Phòng chống dịch tại chợ dân sinh: Không thể xem nhẹ!
Quận ủy Nam Từ Liêm ban hành Nghị quyết chuyên đề về phòng, chống dịch Covid-19 | |
Phát 20.000 tờ rơi tuyên truyền phòng chống dịch Covid- 19 tới công nhân |
Không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
Trước tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, các cấp các ngành của thành phố đã nhiều lần ban hành công điện về triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với tình hình dịch Covid-19 và phòng, chống bệnh cúm gia cầm. Tuy nhiên, khảo sát, những ngày qua tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội cho thấy, vẫn có nhiều tiểu thương chủ quan, không thực hiện nghiêm quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Việc giết, mổ gia cầm vẫn diễn ra công khai tại một số chợ dân sinh trên địa bàn thành phố. |
Dạo qua một số khu chợ dân sinh như: Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm); Xốm, La Khê (Hà Đông), một số chợ tạm tại làng Tân Mỹ (Nam Từ Liêm)… chợ Bạch Đằng, chợ tạm dốc Thọ Lão (Hai Bà Trưng) hay một số tuyến đường như Kim Giang, Mai Động, Tam Trinh… không khó để bắt gặp hình ảnh người kinh doanh ngang nhiên giết mổ gà, vịt tại chợ, thậm chí là ngay bên lề đường. Theo quan sát, việc giết mổ gia cầm tại các khu vực này thường diễn ra rất đơn giản, người kinh doanh chỉ dùng một nồi nước nóng nhỏ, một chậu nước đi kèm, là một con gà, con vịt hay một con chim bồ câu nhanh chóng bị giết thịt.
Điều dễ nhận thấy nhất là, khi giết mổ gia cầm xong, việc xử lý nước thải cũng rất bừa bãi. Người giết mổ gia cầm đổ ngay xuống cống thoát nước, thậm chí là hất chậu nước đỏ oạch ra đường, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, mất cảnh quan đô thị và gây ảnh hướng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặc dù việc giết mổ diễn ra tại khu vực đông dân cư gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên, vấn đề trên dường như không được người tiêu dùng quan tâm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là người tiêu dùng mong muốn được chứng kiến tận mắt người kinh doanh giết, mổ gia cầm, cùng với việc “ngại” giết mổ gia cầm tại nhà, vì thế hầu hết người tiêu dùng đều muốn người bán giết, mổ gà, vịt tại chỗ luôn cho mình mà không để ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. “Không đảm bảo hoàn toàn nhưng mình vẫn lựa chọn mua gia cầm sống vì sản phẩm tươi sống sẽ không bị ảnh hưởng bởi chất bảo quản. Còn việc giết mổ tại chỗ thì do tiện lợi, với cả về sẽ sơ chế lại. Nói gì thì nói việc vừa được chọn từ đầu lại được chứng kiến họ giết, mổ tại chỗ, như thế vẫn thấy an toàn hơn” – chị Thu Hằng, Hai Bà Trưng cho hay.
Việc giết mổ gia cầm tại chỗ diễn ra rất công khai là vậy, thế nhưng khi hỏi một số người kinh doanh gia cầm tại chợ, hầu hết mọi người đều cho rằng họ không biết đến quy định bị cấm giết mổ gia cầm tại chợ dân sinh, chợ tạm. Đặc biệt, tại những khu chợ này cũng không có biển bảng quy định cấm giết mổ, quan trọng hơn nữa đó là người mua luôn muốn người bán giết mổ luôn giúp mình tại chỗ. “Thường khi mua người mua vẫn thường nhờ chúng tôi giết mổ luôn, mỗi lần như vậy thì mất thời gian lắm, nhưng nếu không phục vụ thì lần sau họ sẽ không mua nữa” - chị Thủy, một người bán gia cầm tại chợ Kim Giang cho hay.
Cần kiểm soát chặt hơn
Trong bối cảnh dịch Covid-19, bệnh cúm gia cầm còn nhiều diễn biến phức tạp, các địa phương đều đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đặc biệt cấm giết mổ gia súc, gia cầm tại các chợ; đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại các chợ, phun thuốc khử trùng, tuyên truyền, hướng dẫn tiểu thương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Nhu cầu của người dân được sử dụng sản phẩm tươi, sống và an toàn là nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, để sử dụng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, theo quy định của Thành phố Hà Nội việc giết mổ ấy phải được diễn ra tại những khu vực nhất định, có kiểm soát và đảm bảo tiêu chuẩn, quy định về giết mổ, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh khi gia cầm có vấn đề về dịch bệnh. |
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, chi cục đang tập trung chỉ đạo trạm chăn nuôi và thú y các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, tham mưu chính quyền địa phương xử lý nghiêm vi phạm, tiến tới chấm dứt việc kinh doanh, giết mổ gia cầm sống tại các chợ để đưa vào giết mổ tập trung.
Từ đầu tháng 3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã triển khai 2 đoàn kiểm tra thực tế việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại xã, thị trấn, các cơ sở chăn nuôi, thu gom, giết mổ động vật, kinh doanh, bảo quản, sơ chế sản phẩm động vật. Cho đến cuối tháng 5, Sở sẽ tiếp tục tổ chức đoàn kiểm tra việc này. Ngoài ra, Sở cũng kiểm tra hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật liên ngành, các chợ có kinh doanh buôn bán động vật, sản phẩm động vật... và sẽ xử lý nghiêm các vi phạm.
Thực tế là vậy, nhưng để kiểm soát, hạn chế việc giết mổ nhỏ lẻ trong các chợ dân sinh, khu tập trung đông dân cư là không đơn giản, các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người kinh doanh về những bất cập, nguy hiểm của việc giết mổ tại chợ như không bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến môi trường... Đối với những hộ kinh doanh giết mổ tại chợ tạm không đáp ứng đủ yêu cầu, lực lượng chức năng sẽ tịch thu sản phẩm và xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Một điều vô cùng quan trọng nữa đó là người tiêu dùng cần thay đổi thói quen thay vì gia cầm sống nên sử dụng những sản phẩm đã qua giết mổ công nghiệp có tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ở thời điểm hiện tại, nguy cơ dịch bệnh Covid-19 và cả cúm gia cầm là rất đáng quan ngại, do vậy mỗi người cần chung tay để đẩy lùi dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Môi trường 24/11/2024 06:07
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07