Phát triển thêm chợ đầu mối tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM: Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế cho doanh nghiệp Việt Thành phố Hồ Chí Minh: Đột phá trong quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM: Xuyên đêm kiểm tra vấn đề an toàn thực phẩm ở các chợ đầu mối |
Theo đó, nhằm đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong công tác theo dõi, thực hiện định hướng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trên cả nước, từ Trung ương đến địa phương, Sở Công Thương TP.HCM vừa báo cáo Bộ Công Thương về việc phát triển thêm chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố.
Một góc chợ đầu mối Hóc Môn, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Ảnh: Lâm Ngọc. |
Cụ thể, Thành phố đề xuất phát triển chợ đầu mối tại vị trí khu đất tọa lạc tại ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM với quy mô diện tích trên 100 ha. Chức năng chủ yếu là cung cấp các điều kiện cần thiết để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa nông sản và các loại hàng hóa khác (hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, xuất khẩu...); thực hiện khâu phân phối trong chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Phát triển hạ tầng phục vụ dịch vụ, nhất là dịch vụ logistic; phát triển các dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, giám định chất lượng hàng hóa và các dịch vụ thương mại khác). Đồng thời cung cấp thông tin thị trường; kết nối hình thành điểm đến tham quan, mua sắm phục vụ người dân, khách du lịch, hình thành các sản phẩm kinh tế đêm để gia tăng giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đêm trên địa bàn TP.HCM.
Chợ đầu mối nói trên được thiết kế theo định hướng hàng hóa đa dạng, ngoài các mặt hàng nông sản thực phẩm, còn có hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, xuất khẩu... Nhìn chung, mô hình hoạt động của chợ đầu mối được tổ chức theo hướng hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời góp phần kết nối giữa các nhà sản xuất với nhà phân phối
Về phương thức thực hiện, Nhà nước quy hoạch khu vực, bố trí quỹ đất và thực hiện giải phóng mặt bằng; doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất và quản lý, khai thác hoạt động chợ đầu mối.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, thành phố hiện có 3 chợ đầu mối gồm chợ đầu mối Thủ Đức (diện tích 20 ha) nằm ở cửa ngõ phía Đông thành phố, là chợ bán buôn với các ngành hàng trái cây, rau củ, hoa. Chợ nằm trong khu vực đô thị hóa và chợ hiện đang bão hòa, không có khả năng mở rộng. Chợ đầu mối Hóc Môn (10 ha) nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố, là chợ bán buôn với ngành hàng thịt heo, rau củ. Chợ hiện đang bão hòa, không có khả năng mở rộng.
Chợ đầu mối Bình Điền (65 ha, đã đầu tư và đưa vào khai thác giai đoạn 1 là 15 ha) nằm ở phía cửa ngõ phía Tây thành phố. Chợ gần như bão hòa, nhưng có khả năng mở rộng về phía Nam của thành phố, kết nối khu vực trung chuyển các sản phẩm thực phẩm từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn chung, 3 chợ đầu mối đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố, chiếm từ 50% - 70% nhu cầu về sản phẩm tươi và cung ứng khoảng 7.000 – 8.500 tấn thực phẩm mỗi đêm. Tuy nhiên, với cách thức vận hành chưa được thay đổi để thích nghi kịp thời với xu thế phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng, mặt bằng kiến trúc của các chợ đầu mối khá lạc hậu và những khó khăn, tồn tại, hạn chế khác đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chợ đầu mối trên địa bàn thành phố. Trong năm 2023.
Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu, định hướng phát triển chợ đầu mối tại TP.HCM nhằm đảm bảo cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cho người tiêu dùng tại thành phố và các địa phương lân cận. Trong khi đó, TP.HCM nằm ở Vùng Kinh tế điểm phía Nam, có vị trí trung tâm giữa 3 vùng gồm Vùng đồng bằng sông Cửu Long (thế mạnh về sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái), vùng Đông Nam bộ (thế mạnh về sản xuất công nghiệp, cảng biển, cây công nghiệp) và vùng Nam Tây nguyên (thế mạnh về khoáng sản, cây công nghiệp).
Điều này đã tạo cho TP.HCM thế mạnh về giao thương với các địa phương trong cả nước và các nước trong khu vực, hình thành nên trung tâm thương mại - dịch vụ của cả nước. Đây là một trong các điều kiện quan trọng để TP.HCM tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp để gia tăng phát triển hoạt động thương mại, qua đó, góp phần mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với các tỉnh/thành trong cả nước và nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Tin khác
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52
Nóng trong người khi nỗ lực gấp đôi, gấp ba chạy deadline cuối năm
Tiêu dùng 10/12/2024 12:24
Khai mạc Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản tỉnh Yên Bái năm 2024 tại Hà Nội
Tiêu dùng 06/12/2024 17:36
Những con số ấn tượng sau chương trình Online Friday 2024
Tiêu dùng 04/12/2024 16:14
Giá xăng ngày mai 5/12 sẽ giảm hơn 300 đồng/lít?
Tiêu dùng 04/12/2024 16:02
Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Cơ hội mua sắm đậm chất Tết cổ truyền
Tiêu dùng 01/12/2024 07:00