp; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Hưng Yên. Gần một năm sau, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Kế hoạch số 125 ngày 7/7/2022 về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Hưng Yên năm 2022.

PCI Hưng Yên - Sự bứt phá từ yếu tố con người
Lãnh đạo tỉnh luôn xem doanh nghiệp là "bạn đồng hành" trên chặng đường xây dựng và phát triển tỉnh nhà, nên luôn luôn lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết.

Với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các cấp chính quyền, sở ngành đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt trong công tác cải cách hành chính và “cải cách” năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức; đặc biệt là những quy trình liên quan đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Đơn cử, như thủ tục điều chỉnh thời hạn thuê đất đã được thực hiện giảm từ 15 ngày còn 7 ngày; thủ tục giao đất, thuê đất giảm từ 30 ngày còn 20 ngày; thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất đồng thời với điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất giảm từ 30 ngày còn 15 ngày.

Đặc biệt, việc tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trên địa bàn tỉnh được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng nền hành chính công công khai, minh bạch, phát triển kinh tế - xã hội. Những con số ấn tượng trong bảng PCI năm 2022 của tỉnh là minh chứng sống động. Cụ thể, chỉ số tiếp cận đất đai (+0,69 điểm) tăng 36 bậc, tính tăng động (+0,23) tăng 19 bậc, chi phí không chính thức (+1,05) tăng 41 bậc và thiết chế pháp lý (+1,1) tăng 33 bậc. Chỉ số tiếp cận đất đai của Hưng Yên đứng thứ 5 cả nước chỉ sau Đồng Tháp, Thái Nguyên, Lâm Đồng và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hướng tới tỉnh phát triển nhanh, bền vững

Thành tựu trong phát triển kinh tế- xã hội thời gian qua nói chung, sự bứt phá chỉ số PCI nói riêng cũng mới chỉ là những kết quả bước đầu. Để Hưng Yên trở thành một trong những cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng sông Hồng, có thu nhập cao, lãnh đạo tỉnh cho rằng, còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó, phải tiếp tục thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm và làm với việc tỉnh nhân kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh, 80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hưng Yên, đó là: “Tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn… trước những thành tích, kết quả đã đạt được và cũng không hoang mang, bi quan, quá lo lắng trước những khó khăn, thách thức đang đặt ra hoặc nảy sinh. Để từ đó, cụ thể hoá mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ thành các chương trình, kế hoạch, đề án với tinh thần quyết tâm cao, quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn”.

Đồng thời, tiếp tục cụ thể hóa những định hướng lớn mà Tổng Bí thư đề ra: “Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và mang tính kết nối cao với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cân đối, hài hoà giữa các địa phương, giữa khu vực đô thị và nông thôn; phát triển công nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và đô thị…”.

PCI Hưng Yên - Sự bứt phá từ yếu tố con người
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với phát triển các khu công nghiệp sạch theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế là một trong những trụ cột để cụ thể hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững (Ảnh: BQLKCN Hưng Yên)

Với quyết tâm chính trị cao nhất, đến nay trong chiến lược phát triển, tỉnh đã cơ bản hoạch định chính sách theo 3 trụ cột: Công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ, dựa trên nền tảng “công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh và dịch vụ xanh” thân thiện với môi trường. Đáp ứng các tiêu chí về môi sinh, hàm lượng công nghệ và các tiêu chuẩn về an thực phẩm (đối với linh vực nông nghiệp). Để 3 trụ cột này trở thành đòn bẩy trong chuyển dịch thành công mô hình tăng trưởng, tỉnh đã và đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ xem đây là “chìa khóa” khơi thông mạch máu kinh tế.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn, xanh thân thiện với môi trường, mở rộng quy mô cánh đồng mẫu lớn trong nông nghiệp gắn với mô hình kinh tế hợp tác, phát triển hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ… cơ bản đây mới chỉ là yếu tố cần, còn yếu tố đủ chính là vấn đề con người. Vì vậy, thời gian tới, Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số trên cơ sở giảm tối đa các thủ tục, thời gian giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp gắn với đẩy mạnh tác phong, “lề lối” làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị, bộ máy công quyền nhằm hiện thực hóa mục tiêu: “Người dân là trung tâm, doanh nghiệp là đối tác”; xây dựng chính quyền phụng sự, bạn đồng hành của doanh nghiệp… Đây chính là những yếu tố quan trọng không chỉ đưa chỉ số PCI của tỉnh lên mức cao hơn mà còn là sức mạnh “nội sinh” góp phần đưa Hưng Yên trở thành địa phương có kinh tế phát triển nhanh, bền vững như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của Tỉnh đã đề ra.

H. Lê

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Xem thêm
Phiên bản di động