Quyết tâm chống đầu cơ, hàng giả dịp cuối năm

(LĐTĐ) Chỉ còn ít tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao, trong khi dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp tác động mạnh đến nguồn cung ứng hàng hóa, dễ dẫn đến hiện tượng găm hàng, đầu cơ... Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa bình ổn, cũng như kịp thời ngăn ngừa và hạn chế tình trạng tăng giá, đầu cơ, các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Hàng giả, hàng nhái bán qua livestream: Vì sao khó quản, khó xử lý? Vẫn nhức nhối nạn hàng giả, hàng nhái Cảnh báo “ma trận” mỹ phẩm giả

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các mặt hàng buôn lậu là khẩu trang, thuốc điều trị Covid-19, máy tạo oxy, que test Covid-19… Các đối tượng buôn lậu, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Đáng chú ý, tình trạng lợi dụng bán hàng lậu qua kênh thương mại điện tử (online) gia tăng.Từ sự quyết liệt vào cuộc của lực lượng Quản lý thị trường, nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại tại một số địa phương, đặc biệt là thị trường trọng điểm trên cả nước đã bị phát hiện và xử lý như thiết bị y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, thuốc điều trị bệnh Covid-19, bộ kit test nhanh Covid-19 giả nhãn hiệu/không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Quyết tâm chống đầu cơ, hàng giả dịp cuối năm
Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng nhái và xử lý tình trạng găm hàng, tăng giá dịp cuối năm.

Đáng lo ngại là gần đây, hành vi giả về nhãn hiệu, thương hiệu; giả về chất lượng, đo lường… diễn ra phổ biến ở mặt hàng xăng dầu, phân bón.Số liệu từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy, Trong 10 tháng năm 2021, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 36.755 vụ vi phạm, xử phạt, thu nộp ngân sách Nhà nước 282 tỷ đồng.

Riêng quý III/2021, xử lý hơn 12.600 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 41 tỷ đồng. Tổng cục Quản lý thị trường cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp các cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng tự giác chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước, không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm, chủ động tố giác những hành vi lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật…

Như thường lệ vào những tháng cuối năm, đặc biệt là thời điểm cận Tết, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân sẽ dần “tăng nhiệt”. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ rầm rộ bung hàng hóa ra thị trường. Thời điểm càng cận Tết, giá cả hàng hóa có thể sẽ tăng, gây bất lợi cho người tiêu dùng. Để đảm bảo không thiếu hàng hóa, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch cân đối cung-cầu hàng tiêu dùng phục vụ những tháng cuối năm và Tết Nguyên đán.

Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Sở Công Thương, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ thường xuyên bám sát diễn biến cung-cầu, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, qua đó kịp thời đưa ra các giải pháp điều hành. Đặc biệt, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng chương trình bình ổn thị trường, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm.

Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại nhiều năm nay, đó là ngoài những doanh nghiệp, những người làm ăn chân chính, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã lợi dụng thời điểm này để đẩy giá lên cao. Không dừng lại ở đó, một số khác cũng “tát nước theo mưa” để kiếm lời bất chính, tạo nên những “cơn sốt” giá làm tình hình thị trường phức tạp.

Nhằm kiểm soát vấn đề này, tại Hội nghị giao ban quý III/2021 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức gần đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, nhấn mạnh, từ nay tới cuối năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tăng lên, có thể sẽ dẫn đến tình trạng các đối tượng gian lận thương mại, buôn bán hàng giả và buôn lậu.

Do vậy, các lực lượng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả. Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu và việc quảng cáo, ghi nhãn thiếu minh bạch, gây hiểu nhầm, không đúng với bản chất hàng hóa để trục lợi, lừa dối người tiêu dùng. Trong đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả công tác…

Tăng cường kiểm tra, xử lý

Có thể thấy, sau khi các địa phương thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, hoạt động lưu thông hàng hoá trên thị trường dần được phục hồi, cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm trên thị trường cho người dân được cải thiện. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường hàng hoá trong nước sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của những biến động trên thị trường hàng hoá thế giới, giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng sẽ tiếp tục ở mức cao.

Quyết tâm chống đầu cơ, hàng giả dịp cuối năm
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ xuất xứ.

Đặc biệt, 2 tháng cuối năm là khoảng thời gian tập trung vào sản xuất, lưu thông và mua sắm chuẩn bị cho các ngày lễ, Tết. Dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí sẽ tăng trong các tháng cuối năm. Giá nguyên vật liệu thế giới tăng cao và bên cạnh đó xăng dầu tăng giá tác động tới giá của nhiều hàng hoá tiêu dùng. Do đó, dự báo các yếu tố làm giảm giá tiêu dùng trong thời kỳ giãn cách xã hội không còn tác động trong 2 tháng còn lại của năm. Tất cả các yếu tố này làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 2 tháng cuối năm sẽ tăng khá cao so với mức tăng giá bình quân 10 tháng năm 2021.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2021 ở mức 1,81% là điều kiện thuận lợi và có dư địa để kiểm soát lạm phát cả năm 2021 dưới mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay áp lực lên mặt bằng giá của một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá, bình ổn giá là rất lớn, bởi tác động từ cung cầu và khó khăn trong lưu thông hàng hóa. Trước thực tế này, đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo sát diễn biến thị trường, không lơ là và có các giải pháp điều hành phù hợp để bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.

Để triển khai các giải pháp cụ thể đảm bảo ổn định thị trường thời điểm cuối năm, theo Chánh Văn Phòng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Minh Phương, từ nay tới cuối năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ xuất xứ.

Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như: Thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng... Bên cạnh đó là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ, Tết hoặc khi dịch bệnh bùng phát, đối với các mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến kinh tế - xã hội.

Để triển khai các giải pháp cụ thể đảm bảo ổn định thị trường thời điểm cuối năm, theo Chánh Văn Phòng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Minh Phương, từ nay tới cuối năm 2021, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ xuất xứ. Trong đó, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như: Thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng... Bên cạnh đó là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ, Tết hoặc khi dịch bệnh bùng phát, đối với các mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến kinh tế - xã hội.

Cũng đề cập đến công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong kinh doanh Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng cho rằng, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh kéo dài vừa qua, sẽ xuất hiện tình trạng tồn kho hàng hóa, nhất là các mặt hàng có hạn sử dụng như thực phẩm, mỹ phẩm, tân dược, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… nhiều mặt hàng có nguy cơ bị tẩy xóa, thay đổi thông tin về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng để đưa ra tiêu thụ trên thị trường, do đó, lực lượng Quản lý thị trường cần tăng cường hợp tác chặt chẽ với các lực lượng chức năng, để đảm bảo công tác nhiệm vụ chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất.

Đặc biệt, từ thời điểm hiện nay đến Tết Nguyên đán, công tác phối hợp phải thường xuyên, liên tục như cần hợp tác thu thập, chia sẻ, chuyển giao thông tin liên quan đến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả giữa các lực lượng; công tác phối hợp với lực lượng tại các địa phương biên giới, địa bàn trọng điểm tăng cường kiểm tra, ngăn chặn không để hàng hóa nhập lậu vào thị trường, trong đó tập trung vào những mặt hàng trọng tâm, địa bàn trọng điểm./.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, qua quá trình phân tích số liệu thu thập được do các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp, vẫn còn hiện tượng dữ liệu không đầy đủ, thiếu tin cậy, phải rà soát lại mới có thể sử dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động