KỶ NIỆM 45 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979 -17/2/2024)

Phát huy truyền thống bảo vệ Tổ quốc, xây dựng môi trường hòa bình

45 năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam về bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đồng thời, gửi thông điệp hòa bình đến mọi người dân và các quốc gia trên thế giới.
Hồi ức của những cựu binh về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia trong mọi tình huống

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc diễn ra cách đây tròn 45 năm. Khi đất nước vừa bước ra từ hai cuộc chiến tranh, còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn do tàn dư chiến tranh để lại, thì toàn dân tộc lại bước vào một cuộc chiến đấu đầy cam go, thách thức để bảo vệ toàn vẹn biên giới, chủ quyền Tổ quốc.

3h30 ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc bất ngờ sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó huy động 600.000 quân, hơn 500 xe tăng, xe bọc thép, hàng nghìn khẩu pháo các loại tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam dài hơn 1.400km. Hướng tấn công chủ yếu là Lạng Sơn và Cao Bằng; hướng quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn); hướng phối hợp là Phong Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh, thu hút lực lượng là Quảng Ninh và Hà Tuyên.

Phát huy truyền thống bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau xây dựng môi trường hòa bình
Bị tấn công bất ngờ, nhưng quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu bảo vệ toàn vẹn biên giới của Tổ quốc (Ảnh Tư liệu)

Trước tình cảnh Tổ quốc bị xâm lăng, một lần nữa, quân và dân Việt Nam không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, khẳng định quyền tự vệ chính đáng của mình. Vậy là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc chính thức bắt đầu.

Phát huy tinh thần độc lập, khát vọng tự do và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của tổ tiên để lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, mặc dù phải đối mặt với đội quân lên tới 600.000 người, lại được trang bị khí tài hiện đại, trong bối cảnh quân đội ta đang dồn lực lượng cho mặt trận biên giới Tây Nam và Campuchia, nhưng quân đội ta, nhân dân các địa phương miền núi phía Bắc vẫn anh dũng chiến đấu, bẻ gãy các cuộc tiến công của địch, làm suy yếu lực lượng đối phương và dần đẩy lùi quân địch. Đến ngày 18/3/1979 Trung Quốc rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc diễn ra trong vòng một tháng. Tuy nhiên, những xung đột còn kéo dài trong 10 năm sau đó, cho đến năm 1989. Những năm đó, Trung Quốc vẫn duy trì quân đội áp sát biên giới Việt Nam, thường xuyên gây tình trạng căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, thực hiện kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Phải đến tháng 10/1989, khi Trung Quốc rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, quân đội chủ lực của hai bên cũng rút khỏi đường biên giới hai nước, các hoạt động chiến tranh mới thật sự chấm dứt.

45 năm đã trôi qua, nhìn lại chiều dài của lịch sử dân tộc, thêm một lần nữa khẳng định: Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình; muốn làm bạn với tất cả các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Song trong bất luận hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không chấp nhận thân phận nô lệ, không để ngoại bang xâm lược lãnh thổ, chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Chúng ta có thể hy sinh, mất mát nhưng sự chính nghĩa luôn chiến thắng; Đất nước luôn vẹn toàn, như lời bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam Vua Nam ở/Rành rành định phận bởi sách trời/Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời’!

Với phương châm hướng tới tương lai để cùng nhau phát triển, thực hiện đường lối của hai Đảng, Nhà nước, trong 33 năm qua kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ (1991 - 2024), mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc ngày càng tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa… Trung Quốc là một trong 6 quốc gia có mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta, hợp tác kinh tế - thương mại biên giới, cửa khẩu của hai bên không ngừng tăng trưởng với kim ngạch thương mại chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng....

Quan hệ hữu nghị, hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu. Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc quyết tâm gìn giữ, vun đắp mối quan hệ truyền thống tốt đẹp; góp phần vì hòa bình trong khu vực và thế giới. Với nỗ lực và sự hợp tác của hai bên, tình hình biên giới và khu vực biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc được duy trì ổn định, đường biên và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, an ninh, trật tự được bảo đảm. Nhiều hoạt động ý nghĩa như kết nghĩa, giao lưu văn hóa giữa hai nước; nhân dân khu vực biên giới hai bên tích cực giúp nhau, hợp tác và phát triển kinh tế, là cầu nối của tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước và nhân dân biên giới.

Phát huy truyền thống bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau xây dựng môi trường hòa bình
Chăm lo gia đình các chiến sĩ, liệt sĩ, gia đình các thương, bệnh binh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nói chung, đồng bào dân tộc các tỉnh biên giới nói riêng, trong đó có Hà Giang luôn được Đảng, Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền các địa phương quan tâm. (Ảnh: CAHG)

…Cuộc chiến biên giới phía Bắc là một phần trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nên Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của các anh hùng, liệt sĩ, nhân dân đã chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, giáo dục cho thế hệ trẻ và nhắc nhở tất cả các thế hệ người dân Việt hôm nay và mai sau phải trân trọng giá trị của hòa bình, xây dựng đất nước giàu mạnh, đủ sức đối phó với mọi tình huống, có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Những năm qua, cùng với việc tìm kiếm và quy tụ hài cốt liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc về nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang), Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với thân nhân, gia đình liệt sĩ. Đáng chú ý là Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 và Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở các văn bản này, hàng chục vạn người trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc đã được giải quyết chế độ trợ cấp một lần; hàng trăm đối tượng được giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng.

Về kinh tế, nhiều năm qua Đảng, Nhà nước đã dành nguồn lực cho việc phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế các tỉnh biên giới. Nếu có dịp ghé thăm các địa phương, đặc biệt những nơi từng bị chiến tranh tàn phá, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng về sự đổi thay. Kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Hôm nay, chúng ta đang sống những ngày đầu xuân của năm Giáp Thìn 2024, nhắc lại quá khứ là để tri ân những người đã ngã xuống bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc; để nhắc nhớ thế hệ hiện tại và mai sau truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc và trách nhiệm với Tổ quốc, biết trân quý hòa bình. Chỉ có hòa bình mới mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người và sự hưng thịnh cho mỗi quốc gia, dân tộc.

Hà Lê

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô vui mừng, ủng hộ sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội. Đồng thời, tin tưởng “cuộc cách mạng” này sẽ đem lại một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, gần dân và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động