Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần

(LĐTĐ) Sáng 18/1, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam". Trên 30 hiện vật và các tài liệu, hình ảnh chọn lọc, trưng bày giới thiệu với công chúng những tác phẩm nghệ thuật tạo hình hổ trải dài trên 2.000 năm.
Giá trị kinh tế từ quất bonsai nghệ thuật Quất cảnh làng Tứ Liên giá nào cũng có Chiêm ngưỡng bộ sưu tập Gốm Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" được Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Khu di tích Lịch sử Đền Hùng và một số sưu tập của tư nhân, tổ chức nhằm chào mừng Xuân Nhâm Dần 2022.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, hình tượng hổ có lịch sử lâu đời trong văn hóa dân tộc. Đã có rất nhiều các tài liệu liên quan minh chứng hổ là đối tượng sùng bái và là vật tổ của nhiều bộ tộc từ thời tiền sử.

"Qua trưng bày, công chúng hiểu sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của linh vật hổ, cùng sự phát triển của hình tượng hổ trong mỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh đó, phần nào lý giải tại sao hổ trở thành một trong những linh vật quan trọng trong 12 con giáp Thập nhị chi", Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhấn mạnh.

Trưng bày được thể hiện theo niên đại kết hợp loại hình, giúp công chúng tìm hiểu và nhận thức sâu sắc hơn về sưu tập hiện vật, ý nghĩa của hình tượng hổ trong lịch sử văn hóa Việt Nam.

Ngoài những hình hổ trang trí bằng hoạ tiết chìm, người Đông Sơn còn thể hiện hình tượng hổ thông qua việc tạo ra những khối tượng tròn như: Bốn khối tượng hổ cắp mồi rất sinh động trên nắp thạp đồng Vạn Thắng (Cẩm Xuyên, Phú Thọ), tượng hổ kết hợp với rắn, voi trên chuôi dao găm Đông Sơn khai quật tại di chỉ Làng Vạc (Nghệ An)... Nghệ thuật điêu khắc, trang trí ở đây vừa mang tính tả thực vừa mang tính ước lệ, thể hiện sinh động sức mạnh bí ẩn của loài vật này.

Giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên, văn hóa Việt Nam tiếp thu sâu rộng các yếu tố văn hóa Trung Hoa. Hình tượng hổ theo đó cũng có những chuyển biến về tạo hình, ý nghĩa, nội hàm văn hóa. Hình tượng hổ thời kỳ này bắt đầu xuất hiện gắn với các quan niệm về Tứ Tượng hay còn gọi là Tứ Linh, Tứ Thần Thú: Thanh Long (phương Đông), Bạch Hổ (phương Tây), Chu Tước (Phương Nam), Huyền Vũ (Phương Bắc). Hổ trở thành một biểu tượng trong các thần thú mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo do vậy về cấu tạo, thể hình, biểu hiện xa rời hình ảnh của hổ trong thực tế.

Đến giai đoạn từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20, hình tượng hổ trên các cổ vật mang đậm dấu ấn của các triều đại phong kiến tự chủ.

Trưng bày mở cửa đến hết ngày 31/8/2022.

Một số hình ảnh tại trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam":

Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hình tượng hổ trong nghệ thuật 10 thế kỷ đầu Công nguyên thể hiện qua các loại bình thú/hổ tử, bích đồng hoặc đĩa đồng 3 chân thế kỷ 1-3.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Thạp làm bằng gốm hoa nâu, thế kỷ 13-14, trang trí hình hổ đuổi bắt ngựa trên lưng có cắm cờ hiệu.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Đến thế kỷ 15, hình tượng hổ xuất hiện nhiều trên gốm Chu Đậu, Hải Dương tiêu biểu như các loại đĩa gốm hoa lam và nhiều màu, hộp gốm hoa lam, mảnh gốm hoa lam, kendy…
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hổ xuất hiện nhiều trên gạch trang trí hình hổ, sóng nước thế kỷ 13-14, gạch trang trí hình hổ thế kỷ 16 và tượng hổ gốm Bát Tràng, niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786).
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hổ trong các lăng mộ thế kỷ 13-18.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Bức chạm hổ trên ô thoáng cửa thế kỷ 17 tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội).
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Hình tượng hổ trên tranh thêu đầu thế kỷ 20.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Tượng hổ trong bộ tượng 12 con giáp (Thập nhị chi) bằng ngọc, thế kỷ 18-19 (thiếu tượng Tuất) thuộc Sưu tập bảo vật hoàng cung triều Nguyễn.
Ra mắt bộ sưu tập “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đón Xuân Nhâm Dần
Chân đèn trang trí hình hổ, voi bằng đồng pháp lam, thế kỷ 19.
Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao

Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao

(LĐTĐ) Đến thời điểm hiện tại, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chính thức triển khai cấp Phiếu Lý lịch tư pháp ( LLTP) qua VneID trên địa bàn. Một số địa phương đạt tỷ lệ cấp Phiếu LLTP qua VNeID cao như: Hà Nội (82%), Thừa Thiên Huế (80%), Thành phố Hồ Chí Minh (trên 40%)…
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (25/12), giá dầu thế giới quay đầu tăng hơn 1%, so với mức giảm của phiên trước đó do triển vọng ngắn hạn và nguồn cung được thắt chặt. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,17 USD/thùng, tăng 1,34%; giá dầu Brent ở mốc 73,65 USD/thùng, tăng 1,31%.
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private

Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private

(LĐTĐ) “Kiến tạo những chuẩn mực mới và riêng biệt dành cho khách hàng cao cấp” là phương châm Techcombank luôn hướng tới khi xây dựng các chương trình đặc quyền dành cho các Hội viên Private.
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024

Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024; triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 25/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.

Tin khác

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

(LĐTĐ) Ngày 24/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Xem thêm
Phiên bản di động