Phát triển không gian công cộng cần đồng bộ với quy hoạch

(LĐTĐ) Cùng với quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số khiến Hà Nội phải đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng nhiều khu nhà mới; phát triển hạ tầng giao thông, giáo dục… Tuy nhiên, không gian công cộng lại đang dần bị thu hẹp, nhiều khu đô thị mới mọc lên trong khi diện tích đất dành cho mục đích công cộng không được chú trọng, thậm chí nhiều nơi bị lấn chiếm, nhiều dự án bị hoang hóa khiến cuộc sống đô thị vốn ngột ngạt càng trở nên ngột ngạt hơn.
Cải thiện không gian sống cho người dân Thủ đô Chuyển đổi di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo

“Khát” không gian công cộng

Trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thì những ngày này, Hà Nội đang phải hứng chịu cái nắng nóng cao điểm của mùa Hè. Thế nhưng, bất chấp việc chính quyền Thành phố yêu cầu hạn chế tụ tập đông người, tại các địa điểm công cộng như công viên, vườn hoa hay các không gian công cộng như Hồ Tây, Hồ Gươm… vẫn chật kín người dân tập thể dục, hóng mát, vui chơi. Điều này cho thấy thực trạng không gian công cộng, không gian xanh ở Hà Nội không chỉ đang thiếu trầm trọng, mà ngày càng bị bó hẹp trong không gian đô thị chật chội.

Phát triển không gian công cộng cần đồng bộ với quy hoạch
Người dân ở các khu đô thị lớn của Hà Nội vẫn “khát” không gian công cộng.

Theo khảo sát của Tổ chức thành phố sống tốt (Healthbridge) Việt Nam, cùng với quá trình đô thị hóa, Hà Nội hiện đang thiếu rất nhiều vườn hoa, sân chơi trong các khu vực dân cư, đặc biệt trong khu vực nội thành; đất được dùng làm không gian công cộng chỉ chiếm chưa đầy 2% tổng quỹ đất, trong khi theo quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang đặt mục tiêu, chỉ tiêu bình quân cho khu vực trung tâm là 3,02m2/người. Mặc dù vậy, chỉ tiêu đó vẫn thấp hơn nhiều so với các thành phố khác trên thế giới như New York đang là 23,1m2/người; Paris 11,5m2/người…

Nguyên nhân được đề cập đến đó là, tại các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, việc phát triển không gian công cộng chưa thực sự được quan tâm, đầu tư quản lý như một dự án riêng biệt. Do đó, tỷ lệ không gian công cộng ở đô thị chỗ thiếu, chỗ thừa. Đặc biệt, các địa phương càng xa vùng lõi trung tâm thì mật độ không gian công cộng càng bị loãng, thậm chí không có không gian công cộng.

Một ví dụ cụ thể nhất ở Hà Nội đó là khu vực phố đi bộ Hồ Gươm, một trong những không gian công cộng lớn nhất của Thủ đô. Không thể phủ nhận việc hình thành phố đi bộ, tạo không gian công cộng, vui chơi cho người dân vào mỗi dịp cuối tuần đã cho thấy hiệu quả mạnh mẽ về những chính sách đúng đắn sẽ tác động tới nhận thức và sự phát triển đời sống tinh thần của người dân. Tuy nhiên, không gian công cộng này vẫn là sự kế thừa từ quy hoạch cũ thời Pháp. Trong khi đó, với sự gia tăng áp lực dân số, các sự kiện lớn thường xuyên được tổ chức ở đây khiến lượng người dân đổ về trở nên quá tải, diện tích thì không thay đổi dẫn đến việc người dân ken cứng mỗi khi có các sự kiện lớn diễn ra,…

Đề cập đến việc thiếu không gian công cộng, ông Đặng Thanh Sơn (ở Khu Đô thị Linh Đàm, Hoàng Mai) cho rằng, Khu Đô thị Linh Đàm hiện nay có gần 20 tòa chung cư cao tầng, đó là chưa kể các khu vực biệt thự, nhà liền kề… với hơn 10.000 dân. Tuy nhiên, không gian công cộng thiếu hụt trầm trọng, hầu hết các cư dân tại khu đô thị này vẫn đang dựa vào không gian công cộng cũ là hồ Linh Đàm. “Khu Đô thị đông đúc, chật chội, trong khi quỹ đất dành cho không gian xanh, không gian công cộng mới dường như không có. Do đó, người dân lại đổ xô vào trung tâm Hồ Gươm tìm chỗ vui chơi, giải trí mỗi dịp cuối tuần hay khi có các sự kiến lớn”, ông Sơn nói.

Không phải chịu áp lực về sự đông đúc như tại Khu Đô thị Linh Đàm, tuy nhiên, bà Trần Thanh Hiên ở Khu Đô thị Dương Nội (Hà Đông) lại chịu “nỗi khổ” khác khi không chỉ phải vượt qua chặng đường ken đặc vào giờ cao điểm tại tuyến đường Lê Văn Lương, bởi sự quy hoạch thiếu đồng bộ mỗi khi muốn đưa gia đình lên phố vui chơi hay tìm đến các không gian công cộng ở trung tâm Hà Nội; mà ngay cả không gian công cộng tại Khu Đô thị Dương Nội là Công viên Thiên văn học từ bao năm nay vẫn “nằm im” chưa hoạt động, điều đó không chỉ khiến người dân bức xúc mà còn gây lãng phí.

Cần sự đầu tư đồng bộ

Không chỉ thiếu đồng bộ trong quy hoạch đô thị, quy hoạch không gian công cộng, tại Hà Nội, nhiều điểm không gian công cộng như Công viên Thủ Lệ, Tuổi trẻ, Thống Nhất… đang thiếu sự đầu tư, duy tu; thậm chí, nhiều không gian công cộng còn bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, do đó không thu hút được người dân đến vui chơi, thư giãn.

Trước áp lực về việc gia tăng dân số, thiếu không gian công cộng, những năm gần đây, Hà Nội đã và đang đầu tư mở rộng các khu đô thị mới, xa trung tâm; đặc biệt, phát triển một số khu đô thị vệ tinh và đô thị thông minh, hiện đại ven đô theo hướng đồng bộ với các trung tâm thương mại hiện đại nhằm giảm áp lực về không gian công cộng tại khu vực nội đô. Trong đó, nổi bật là các khu đô thị mới ở Gia Lâm, Long Biên, Hoài Đức, Đông Anh hay các khu đô thị liền kề Thủ đô như Ecopark… đã thu hút được sự quan tâm của người dân.

Phát triển không gian công cộng cần đồng bộ với quy hoạch
Nhiều khu đô thị mới bắt đầu chú trọng đến việc phát triển không gian công cộng nhằm thu hút người dân.

Đáng chú ý, Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, 1 trong 19 chỉ tiêu cụ thể được xác định là cải tạo nâng cấp 45 công viên, vườn hoa hiện có và đầu tư xây dựng mới 5 công viên, vườn hoa… Để cụ thể hóa, mới đây, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo rà soát thực trạng công tác quản lý, duy tu, duy trì công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các giải pháp về đầu tư, quản lý sau đầu tư trong thời gian tới. Kế hoạch, danh mục công viên, vườn hoa cụ thể đề xuất đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trong giai đoạn 2021-2025... Như vậy, trong tương lai không xa, người dân Hà Nội hy vọng sẽ có thêm nhiều hơn các không gian công cộng để vui chơi, thư giãn.

Đánh giá cao những nỗ lực mở rộng, phát triển không gian công cộng của Hà Nội, tuy vậy, theo Kiến trúc sư Đỗ Văn Bình - Hội Kiến trúc sư thành phố Hà Nội, hiện Nhà nước và các cấp chính quyền cũng đã có những sự quan tâm nhất định đến không gian công cộng như diện tích trồng cây xanh được mở rộng, số lượng các công viên nhiều hơn, tổ chức các tuyến phố đi bộ… nhưng diện tích cho không gian công cộng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Để phát huy hết được hiệu quả, đặc biệt là việc giành lại các không gian công cộng để vận hành nó tốt hơn, thì cần phải có sự tham gia của cả cộng đồng, cùng sự liên kết giữa những nhà quản lý đô thị với các doanh nghiệp để tạo nên nhiều hơn các không gian công cộng cho người dân nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, xuống cấp và quản lý chồng chéo hiện có, rất cần xây dựng một chế tài xử lý thống nhất, nghiêm minh. Tựu trung lại, phải vì mục tiêu đưa hệ thống không gian công cộng phát triển một cách bền vững đi cùng với sự phát triển chung của đô thị./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin khác

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

Chung cư và “phép thử” trong cơn bão

(LĐTĐ) Căn hộ chung cư là một phần không thể thiếu của các khu đô thị lớn, tuy nhiên đi đôi với sự bùng nổ của loại hình nhà ở này là câu chuyện về kiểm soát chất lượng. Những hình ảnh được chia sẻ rộng rãi sau cơn bão số 3 vừa qua cho thấy rõ việc thi công không đảm bảo quy trình, làm việc thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM

(LĐTĐ) Trong quá trình lập quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, đã xuất hiện nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc về không gian ngầm và việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình có tầng hầm trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3

(LĐTĐ) Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản về việc phối hợp triển khai các biện pháp khắc phục, giải toả cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn Thành phố.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 đi qua, quận Hà Đông đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương, tổ dân phố tập trung lực lượng ứng trực và hỗ trợ người dân kịp thời khắc phục các hậu quả sau bão.
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn

(LĐTĐ) Bão số 3 với hình thái thời tiết và thiên tai bất lợi đã gây nhiều hư hại đến hệ thống cây xanh của Thành phố, ngay sau khi bão tan, trong sáng ngày 8/9, lực lượng chức năng các địa phương đã khẩn trương xử lý tình trạng cây xanh gãy đổ, đảm bảo an toàn giao thông.
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, ngành Công an đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, trong đó 8 tháng năm 2024 đã giải quyết 476.993 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 99,01%.
Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ, ứng trực sớm tại các điểm ngập úng trước khi bão số 3 đổ bộ

(LĐTĐ) Tính đến trưa 7/9, các sự cố cây gãy đổ do bão số 3 gây ra đã được địa phương của Hà Nội xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn. Các xí nghiệp thoát nước cũng đã triển khai lực lượng ứng trực tại các điểm tiềm ẩn úng ngập trên địa bàn.
Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

Xử lý nhiều trường hợp trông xe trái phép khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Trong 3 ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, từ 31/8 đến 2/9, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã phát hiện và xử lý 94 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó có 15 trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán, 12 trường hợp chiếm dụng vỉa hè trông giữ xe trái phép...
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Xem thêm
Phiên bản di động