Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) được mệnh danh là mảnh đất “danh hương”, cũng là mảnh đất “trăm nghề” khi chứa đựng trong mình 126 làng nghề và hàng nghìn cơ sở sản xuất liên quan. Sản phẩm của các làng nghề truyền thống Thường Tín kết tinh giá trị thẩm mỹ, bàn tay và khối óc tài hoa của các nghệ nhân, thợ lành nghề qua nhiều thế hệ. Phát huy giá trị sản phẩm làng nghề cũng chính là đưa văn hóa truyền thống hội nhập sâu rộng trong thời đại mới.
Thường Tín đón nhận Quyết định điểm du lịch Làng nghề mộc cao cấp xã Vạn Điểm Hà Nội phấn đấu 100% làng nghề đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường Nghệ nhân nỗ lực giữ tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã Sức sống mới trên làng nghề Đại Áng

Thế mạnh của mảnh đất trăm nghề

Thường Tín nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, có 126 làng cổ. Trên địa bàn huyện có một quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ, với trên 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 126 di tích được xếp hạng. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như chùa Đậu; Đền, bến Chương Dương; Nhà thờ Nguyễn Trãi; Văn từ Thượng Phúc…

Gắn liền với di tích là lễ hội. Toàn huyện có 7 lễ hội quy mô lớn và 26 lễ hội được tổ chức thường xuyên. Thường Tín cũng là vùng đất có kho tàng di sản phong phú, trong đó có 129 di sản trong Danh mục Di sản văn hóa, là một trong những huyện có danh mục di sản nhiều nhất thành phố Hà Nội.

Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”
Những sản phẩm làm từ sừng Thụy Ứng không chỉ được người dân trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. (Ảnh: Bảo Thoa)

Nói về nghề, thì Thường Tín là mảnh đất trăm nghề. Toàn huyện có 126 làng nghề, trong đó có khoảng 16 nghìn cơ sở sản xuất và hàng trăm doanh nghiệp tư nhân, thu hút khoảng 40 nghìn lao động làm nghề. Huyện có 2 Hiệp hội làng nghề là Sơn mài và Thêu truyền thống; 12 Hội làng nghề, trong đó 1 hội cấp huyện, 11 hội cấp xã. Có 49 làng được vinh danh Làng nghề truyền thống và Làng nghề Hà Nội.

Trong 129 di sản của huyện Thường Tín được ghi trong Danh mục Di sản Văn hóa Hà Nội, có 19 di sản là nghề thủ công truyền thống. Toàn huyện có 35 nghệ nhân được nhà nước và các tổ chức phong tặng danh hiệu, trong đó có 3 nghệ nhân nhân dân, 5 nghệ nhân ưu tú và 27 nghệ nhân Hà Nội.

Thường Tín có nhiều làng nghề nổi tiếng hình thành từ sớm và gắn bó với người dân địa phương hàng trăm năm nay. Các làng nghề của Thường Tín có tính sáng tạo cao với các sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc văn hóa, như bánh dày Quán Gánh, thêu Thắng Lợi, thêu Quất Động, điêu khắc Nhân Hiền… nổi tiếng trong và ngoài Hà Nội.

Đặc biệt, nghề thêu phục chế trang phục cung đình ở làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng nghề sơn mài Hạ Thái được vinh danh làng nghề tiêu biểu cấp Thành phố và được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận là “Điểm du lịch làng nghề” năm 2019. Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân, làng nghề lược sừng Thụy Ứng và đồ gỗ cao cấp Vạn Điểm cũng được công nhận là “Điểm du lịch làng nghề”.

Sản phẩm của các làng nghề truyền thống Thường Tín có sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật của người làm nghề, kết tinh giá trị thẩm mỹ, bàn tay và khối óc tài hoa của các nghệ nhân, thợ lành nghề qua nhiều thế hệ; chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế cho người dân, mà còn phản ánh sinh động lối sống, phong tục, tập quán và ước mơ, khát vọng của người Thượng Phúc, người Thường Tín từ xưa đến nay.

Do đó, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa của các làng nghề truyền thống của huyện vừa khơi dậy và lan tỏa sức sáng tạo, vừa góp phần hình thành thương hiệu riêng.

Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”
Những người thợ thêu Quất Động bằng đôi bàn tay khéo léo đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của hồn dân tộc để tạo nên những tác phẩm rực rỡ, sinh động tô đẹp cho đời. (Ảnh: Phạm Thảo)

Chính vì vậy, các làng nghề truyền thống thực sự là nguồn tài nguyên văn hóa đặc sắc, là thế mạnh để phát triển du lịch; du khách khi đến với làng nghề Thường Tín vừa có cơ hội được tham quan nơi sản xuất, tiếp xúc với thợ thủ công, được trải nghiệm một vài công đoạn sản xuất, vừa có thể mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc.

Các làng nghề trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định cho người dân và đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tìm chỗ đứng cho nghề truyền thống

Tại buổi tọa đàm về Nghề thủ công truyền thống Hà Nội - Sáng tạo để phát triển, ông Bùi Công Thản - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín cho biết, những năm qua, huyện Thường Tín luôn quan tâm phát triển nghề nói chung, công tác duy trì và phát triển nghề truyền thống nói riêng; đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch; đầu tư xây dựng cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn.

Hằng năm, huyện dành một phần kinh phí hỗ trợ công tác đào tạo, nhân cấy nghề cho lao động, nhất là lao động trẻ, lao động tại các xã vùng sâu...

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Bùi Công Thản, công tác phát triển nghề và làng nghề trong những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Hầu hết doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn đều có hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp không ít khó khăn. Nguồn nguyên liệu không ổn định, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm; do thị trường biến động nên một số nghề truyền thống không phát triển...

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng các làng nghề, nhất là đường giao thông đã xuống cấp, hoặc chưa đồng bộ, môi trường làng nghề bị ô nhiễm… Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp căn cơ và đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống.

Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”
Huyện Thường Tín nổi tiếng với bánh dày Quán Gánh. (Ảnh: Đinh Luyện)

“Việc Hà Nội chính thức trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO được nhân dân Thủ đô, trong đó có người dân Thường Tín phấn khởi và kỳ vọng về một hình ảnh mới của Thành phố. Trong xu thế đó, làng nghề truyền thống với nhiều ưu thế nổi bật đã và đang góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô”, ông Bùi Công Thản nhấn mạnh.

Đại diện huyện Thường Tín cũng cho rằng, trước xu hướng thương mại hóa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trọng mục tiêu lợi nhuận, coi nhẹ các giá trị văn hóa của sản phẩm thủ công truyền thống, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là người dân ở các làng nghề về vị trí, vai trò và giá trị văn hóa của các sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề. Phát huy tính sáng tạo của người dân làng nghề, góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.

Cùng với đó là rà soát các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với thực tế. Có phương án bảo tồn, khôi phục và phát triển các làng nghề, nhất là các làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương và làng nghề có giá trị bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền thống…

Phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”
Xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín đón nhận Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công nhận Làng nghề mộc Vạn Điểm là điểm du lịch Làng nghề mộc cao cấp.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chú trọng công tác quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các làng nghề được công nhận theo tiêu chuẩn về vốn đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức các tuyến du lịch làng nghề, bảo đảm hiệu quả kết hợp giữa các làng nghề truyền thống với du lịch.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề cho người lao động và các cơ sở sản xuất để tạo ra các sản phẩm phong phú, có giá trị kinh tế cao mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa.

Tiếp tục có chính sách chăm lo, hỗ trợ, tôn vinh các thế hệ nghệ nhân làng nghề. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển ngành, nghề nông thôn, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, góp phần giữ gìn và quảng bá văn hóa truyền thống và đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp - nông thôn.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động