Phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường bền vững

(LĐTĐ) Tại lớp tập huấn "Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, định hướng hữu cơ năm 2022", hơn 120 hội viên Hội Nông dân huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã được nghe PGS.TS Phạm Thị Vượng, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam chia sẻ về phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ; cùng vai trò của công nghệ vi sinh.
Chùm ảnh: Công tác chuẩn bị Lễ Khai mạc Đại hội thể thao huyện Quốc Oai lần thứ IX Điểm sáng trong phong trào thể dục thể thao

Chiều 23/9, tại Hội trường Ủy ban nhân dân thị trấn Quốc Oai, Hội Nông dân huyện tổ chức lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, định hướng hữu cơ năm 2022, cho các hội viên trên địa bàn huyện.

Phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường bền vững
Quang cảnh lớp tập huấn

Nội dung được truyền tải tại lớp tập huấn là một trong những vấn đề được người nông dân trong huyện quan tâm, đó là kiến thức khoa học kỹ thuật về công tác chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Bởi, đa số người nông dân ở đây đều cho rằng, việc chăn nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường là việc làm thiết thực để phát triển kinh tế an toàn, bền vững.

Bên lề lớp tập huấn, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thảo (cư trú tại thôn Nhân Nội, xã Đồng Quang) chia sẻ, trước kia nhà bà chăn nuôi trong một khu đất rất hạn chế, phải phân chia gia súc, gia cầm theo tầng; ngăn dưới chăn bò, lợn, ngăn trên chăn nuôi ngan, gà. Thế nhưng, việc chăn nuôi hỗn hợp gây ra ô nhiễm môi trường là tình trạng dễ thấy. Do đó, để bảo vệ môi trường, bà Thảo đã giảm số lượng vật nuôi.

Phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường bền vững
Bà Nguyễn Thị Thảo, cư trú tại thôn Nhân Nội, xã Đồng Quang.

“Tuy nhiên, nhờ có lớp tập huấn, người nông dân chúng tôi biết được nhiều kiến thức bổ ích để hỗ trợ trang trại chăn nuôi theo hình thức an toàn sinh học, có được năng suất cao, vẫn bảo vệ môi trường; biết cách xử lý ô nhiễm và có thêm cả nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi”, bà Thảo cho hay.

Tương tự, ông Nguyễn Anh Tiến (nông dân Tổ dân phố Đình Tổ, thị trấn Quốc Oai) cho biết, địa bàn thị trấn hầu hết đều có các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng về vấn đề phát triển sản phẩm sinh học lại chưa được phát triển mạnh.

Ông Tiến cho rằng: “Nông dân cần được trang bị phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học, theo hướng hữu cơ. Để giúp mô hình chăn nuôi thích ứng với môi trường hiện tại; cải thiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp; từ đó tạo sản phẩm ngon, an toàn cho người bà con”.

Từ góc nhìn của chuyên gia, PGS. TS Phạm Thị Vượng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học Quế Lâm, Phó Chủ tịch Hội Nông Nghiệp Tuần hoàn Việt Nam, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ thực vật Việt Nam chia sẻ: “Đa số người nông dân đã nhận ra những mặt trái của nông nghiệp lạm dụng hóa chất để dần chuyển đổi sang nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn; vừa hiệu quả, vừa an toàn cho môi trường.

Nhờ đó, những chương trình về Chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái từ trước tới nay được rất nhiều nông dân quan tâm. Đây là một cơ hội để thành phố Hà Nội đưa khoa học kỹ thuật về cho bà con nông dân thực hành và áp dụng vào việc sản xuất nông sản sạch, bền vững.

Là đơn vị tổ chức lớp tập huấn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai Nguyễn Thị Kim Thúy trao đổi với phóng viên, Hội viên nông dân toàn huyện rất khao khát được trang bị kiến thức về an toàn sinh học, sử dụng các chế phẩm vi sinh đưa vào trong chăn nuôi.

Phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường bền vững
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu tại lớp tập huấn.

“Với mong muốn sản xuất ra các sản phẩm nông sản an toàn sinh học trên địa bàn huyện, để không đưa hóa chất vào chăn nuôi và trồng trọt; Hội Nông dân huyện bắt tay vào việc tổ chức nhiều lớp tập huấn về an toàn sinh học trong chăn nuôi, hỗ trợ cho hội viên có được những kiến thức, giúp thay đổi suy nghĩ và thay đổi hành động của mỗi người nông dân”, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quốc Oai nói.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động