Phục dựng toàn bộ nghi thức dân gian tại lễ hội Chùa Láng

(LĐTĐ) Sau 70 năm, lần đầu tiên lễ hội chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa) sẽ phục dựng toàn bộ nghi thức dân gian đã làm nên nét độc đáo riêng có của hội xuân xưa vùng kẻ Láng. Qua đó, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội chùa Láng và lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến người dân.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội truyền thống Chùa Láng Xuân Kỷ Hợi 2019 Chùa Láng – Chốn thiền tâm giữa lòng Hà Nội Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Di tích chùa Láng (tên chữ là Chiêu Thiền tự) thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, là một trong 12 di tích tiêu biểu của thủ đô Hà Nội được xếp hạng cấp quốc gia trong đợt đầu tiên của cả nước vào năm 1962.

Chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh và hiện thân của Ngài là vua Lý Thần Tông. Ngày 20/12/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 4611/QĐ-BVHTTDL công nhận lễ hội chùa Láng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Từ lâu dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Nhớ ngày mùng bẩy tháng ba/Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy”. Theo tập quán từ lâu đời, hằng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, đó cũng là ngày đồng thời Vua Lý Thần Tông được sinh ra, nên ngày này được lấy làm ngày chính Hội chùa Láng và Hội chùa Thầy.

Phục dựng toàn bộ nghi thức dân gian tại lễ hội Chùa Láng
Ban Tổ chức tích cực diễn tập chuẩn bị cho lễ hội chùa Láng.

Theo Phó Trưởng ban Quản lý di tích phường Láng Thượng Trần Quang Huy: Hội Láng xưa diễn ra trong 10 ngày được 9 làng tham dự, là hội lớn nhất và hấp dẫn nhất phía Tây kinh thành Thăng Long. Vì thế, cứ 10 - 15 năm mới rước Thánh một lần, đấy là năm đại hội “phong đăng, hỏa cốc”, “dân khang vật thịnh”.

Từ tháng Giêng, tháng 2, các cụ cao niên, các vị chức sắc đã bàn kén chọn thủ kiệu, hàng đô. Dân làng lo chuẩn bị lễ vật, hàng giáp làm pháo lệnh, pháo thăng thiên để cho cuộc “Đấu thần”. Đường xá dọn dẹp phong quang, đội nữ múa dâng hoa luyện tập từ sau Tết.

Đội rước gồm hai cụ thủ kiệu, là người có uy tín trong dân. Cụ thủ kiệu chân đi hia, mặc quần trắng, áo thụng xanh, đầu đội mũ tế. Các trai làng khiêng kiệu gọi là “hàng đô”, đầu đội mũ quả dưa, đóng khố ngang lưng, thắt bao đen, mình trần, quàng mảnh vải điều chéo qua vai gọi là khăn vắt.

Hội Láng bắt đầu bằng đám rước bát hương đến chùa Nền, với ý nghĩa Thánh về thăm nơi chôn rau cắt rốn, dâng lễ biểu hiện lòng hiếu thảo, kính trọng người đã sinh ra mình.

Sáng mùng 6 tháng 3, trước khi làm lễ Mộc Dục có bài khấn giải y, thất cà sa để mặc áo long bào, chứng tỏ ngày lên ngôi Hoàng đế.

Đám rước này không lớn, chủ yếu là rước bát hương. Náo nhiệt, hấp dẫn là mùng 7 tháng 3 với những nghi thức trang trọng và đám rước qui mô hoành tráng. Tối mùng 6 tháng 3, sau khi từ chùa Tam Huyền về, dân làng đưa tượng Thánh ra ngự ở lầu Bát giác. Nghi lễ múa chầu Thánh do 10 cô gái thanh tân thể hiện. Các cô mặc áo tứ thân, đầu vấn khăn nhiễu điều, váy lĩnh, thắt lưng hoa lý, đeo xà tích. Mỗi lòng bàn tay đỡ một ngọn nến đang cháy, mu bàn tay đeo một bông hoa. Hòa với tiếng đàn, tiếng sáo réo rắt, họ múa quanh lầu Bát giác.

Phục dựng toàn bộ nghi thức dân gian tại lễ hội Chùa Láng
Tái hiện lễ rước cổ truyền.

Sáng sớm ngày mùng 7 tháng 3, theo hiệu lệnh của hai cụ thủ kiệu, 18 kép “hàng đô” nhanh chóng xếp thành hai hàng ở sân chùa. Theo lệnh truyền, “hàng đô” từ từ rước Thánh ở lầu Bát giác ra chỗ sập đá ngoài Tam Quan, ngự trên cỗ kiệu đã được chờ sẵn.

Khi Thánh yên vị, chiêng trống nổi lên. Dứt một hồi 3 tiếng, dàn nhạc bắt đầu hòa tấu xen vào với tiếng pháo hiệu nổ. Hàng đô đặt kiệu lên vai bước ra cửa Tam Quan. Đến đây dừng lại chờ đám rước các làng khách đến hộ giá. Đám rước của 9 làng dài đến 1 cây số (7 làng thuộc tổng Hạ và làng Thượng Đình, Thượng Yên Quyết). Đoàn rước kiệu thứ tự khởi hành: Đi đầu là cờ ngũ hành, cờ bát quái, cờ tuyết mao, trống chiêng, ngựa gỗ đều che tàn.

Tiếp theo là chấp kích, bát bửu, tay văn, tay võ, phường đồng văn có đám múa Trống bồng, múa Sênh Tiền, phường Bát Âm, rồi đến Long Đình, bày hương hoa, bài vị được che Tán, Lọng, cuối cùng đến Long kiệu của Thánh. Sau kiệu Thánh là các vị chức sắc, các cụ cao niên, các vị sư sãi, cuối cùng đến dân làng và khách thập phương.

Phục dựng toàn bộ nghi thức dân gian tại lễ hội Chùa Láng
Người dân háo hức chờ mong từ các buổi diễn tập.

Đám rước đến cầu Yên Quyết thì dừng lại chờ kiệu Thánh “Độ Hà”, nghĩa là kiệu không đi trên cầu mà vượt qua sông. Kiệu nặng, sông sâu, khi khênh kiệu lội sông, phải giữ được thăng bằng - ấy là một việc khó, đòi hỏi “Hàng Đô” phải tài trí, khéo léo.

Sau lễ rước, từ mồng 8 tháng 3 trở đi, các vị chức sắc kỳ mục, các cụ phụ lão lần lượt tế ở chùa Láng. Đây là nét đặc biệt, chỉ có ở một vài nơi bởi được tế trong chùa tức là Thiền sư Từ Đạo Hạnh vừa là Phật vừa là Thánh. Đến ngày 15 tháng 3, lễ tạ, làm lễ giải triều phục, mặc áo cà sa nhà Phật cho Thánh.

Phục dựng toàn bộ nghi thức dân gian tại lễ hội Chùa Láng
Các buổi diễn tập có sự tham gia chị đạo của lãnh đạo phường và lực lượng công an.

Trải qua hàng trăm năm, lễ hội chùa Láng, vì nhiều nguyên nhân, có những giai đoạn bị gián đoạn trong thực hành tín ngưỡng. Gần đây nhất là khoảng thời gian từ năm 1953 đến nay, chùa Láng thường chỉ tổ chức hội lệ (tế, lễ tại chùa), các nghi thức rước, tục hèm không được thực hành đầy đủ.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Chùa Láng Phạm Thị Hồng Hải, lễ hội chùa Láng năm nay ghi dấu mốc lần đầu tiên sau 70 năm khôi phục lại đầy đủ các nghi thức cổ truyền, làm nên nét hấp dẫn của “hội trận” độc nhất vô nhị trong kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam.

Ủng hộ việc phục dựng lễ hội truyền thống Chùa Láng, ông Nguyễn Hoàng Giáp - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa cho hay: “Về lâu dài, để di sản trường tồn theo thời gian, quận sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng Chương trình hành động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội chùa Láng; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đơn vị quản lý, cộng đồng thực hành nghi lễ di sản và nhân dân tham gia lễ hội, tránh những hiểu biết sai lệch dẫn đến làm biến đổi các giá trị truyền thống”.

Lễ hội chùa Láng năm nay sẽ diễn ra từ ngày 25 - 27/4 (tức mùng 6 đến mùng 8 tháng ba năm Quý Mão). Ngày thứ nhất, mùng 6/3 sẽ diễn ra Lễ “Cáo yết” của đại diện chính quyền và một số cụ cao tuổi phường Láng Thượng tại Chùa Tam Huyền (phố Thượng Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) - nơi thờ Đức Thánh Phụ ( cha của Đức Thánh Láng Từ Đạo Hạnh).

Ngày thứ hai, ngày mùng 7 tháng 3: Khai mạc lễ hội (Thực hiện các nghi thức như: Lễ Thượng đường, đánh trống khai hội. đọc thần phả, dâng hương... tại chùa Láng). Rước kiệu từ chùa Láng đến chùa Hoa Lăng (phố Quan Hoa, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy). Tái hiện một số nghi thức truyền thống đặc sắc như: “Độ Hà”, “Đấu thần” trong quá trình rước kiệu Thánh. Thực hiện nghi lễ truyền thống tại chùa Hoa Lăngvà rước kiệu về lại chùa Làng

Ngày thứ ba, mùng 8 tháng 3, tổ chức các hoạt động dâng hương, trò chơi dân gian tại chùa Láng.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi 2 bàn thắng trong trận gặp Thái Lan, Xuân Son cách mốc 100 chỉ 1 bàn thắng

Ghi 2 bàn thắng trong trận gặp Thái Lan, Xuân Son cách mốc 100 chỉ 1 bàn thắng

(LĐTĐ) Với 2 bàn thắng trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ghi 2 bàn vào lưới Thái Lan, đồng thời anh cũng tiến sát mốc 100 bàn thắng trong sự nghiệp của mình.
Xuân Son lập cú đúp, tuyển Việt Nam chạm một tay vào cúp vàng AFF Cup 2024

Xuân Son lập cú đúp, tuyển Việt Nam chạm một tay vào cúp vàng AFF Cup 2024

(LĐTĐ) Trong một ngày Xuân Son thi đấu thăng hoa và lập cú đúp, tuyển Việt Nam giành chiến thắng đẹp với tỷ số 2-1 trước Thái Lan, qua đó tràn đầy tự tin để có thể hướng đến giấc mơ nâng Cúp trên đất Thái, điều mà từ trước tới nay bóng đá Việt Nam chưa từng làm được.
LĐLĐ quận Long Biên phát động thi đua đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Long Biên phát động thi đua đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên vừa phát động phong trào thi đua năm 2025 tới toàn thể đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn quận, tích cực hưởng ứng tham gia vào các phong trào thi đua thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn, đặc biệt chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, góp phần vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ quận và nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học năm 2025.
Xuân Son tỏa sáng, Việt Nam thắng Thái Lan 2-1

Xuân Son tỏa sáng, Việt Nam thắng Thái Lan 2-1

(LĐTĐ) Tối 2/1, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu chung kết lượt đi trên sân Việt Trì. Với 2 bàn thắng của Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam đã có chiến thắng 2-1 trước Thái Lan.
Những trường hợp bị từ chối kiểm định và quy định mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới

Những trường hợp bị từ chối kiểm định và quy định mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới

Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ từ chối kiểm định đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cùng với đó là việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức áp dụng chu kỳ kiểm định đối với xe cơ giới, xe mô tô, xe gắn máy.
Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

Chỉ được ghi hình, ghi âm lời nói người tham gia phiên toà khi nhận được sự đồng ý

(LĐTĐ) Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán tại phiên toà phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Giáo dục và đào tạo đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tin khác

Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

Hội tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Văn Miếu

(LĐTĐ) Ngày 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa làng nghề truyền thống Việt Nam trong chương trình "Quà tặng của nhân gian". Sự kiện diễn ra từ ngày 2 - 5/1, quy tụ những nghệ nhân xuất sắc từ khắp mọi miền đất nước.
Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

Tăng giá vé tham quan nhiều di tích, bảo tàng tại Hà Nội từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết số 44/2024/NQ-HĐND ngày 10/12/2024 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều điểm di tích, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn Thủ đô sẽ áp dụng mức phí tham quan mới từ ngày 1/1/2025, nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Định hướng đột phá năm 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch với nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực.
Chào năm mới 2025 và VTV Awards 2024: Đêm vinh danh những bứt phá

Chào năm mới 2025 và VTV Awards 2024: Đêm vinh danh những bứt phá

(LĐTĐ) Với chủ đề "Bứt phá" đầy ý nghĩa, chương trình "Chào năm mới 2025" của Đài Truyền hình Việt Nam sẽ được truyền hình trực tiếp từ Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội vào lúc 20h10 ngày 1/1/2025 trên kênh VTV1 và các nền tảng số.
Người họa sĩ “vẽ Xuân” lên hoa trái

Người họa sĩ “vẽ Xuân” lên hoa trái

(LĐTĐ) Qua đôi tay khéo léo của những người nghệ sĩ, những quả dừa, quả bưởi bỗng trở nên nhiều sắc màu và mang những lời chúc ý nghĩa cho một năm mới an khang, hạnh phúc.
Cảm xúc ngày cuối năm

Cảm xúc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Ngày cuối năm, tôi lặng ngắm tờ lịch cuối cùng với bao cảm xúc xáo trộn. Có lẽ, bạn cũng như tôi, khoảnh khắc này là lúc ta nhìn lại 365 ngày đã qua với những sắc thái của cuộc sống.
Quận Tây Hồ lần đầu tiên tổ chức Liên hoan các ban, nhóm nhạc năm 2024

Quận Tây Hồ lần đầu tiên tổ chức Liên hoan các ban, nhóm nhạc năm 2024

(LĐTĐ) Tối 28/12, Liên hoan các ban, nhóm nhạc lần đầu tiên được quận Tây Hồ tổ chức đã diễn ra sôi động tại sân khấu Không gian Văn hóa sáng tạo, mang đến sự tươi mới, đa dạng về phong cách trình diễn, thu hút đông đảo nhân dân và du khách, đặc biệt là khán giả trẻ Thủ đô.
“Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc

“Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc

(LĐTĐ) Ngày 1/1/2025, tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (81 Tân Nhuệ, Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra sự kiện thường niên "Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1" với hai nội dung chính: Trưng bày chuyên đề "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam" và toạ đàm giới thiệu ấn phẩm "Hành trình vì hòa bình" của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
VTV Countdown 2025: Đại nhạc hội chào năm mới tại 5 điểm cầu trên cả nước

VTV Countdown 2025: Đại nhạc hội chào năm mới tại 5 điểm cầu trên cả nước

(LĐTĐ) Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) sẽ tổ chức chương trình đặc biệt "VTV Countdown 2025 - Việt Nam chào ngày mới" được truyền hình trực tiếp trên VTV1 từ 22h10 ngày 31/12/2024 đến 0h15 ngày 1/1/2025.
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

(LĐTĐ) Ngày 25/12, tại Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập (10/10/1969 - 10/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã đến chúc mừng cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, viên chức của Nhà hát trước buổi lễ.
Xem thêm
Phiên bản di động