Quận Đống Đa: Kỳ vọng vào hiệu quả từ các dự án cải tạo chung cư cũ

Triển khai thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong năm 2022 là một trong những nhiệm vụ định hướng dài hạn phát triển Thủ đô, cải thiện chất lượng về nhu cầu ở cho người dân và chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với phát triển kinh tế. Người dân kỳ vọng, Đề án sớm hoàn thành, giúp ổn định cuộc sống của hàng nghìn hộ dân.
Quận Đống Đa: Tuyên truyền, triển khai kế hoạch khảo sát, kiểm định chi tiết chung cư cũ LĐLĐ quận Đống Đa đồng hành cùng doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh LĐLĐ quận Đống Đa: Triển khai hiệu quả hoạt động chăm lo cho người lao động

Mới đây, Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, Nghị định quy định rõ nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch cũng như quy định về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nghị định này được kỳ vọng sẽ là hành lang pháp lý tăng tốc tiến độ cải tạo lại các nhà chung cư cũ.

Trong đó, quận Đống Đa là nơi có số lượng các nhà chung cư cũ cao nhất thành phố Hà Nội. Thực tế hiện nay hầu hết chung cư cũ trên địa bàn quận Đống Đa đã hết niên hạn sử dụng, bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Đồng thời, do không được duy tu, bảo trì thường xuyên dẫn đến nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản người dân.

Do đó, thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa đã tổ chức nhiều Hội nghị tuyên truyền phổ biến Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn phường Kim Liên và Trung Tự.

Quận Đống Đa: Kỳ vọng vào hiệu quả từ các dự án cải tạo chung cư cũ
Hội nghị tuyên truyền phổ biến Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn phường Kim Liên.

Là cư dân sống tại khu tập thể cũ Kim Liên, bà Nguyễn Thị Kim Liên chia sẻ, bà đã sinh sống tại đây 25 năm. Theo bà Liên, kiện nay, khu tập thể cũng đã xuống cấp nhiều, xà gỗ trơ hết sắt, tường trát ngấm nước… ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Do vậy, hầu như người dân sống ở các nhà tập thể đều có nguyện vọng được cải tạo xây dựng lại.

“Mới đây, khi Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo chung cư cũ có hiệu lực, người dân chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi. Nghị định tạo ra sự đột phá mới, quy định cụ thể cơ chế như đất đai, huy động vốn, các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; việc bố trí nhà ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng chung cư cũng đã được quy định chi tiết. Đặc biệt, chính sách mới khẳng định, chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm tham gia vào quy hoạch và được tham gia lựa chọn chủ đầu tư…”, bà Liên hồ hởi bày tỏ.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND phường Kim Liên Nguyễn Quang Sơn cho biết, Nghị định 69/2021/NĐ-CP đã đi vào chi tiết, cụ thể những việc cần làm trong cải tạo chung cư cũ. Mới đây UBND phường Kim Liên cũng đã tổ chức tuyên truyền những bước đầu tiên. Công tác ban đầu này không phải chỉ để cải tạo sửa chữa mà bước này có 2 vấn đề. Đầu tiên, UBND phường sẽ phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội đi vào tổ chức, triển khai, kiểm định, giám định chất lượng từng khu nhà để cho ra các phương pháp bảo đảm an toàn cải tạo, sửa chữa. Tiếp đó, nếu khu chung cư cũ nào chưa đưa vào xây dựng mới ngay thì sẽ phải tổ chức cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người dân.

“Tại Hội nghị tuyên truyền mới đây, phường Kim Liên cũng đã xin ý kiến đại diện của người dân. Thực tế, người dân rất đồng tình, ủng hộ với những nội dung của Nghị định mới đã đưa ra”, Phó Chủ tịch UBND phường Kim Liên cho hay.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND phường Kim Liên, trên địa bàn phường hiện nay có 43 tòa nhà và 108 đơn nguyên, tất cả các công trình đều đã xây dựng trên 60 năm và đã xuống cấp. Nguyện vọng hiện nay của người dân đều là được quy hoạch, cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể để đảm bảo diện tích ăn ở, khu vực cảnh quan tốt hơn.

Quận Đống Đa: Kỳ vọng vào hiệu quả từ các dự án cải tạo chung cư cũ
Nguyện vọng hiện nay của người dân sống tại khu tập thể cũ là được quy hoạch, cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể để đảm bảo diện tích ăn ở, khu vực cảnh quan tốt hơn.

UBND phường Kim Liên cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng, theo kế hoạch. Cụ thể, tại phường Kim Liên dự kiến sẽ có 6 chung cũ cần cải tạo gồm: B15B, B21, B22, B24, B8A, B8B Kim Liên. Thời gian thực hiện khảo sát kiểm định bắt đầu từ 10/5-10/6/2022. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ 15/6-30/10/2022. Nội dung khảo sát chi tiết bên trong căn hộ, khảo sát kết cấu mái, kiểm tra chất lượng kết cấu và kiểm tra bên ngoài công trình. Ngoài ra, thí nghiệm kiểm tra cường độ, chất lượng và khả năng cốt thép bê tông.

Để tổ chức thực hiện triển khai kiểm định chi tiết các chung cư cũ trên địa bàn phường Kim Liên, UBND phường Kim Liên cũng đã có văn bản về việc phối hợp kiểm định các nhà chung cư cũ với Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội. Theo đó, UBND phường Kim Liên cũng đề nghị Công an phường xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực các chung cư cũ, thực hiện kiểm định đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên và thiết bị máy móc của Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội trong quá trình thực hiện công tác kiểm định.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa Hà Anh Tuấn, hiện trên địa bàn quận Đống Đa có 14 khu tập thể lớn với 461 nhà, đơn nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên của các nhà chung cư là 215ha với dân số khoảng 108,594 người. Đa phần, các nhà chung cư, tập thể cũ trên địa bàn quận được xây dựng từ những năm 1960-1980 của thế kỷ trước và đến nay cơ bản đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp.

Mới đây, qua các Hội nghị tuyên truyền phổ biến Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, người dân 2 phường (Trung Tự và Kim Liên) đã được tiếp cận, nghiên cứu kế hoạch khảo sát kiểm định chi tiết hiện trạng công trình, phổ biến những nét mới của Nghị định. Qua đó đồng thuận, kỳ vọng vào hiệu quả các dự án cải tạo nhanh chóng triển khai, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt người dân.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động