Phải xóa bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người, mọi thời điểm, mọi chiều thiếu hụt

"Giai đoạn 2021-2025 cần đầu tư thoả đáng để mức sống tối thiểu của người dân tăng dần, gắn với mục tiêu phát triển bao trùm, bền vững và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đặc biệt, phải quan tâm hơn trong việc giảm hộ nghèo một cách thực chất và bền vững. Giảm nghèo bao trùm có nghĩa là phải xoá bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều thiếu hụt", Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết.
Để đồng bào thoát nghèo và làm giàu từ rừng: Cần điều chỉnh chính sách khoán bảo vệ rừng Chú trọng giảm tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh Trao kinh phí hỗ trợ xây dựng 100 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trên địa bàn Thành phố

Đầu tư thỏa đáng để mức sống tối thiểu của người dân tăng dần

Tại phiên thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 2021-2025 trong ngày 27/7, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã báo cáo, làm rõ thêm một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Đề cập đến công tác giảm nghèo bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nổi bật.

Phải xóa bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người, mọi thời điểm, mọi chiều thiếu hụt
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thảo luận tại hội trường.

“Chúng ta đã sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Theo mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021-2025, yêu cầu được đặt ra cao hơn là giảm nghèo đa chiều nhưng thực chất và bền vững, cụ thể là: Giảm bình quân 1-1,5% trong năm, trong khi đó chuẩn nghèo nâng lên, 700.000 đồng lên 1,5 triệu đồng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng lên 2 triệu đồng ở khu vực thành thị. Điều đó dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở đầu kỳ sẽ tăng rất cao. Cùng với đó, tiêu chí về thu nhập, về thiếu hụt tăng cả về số lượng và chất lượng, nhiều nội dung thiếu hụt bảo đảm phải có nguồn lực lớn như tái định cư, xoá nhà tạm, chống suy dinh dưỡng trẻ em, hạn chế trẻ em có thể trạng thấp còi…

Do đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, giai đoạn 2021-2025 cần đầu tư thoả đáng để mức sống tối thiểu của người dân tăng dần, gắn với mục tiêu phát triển bao trùm, bền vững và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đặc biệt, phải quan tâm hơn giảm hộ nghèo một cách thực chất và bền vững. Giảm nghèo bao trùm có nghĩa là phải xoá bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều thiếu hụt.

Phải xóa bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người, mọi thời điểm, mọi chiều thiếu hụt
Các đại biểu Quốc hội quan tâm, kiến nghị cần bố trí nguồn lực đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Về việc tách các hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo trong các chương trình, Bộ trưởng Bộ Đào Ngọc Dung cho rằng, hiện nay có khoảng 160.000 hộ với 608.000 người. Theo chuẩn mới thì có ước có khoảng 400.000 hộ, với 1,5 triệu người. "Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp tục cân nhắc thời điểm, cách tiến hành để vừa đạt mục tiêu như đại biểu Quốc hội nêu, vừa đảm bảo khả năng cân đối ngân sách", ông Đào Ngọc Dung phát biểu.

Bố trí nguồn lực đảm bảo tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại nghị trường, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm, kiến nghị đó là, cần bố trí nguồn lực đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Trong đó, đại biểu Trần Thị Hiền (Đoàn Hà Nam) cho rằng, kể từ năm 2022 sẽ chính thức áp dụng chuẩn nghèo mới, nâng mức cả về thu nhập và các chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội, y tế nhà ở, nước sạch, vệ sinh.

Do đó, chắc chắn tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng cao khi áp dụng chuẩn nghèo mới và đòi hỏi rất lớn về nguồn lực, nhân lực, sự cố gắng, nỗ lực của các địa phương, nhất là các nơi mà hiện nay đang là lõi nghèo. Các huyện đặc biệt khó khăn, xã khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và bãi ngang ven biển nơi tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Đại biểu đề nghị, việc bố trí nguồn lực cần tính toán cho khả thi và đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu thì cố gắng bố trí đủ trong nguồn lực.

Phải xóa bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người, mọi thời điểm, mọi chiều thiếu hụt
Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Đoàn Vĩnh Long) thảo luận tại nghị trường

Theo đại biểu Trần Thị Hiền, đã gần hết năm 2021, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc. Do đó, Chính phủ cần tính toán để bố trí vốn sao cho việc thực hiện công tác giảm nghèo của năm 2021 phù hợp, tránh tình trạng khó khăn về kinh phí dẫn đến khó khăn cho công tác giảm nghèo tại các địa phương trên cả nước.

Cũng đề cập đến nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Đoàn Vĩnh Long) cho rằng, trong điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn, việc thực hiện chương trình trong bối cảnh mới sẽ phải đối diện với những khó khăn, thách thức và yêu cầu mới, nhất là khi áp dụng chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ tăng lên đáng kể. Cùng với đó, đại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực đến nhóm đối tượng yếu thế đã khó khăn này sẽ càng khó khăn và khó tiến về phía trước hơn.

Thực trạng đó, đại biểu cho rằng sẽ tác động không nhỏ đến việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu và các chỉ tiêu để giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Đại biểu đề nghị Chính phủ và bộ chủ quản phải quyết liệt chỉ đạo, rà soát, đánh giá tổng thể dự báo cơ hội, thách thức đối với các chương trình mục tiêu quốc gia đã, đang chuẩn bị triển khai thực hiện để tránh trùng lắp về nội dung, địa bàn, nguồn lực đầu tư và đối tượng thụ hưởng cụ thể của chương trình. Từ đó tối ưu hóa các giải pháp triển khai thực hiện các đề án, tiểu đề án.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.
Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Từ thực tế cơ quan điều tra triệt phá nhiều vụ án liên quan đến sữa giả, sản phẩm giả cho thấy, đối tượng làm giả còn tinh vi đến mức đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm đó tại cơ quan quản lý Nhà nước. Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã đề xuất nhiều tội phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
Quận Tây Hồ phát động Tháng Công nhân

Quận Tây Hồ phát động Tháng Công nhân

Chiều ngày 16/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.

Tin khác

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Xem thêm
Phiên bản di động