Phân loại học sinh để nâng kiến thức “chọi” vào lớp 10

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại đã bước vào giai đoạn “nước rút” cho công tác dạy học, ôn tập với học sinh lớp 9 để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 sẽ diễn ra vào đầu tháng 6. Đồng hành với học sinh, các thầy cô giáo luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp tốt nhất giúp các em ôn tập hiệu quả, giảm căng thẳng, áp lực.
Đồng hành cùng sĩ tử “vượt vũ môn” Chậm nhất ngày 17/4, công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường tư thục

Những “tiết 0”

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, năm học 2023 - 2024, dự kiến toàn Thành phố có khoảng 133.000 học sinh xét tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS).

Số lượng học sinh nhiều, trong khi chỉ tiêu vào học các trường công lập có giới hạn (dự kiến khoảng 81.200 học sinh, tương đương trên 60%) nên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội vẫn được xem là một trong những kỳ thi khó khăn nhất.

Vì thế, thời điểm này, các trường THCS trên địa bàn Thành phố đều đang dồn toàn lực, gấp rút bổ trợ kiến thức giúp học sinh sẵn sàng bước vào kỳ thi, trong đó đặc biệt chú trọng tổ chức những “tiết 0” - tiết học nhằm hỗ trợ học sinh chưa chăm, bị hổng kiến thức, kết quả học tập chưa đạt yêu cầu.

Phân loại học sinh để nâng kiến thức “chọi” vào lớp 10
Từ nhiều năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội luôn được đánh giá là có tính cạnh tranh cao.

Ghi nhận tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), từ nhiều năm nay, trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, nhà trường đều tổ chức các “tiết 0” hoặc tiết học tự chọn dành cho học sinh lớp 9 hoàn toàn miễn phí. “Tiết 0” được bắt đầu từ 6h30 đến 7h15 - trước khi tiết 1 bắt đầu, còn tiết tự chọn sẽ được bố trí phù hợp theo thời khóa biểu của học sinh.

Các thầy cô giáo xác định mục tiêu ôn tập là giúp học sinh vững kiến thức cơ bản với phương châm học đến đâu vững chắc đến đó; chú trọng dạy cách thức, phương pháp làm bài, tăng cường các tiết thực hành luyện tập chuyên sâu. Cùng đó, các thầy cô cũng đưa ra giải pháp giúp giảm căng thẳng, áp lực cho học sinh trong quá trình ôn luyện thông qua phân loại và đưa ra những mức yêu cầu theo năng lực của từng đối tượng học sinh, thúc đẩy các em vượt lên chính bản thân mình để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất.

Ngoài ra, mỗi tháng, nhà trường đều tổ chức khảo sát 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ cho học sinh lớp 9. Trên cơ sở kết quả bài khảo sát, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ ngồi lại cùng tổ, nhóm chuyên môn để phân loại học sinh, xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể nhằm giúp các em có đủ kiến thức nền, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Mỗi thầy cô giáo cũng là người bạn đồng hành cung cấp kiến thức, chia sẻ khó khăn, giúp đỡ học sinh về cả tri thức và tâm lý để các em vững vàng, tự tin trước kỳ thi.

Hay như tại Trường THCS Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), nhà trường dành sự ưu tiên cao nhất cho hơn 200 học sinh lớp 9. Ngay sau khi Thành phố chốt phương án thi 3 môn, nhà trường bước vào chặng ôn tập “nước rút”. Căn cứ năng lực, nguyện vọng và kết quả học tập thực tế của học sinh, nhà trường tiếp tục duy trì tổ chức việc biên chế các lớp học theo nhóm.

Những học sinh có học lực yếu, nhà trường dồn sức để các em đủ điều kiện tốt nghiệp THCS. Còn với những học sinh có học lực tốt hơn, nhà trường sẽ tập trung hỗ trợ để các em đạt điểm cao trong kỳ thi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tiếp tục duy trì tổ chức “tiết 0” vào buổi sáng hằng ngày nhằm hỗ trợ học sinh có học lực trung bình trở xuống. Những “tiết 0” này đã nhận được phản hồi tích cực từ phía học sinh và phụ huynh.

Chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng

Thực hiện kế hoạch năm học 2023 - 2024, thời gian qua, nhiều Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã cùng các trường học trên địa bàn Thành phố đã tổ chức chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 THPT. Những trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy kiến thức cơ bản, ôn tập các chuyên đề, xây dựng ma trận đề thi thử, những lỗi thường gặp của học sinh, các biện pháp nhằm động viên, khích lệ học sinh… đều được đưa ra thảo luận một cách sôi nổi, từ đó giúp công tác ôn tập thi vào lớp 10 nói riêng và dạy học nói chung có nhiều đổi mới, sáng tạo, hiệu quả.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy (giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình) cho rằng, để giúp học sinh ôn thi hiệu quả, việc làm tốt công tác phân loại học sinh, sau đó tìm ra phương pháp phân loại học tập là rất quan trọng. Để làm được điều này, giáo viên cần tiến hành phân loại theo quy trình: Thống kê - kiểm tra, đánh giá - xây dựng nội dung ôn tập - phối hợp với học sinh, phụ huynh. Ngoài ra, giáo viên phải chủ động thường xuyên kiểm tra lý thuyết, kỹ năng thực hành của học sinh để từ đó điều chỉnh nội dung ôn tập phù hợp, giúp cho học sinh tiến bộ.

Để quá trình ôn luyện hiệu quả, theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, các giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh. Nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình để phụ huynh nắm bắt được lực học của con em mình, phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để có định hướng học tập phù hợp.

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan (giáo viên Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) nhận định, mỗi môn học là một phạm trù kiến thức khác nhau. Các giáo viên cần dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh; đảm bảo sự phân phối thời gian hợp lý trong việc kiểm tra bài cũ, truyền thụ kiến thức mới, luyện tập củng cố và hướng dẫn về nhà. Các giáo viên phụ trách môn cũng cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để đảm bảo được chất lượng học tập của con em mình, phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ những học sinh yếu, kém. Giáo viên đến lớp với tâm thế thoải mái, vui vẻ, từ đó hình thành cho học sinh sự thích thú, say mê, sáng tạo và phát triển toàn diện…

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm

(LĐTĐ) Sau thời gian dài, vướng mắc về cấp phép xây dựng, công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã được tháo gỡ.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

Lan tỏa tinh thần đoàn kết với "Bữa cơm Công đoàn"

(LĐTĐ) Trong không khí thân mật và ấm áp, Công đoàn Trường Mầm non Đông Ngạc A (thuộc Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm) đã tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" với sự tham gia của 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9

Chủ xe VF 9: Xe siêu sang cũng không bằng VF 9

(LĐTĐ) Trang bị "xịn" ngang với xe 4 - 5 tỷ đồng trong khi mức giá "mềm" hơn hẳn, chính sách ưu đãi khủng lên tới hơn nửa tỷ đồng, hãng cam kết linh kiện, phụ tùng hậu mãi chỉ trong 24 giờ,… dễ hiểu vì sao nhiều khách hàng đang muốn nhanh tay chớp cơ hội "ngàn năm có một" để rinh về VinFast VF 9.
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Tin khác

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

Ngành giáo dục chủ động ứng phó với bão số 4

(LĐTĐ) Để chủ động ứng phó với bão số 4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT một số tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; trực ban 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ và chính quyền địa phương để có phương án ứng phó kịp thời.
Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

Gom yêu thương gửi học sinh vùng lũ

(LĐTĐ) Trước những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản mà nhiều địa phương đang gặp phải, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển khai các hoạt động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo... để gửi về vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

Thăm, tặng quà các trường học trên địa bàn Quốc Oai, Sơn Tây bị ngập lụt

(LĐTĐ) Hàng trăm suất quà đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi tới học sinh một số trường học trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Quốc Oai bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3.
Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí, không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật hiện hành để chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh và học sinh, đặc biệt đối với học sinh vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

Đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ tài chính sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Để tiếp tục hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ sớm ổn định việc học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện việc miễn, giảm học phí và có các chế độ hỗ trợ tài chính phù hợp với hoàn cảnh của từng sinh viên.
Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội vẫn còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường học chưa thể đón học sinh đến truờng học trực tiếp trở lại, giảm 2 trường so với hôm qua.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

(LĐTĐ) 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội (Trường Tiểu học Bình Minh, Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu) đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

Ngành Giáo dục khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, ngành Giáo dục đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục nhằm ổn định lại hoạt động dạy - học tại các địa phương bị ảnh hưởng do bão, chỉ cho học sinh đến trường khi bảo đảm an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động