Phát huy vai trò chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Năm 2020, xã Tự Lập (huyện Mê Linh) đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Có được thành tựu trên là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả của chính quyền xã Tự Lập nói riêng và sự vào cuộc quyết liệt của huyện Mê Linh nói chung.

Làng nghề tăm hương hối hả vào vụ TếtĐưa nông hộ tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng thịt heo VietGAPHà Nội sẽ hỗ trợ ít nhất 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến

Xã Tự Lập nằm ở phía Tây Bắc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 671,75 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 488,06 ha, diện tích đất phi nông nghiệp có 181,87 ha, đất chưa sử dụng có 1,82 ha. Cơ cấu tổ chức xã gồm có hai thôn là thôn Yên Bài và thôn Phú Mỹ.

Phát huy vai trò chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Nhờ công tác chỉ đạo sát sao của chính quyền, thu nhập của người dân xã Tự Lập (huyện Mê Linh) ngày càng được cải thiện.

Thực tế cho thấy, xã Tự Lập là một xã có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Theo đó, xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi (có đường tỉnh lộ 308 và đường liên xã Tiến Thắng – Tự Lập – Vạn Yên). Cùng đó, xã cũng có đội ngũ lao động đông đảo, có kỹ năng canh tác tốt.

Xác định rõ những tiềm năng có thể đưa xã phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, góp phần đưa sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tiến nhanh và mạnh hơn.

Đáng chú ý phải kể đến công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân. Đối với công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, Ủy ban nhân dân xã Tự Lập đã chỉ đạo 2 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp làm tốt các khâu dịch vụ, phối hợp với công ty khai thác công trình thủy lợi Mê Linh phục vụ nước đảm bảo sản xuất đúng lịch mùa vụ. Tổ chức diệt chuột bảo vệ sản xuất; dịch vụ giống lúa, ngô..

Trong công tác bảo vệ thực vật, cán bộ bảo vệ thực vật xã chủ động và phối hợp với cán bộ Hợp tác xã thăm đồng thường xuyên, tuyên truyền tiến bộ kỹ thuật chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại mạ và lúa. Xã quán triệt, thực hiện tốt công tác dự thính, dự báo, quản lý dịch hại, thông báo khuyến cáo thời điểm phòng trừ sâu, bệnh hại. Tổ chức kiểm tra và ký cam kết với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng vật tư và thuốc trong danh mục cấm sử dụng.

Để thực hiện hiệu quả công tác nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân, Ủy ban nhân dân xã đã tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động các hộ dân trong vùng quy hoạch trang trại thực hiện dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình theo hướng tập trung; tuyên tuyền về Kế hoạch xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ vậy, Ủy ban nhân dân xã Tân Lập đề ra các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế, hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.

Từ những cố gắng của chính quyền và nhân dân, kinh tế hộ gia đình xã Tân Lập từng bước được nâng cao. Nếu trong năm 2019, mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 45.550.000 đồng/ người/ năm thì năm 2020 mức thu nhập bình quân đầu người đạt 50.200.000 đồng/ người/ năm, tăng 4.650.000 đồng/ người/ năm.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động