Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 28/12, tại Hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Giao thông Vận tải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thông tin về kết quả lĩnh vực giao thông vận tải của Thủ đô.
Trả lại gần 50 triệu đồng cho hành khách nước ngoài bỏ quên trên tàu Tết Giáp Thìn 2024: Ngành Đường sắt TP.HCM bổ sung thêm 3.000 vé tàu

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, năm 2023, lĩnh vực giao thông vận tải của Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trong đó, Dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã phê duyệt 7/7 dự án thành phần, khởi công 6/7 dự án thành phần trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Riêng Dự án thành phần 3 - đường cao tốc theo hình thức đối tác công - tư (PPP) đã phê duyệt dự án đầu tư và hiện đang khẩn trương triển khai các thủ tục tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.

Thành phố cũng đã nỗ lực tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội để hoàn thành đoạn trên cao vào quý II-2024 và vận hành toàn tuyến vào năm 2027. Đồng thời, đã trình Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh chủ trương đầu tư của tuyến đường sắt đô thị số 2 giai đoạn 1 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Cùng với đó, khởi công các dự án đầu tư quan trọng như: Cải tạo mở rộng quốc lộ 6 đoạn Hà Đông - Xuân Mai, triển khai tuyến đường nối cao tốc Đại lộ Thăng Long và cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; tuyến đường kết nối đường trục Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3; hoàn thành và đưa vào khai thác đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở; hoàn thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Hiện, Hà Nội đang chuẩn bị và thực hiện đầu tư hoàn chỉnh Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3 phía Bắc sông Hồng, Vành đai 3,5 và hệ thống các cầu vượt sông Hồng, sông Đuống…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Giao thông Vận tải Thủ đô vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Hiện nay, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt khoảng 12,13%, trong khi theo quy hoạch yêu cầu phải đạt 20 - 26%.

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng mới đạt 19,5% trong khi quy hoạch yêu cầu phải đạt 50 - 55%. Tốc độ tăng trưởng diện tích đất dành cho giao thông chưa cao (mới đạt 0,35%/năm) không theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện (từ 4 - 5%/năm). Do đó, tình hình ùn tắc giao thông cục bộ trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến phức tạp. Năm 2023, Hà Nội đã xử lý được 15/37 điểm ùn tắc nhưng lại phát sinh 11 điểm. Như vậy, trên địa bàn Thành phố hiện còn 33 điểm ùn tắc giao thông.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh, việc phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, vận chuyển nhanh được xác định là ưu tiên hàng đầu để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang diễn ra phức tạp, trong đó, việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị được xem là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô.

Theo quy hoạch hiện nay, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị (9 tuyến chính và 1 tuyến nối các đô thị vệ tinh), với tổng chiều dài 417,8km (trong đó 75,6km đi ngầm), tổng mức đầu tư dự kiến trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, thực tế đến nay, Thành phố mới chỉ hoàn thành 13km (tuyến đoạn Cát Linh - Hà Đông) và đang thi công 12,5km (tuyến 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội).

Để hoàn thành được 404,8km còn lại trong 12 năm tới (đến năm 2035) kinh phí cần bố trí thực hiện là khoảng 37 tỷ USD (tương đương khoảng 850 nghìn tỷ đồng).

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô
Việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị được xem là “xương sống” của vận tải hành khách công cộng Thủ đô.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tập trung tổ chức thực hiện hoàn thành: Luật Thủ đô (sửa đổi); điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi Quy hoạch chung Thủ đô (điều chỉnh) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thành phố sẽ tổ chức triển khai ngay việc lập, trình thẩm định phê duyệt điều chỉnh Đồ án quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch và làm cơ sở cho việc định hướng phát triển ngành.

Cùng đó, khẩn trương nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thành phố Hà Nội để thực hiện Kết luận số 49-KL/TƯ ngày 28-2-2023 của Bộ Chính trị về việc cơ bản hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội vào năm 2035.

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong quản lý, phát triển giao thông đô thị (triển khai hệ thống giao thông thông minh); ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, đặc biệt là các loại hình vận tải nhanh, khối lượng lớn; xây dựng hệ thống bản đồ số trực tuyến; hệ thống vé thông minh, vé liên thông đa phương thức các loại hình vận tải hành khách công cộng.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án công trình trọng điểm, trong đó có việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để đưa vào khai thác vận hành thương mại đoạn đường sắt đô thị trên cao Nhổn - ga Hà Nội tới đây.

Rà soát, lựa chọn danh mục công trình hạ tầng giao thông cấp bách, trọng điểm để tập trung triển khai đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng theo từng giai đoạn bảo đảm tính khả thi. Đối với việc phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, sẽ ưu tiên tập trung đầu tư dứt điểm theo tuyến bảo đảm đồng bộ trên toàn tuyến và bảo đảm khớp nối với các loại hình vận tải công cộng khác, phát huy hiệu quả đầu tư với các tuyến đang triển khai…

Nghiên cứu, xây dựng đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù riêng về huy động nguồn lực cho đầu tư các tuyến đường sắt đô thị, trong đó có việc triển khai xây dựng cơ chế đầu tư và hình thức đầu tư TOD, khai thác quỹ đất tại các nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị... để tạo nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng, quản lý khai thác vận hành các tuyến đường sắt đô thị…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.

Tin khác

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

Tăng tiện ích từ "số hóa" thẻ vé giao thông: Đặt hành khách vào vị trí trung tâm

(LĐTĐ) Hà Nội đã khai trương thẻ vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng và sắp tới là triển khai hình thức thẻ ảo offline dành cho khách hàng. Việc "số hóa" thẻ vé giao thông trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ trực tiếp nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng, giúp hành khách tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để nhận và dán tem vé tháng.
Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

Sập cầu Ngòi Móng trên ĐT445, tỉnh Hoà Bình

(LĐTĐ) Vào 4h sáng nay, cầu Ngòi Móng trên ĐT445 tỉnh Hoà Bình đã bị sập, rất may không có thiệt hại về người.
2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

2 xe khách va chạm trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, nhiều người thương vong

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giữa 2 xe giường nằm chở khách xảy ra rạng sáng nay tại cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết, nhiều người bị thương.
Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

Hà Nội: Sắp triển khai vé xe buýt ảo không cần Internet

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 20/9, đơn vị sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo offline cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

Công an Hà Nội phòng chống đua xe, đảm bảo đêm Trung thu an toàn

(LĐTĐ) Để bảo đảm người dân Thủ đô có 1 đêm Trung thu an toàn, nhiều tổ công tác 141 - Công an thành phố Hà Nội đã được triển khai tại các tuyến, địa bàn trọng điểm. Nhiều thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe không gắn biển kiểm soát, khi thấy lực lượng 141 đã quay đầu xe, chạy ngược chiều nhưng đều bị các mũi của tổ công tác "khóa chặt".
Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

Nhanh chóng khắc phục sự cố tàu điện Cát Linh - Hà Đông hoạt động trở lại bình thường

(LĐTĐ) Khoảng 19h ngày 17/9, đoàn tàu điện chạy từ Cát Linh về Hà Đông, khi đến ga Phùng Khoang, quận Hà Đông thì bất ngờ dừng lại. Theo tìm hiểu, tàu không thể tiếp tục khởi hành là do lỗi kỹ thuật, bởi vậy, đoạn từ Phùng Khoang đến Yên Nghĩa tạm đóng để xử lý sự cố.
Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, ngành Giao thông vận tải (GTVT) đã huy động mọi nguồn lực bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả của bão số 3. Đáng chú ý, ước tính thiệt hại đường bộ do bão gây ra khoảng 2.000 tỷ đồng.
“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

“Phép thử” cho giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) quét qua Hà Nội, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết cấu, hạ tầng giao thông. Minh chứng dễ thấy nhất là hàng loạt các trục giao thông xảy ra ngập úng, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông… Cơn bão số 3 là “phép thử” với năng lực ứng phó bão của ngành Giao thông Thủ đô trong việc khắc phục và giảm thiểu thiệt hại, tránh bị động trong mọi tình huống.
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu gặp vướng về giải phóng mặt bằng và vật liệu xây dựng

(LĐTĐ) Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện đang gặp khó và có nguy cơ chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng và thiếu vật liệu xây dựng.
Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

Ngày 16/9: Thông luồng đường thủy qua cầu Long Biên - Chương Dương

(LĐTĐ) Từ 11h ngày 16/9, các phương tiện tham gia giao thông đường thuỷ nội địa khu vực luồng qua khoang thông thuyền cụm cầu Long Biên - Chương Dương, có lý trình đường thủy nội địa từ Km181+000 đến Km184+500 sông Hồng, sẽ được phép lưu thông.
Xem thêm
Phiên bản di động