Sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đi lên hay đi xuống?

Thị trường bất động sản (BĐS) sau đại dịch Covid-19 sẽ diễn biến thế nào? Hiện tại, đang có tình trạng nhiễu, loạn thông tin. Một luồng thông tin cho rằng thị trường BĐS sẽ nóng lên, ngược lại có luồng dư luận cho rằng thị trường BĐS đang chịu rất nhiều bất lợi, khó có thể nóng sốt trong thời gian tới, thậm chí là giảm giá mạnh. Góc nhìn của các chuyên gia về vấn đề này như thế nào?
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia: Điều tiết thị trường bất động sản Thị trường bất động sản: Xác lập “luồng xanh” để phục hồi

Thị trường BĐS như ''cá nhỏ hóng mưa''

Đang có tình trạng nhiễu loạn thông tin và các dự báo về thị trường BĐS trong thời gian tới. Có thể chia các dự báo, dự đoán, nhận định thị trường BĐS thành 2 luồng chính.

Luồng thứ nhất cho rằng, sau khi các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, thị trường BĐS sẽ bật tăng trở lại một cách mạnh mẽ.

Luồng dư luận lạc quan dựa trên các cơ sở như thị trường BĐS đã bị nén lại trong suốt 2 năm qua (2020 -2021). Khi các rào cản kiểm soát dịch được dỡ bỏ, những dồn nén sẽ được giải phóng, điều này sẽ kích hoạt thị trường BĐS bật tăng mạnh. Một cơ sở khác cũng ủng hộ cho luồng dư luận này đó là trong suốt 4 năm qua, thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng thiếu nguồn cung, tất yếu sẽ dẫn đến việc tăng giá, điều này sẽ kích hoạt các nhà đầu tư tham gia thị trường.

Sau đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đi lên hay đi xuống?
Sau đại dịch Covid-19, số điện thoại của người mua bán đất sơn trắng cả con đường

Ở hướng ngược lại, nhiều chuyên gia uy tín đưa ra các dự báo thị trường sau đại dịch Covid-19 sẽ rất ảm đạm. Các chuyên gia đưa ra nhận định dựa trên cơ sở, như các chính sách điều tiết thị trường vốn, bức tranh tổng thể của nền kinh tế cả nước sau đại dịch.

Về thị trường vốn, mặc dù nền kinh tế còn hết sức khó khăn nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn có động thái yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt dòng vốn đổ vào BĐS, công ty BĐS, xây dựng và hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp BĐS…

Về tình hình kinh tế chung, năm 2021 là năm chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Thị trường BĐS không thể nằm ngoài các tác động của đại dịch Covid-19…

Các chuyên gia còn cho rằng, thị trường BĐS sau đại dịch Covid-19 (tròn 1 tháng sau khi kết thúc giãn cách diện rộng) có một số biểu hiện sôi động nhưng đó chỉ là kết quả của việc “cá nhỏ hóng mưa”, thực sự các nhà đầu tư lớn vẫn đang hết sức thận trọng.

Nhà đầu tư thận trọng hơn

Chuyên gia Phan Công Chánh cho rằng, thị trường BĐS không có cơ sở dữ liệu rõ ràng và chuẩn mực như thị trường chứng khoán nên rất khó phân tích, đưa ra các nhận định có tính khoa học, thuyết phục. Các phân tích, dự báo thị trường chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế và nguồn dữ liệu riêng của chuyên gia, nên việc hình thành các luồng dư luận mâu thuẫn là việc bình thường.

Có thể nói, số đông nhà đầu tư trên thị trường BĐS đang khó khăn do tác động đại dịch Covid-19. Ngược lại cũng nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, hiện nay họ đang tích cực săn tìm và mua vào. Đại dịch Covid-19 chỉ làm chậm lại tiến trình đầu tư của họ thôi. Bối cảnh hiện nay là mặt bằng lãi suất ngân hàng cả huy động và cho vay đang rất thấp, dòng tiền cần chỗ để chảy vào, trong đó có BĐS vốn là kênh đầu tư được ưa chuộng.

“Hiện tại, các nhà phân tích cho rằng có một số yếu tố bất lợi cho thị trường BĐS, chẳng hạn như dòng vốn từ các tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát chặt. Có dư luận cho rằng 30% tổng nguồn vốn đổ vào BĐS từ tổ chức tín dụng. Như vậy, có nhiều nguồn vốn khác đồng thời đổ vào BĐS, trong đó phần vốn tự có trong dân chiếm tỷ lệ lớn. Tôi đồng ý rằng, thị trường BĐS có phụ thuộc vào nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, tuy nhiên nó không phải là 100%. Cần có những số liệu chính xác về tỷ trọng các nguồn vốn đổ vào BĐS thì mới có thể có những kết quả phân tích thuyết phục. Tuy nhiên, việc NHNN chỉ đạo siết tín dụng đổ vào BĐS sẽ dẫn đến những tác động nhất định, nhưng để nói việc siết tín dụng sẽ tác động mạnh lên thị trường thì chưa thỏa đáng”, chuyên gia Phan Công Chánh nhận định.

Cũng theo chuyên gia Phan Công Chánh, thị trường BĐS mới chỉ tái khởi động trở lại được hơn 1 tháng, các phản ứng của thị trường chưa định hình xu hướng. Tuy nhiên, có thể nói thị trường trước và sau đại dịch sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là hành vi và “khẩu vị” của nhà đầu tư có sự xê dịch nhiều.

Sau dịch bệnh, các nhà đầu tư sẽ không sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều như trước. Nếu như trước đây vay kịch trần để đầu tư BĐS thì nay các nhà đầu tư sẽ kỹ lưỡng hơn nhằm giữ được cân đối tài chính. Hành vi đầu tư giờ chắc chắn sẽ kỹ lưỡng hơn, một phần là do các nhà đầu tư lo lắng nếu có tình huống biến động mạnh như đại dịch Covid-19, một phần cũng phòng thủ.

Đáng lo cho các thị trường BĐS mới nổi

Khi được yêu cầu đưa ra nhận định về diễn biến thị trường BĐS trong thời gian tới, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho biết: “Tôi vẫn bảo lưu quan điểm, sau đại dịch, thị trường BĐS khó mà phát triển nóng sốt, thậm chí nhiều khu vực giá sẽ giảm 20-30%...”

Cũng theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, các nhà đầu tư đang tự mâu thuẫn khi trông chờ vào khả năng bật tăng của thị trường BĐS sau đại dịch Covid-19. Thực tế, số đông các nhà đầu tư, ai cũng biết tình hình làm ăn đang khó khăn. Ai có nhà đất, căn hộ… đều biết rằng, việc cho thuê khai thác rất là khó, đất thì thanh khoản không mạnh. Trong khi đó, nhìn đại thể, số đông vẫn có cảm nghĩ BĐS vẫn tăng chứ không giảm. Thị trường BĐS sau đại dịch Covid-19 đang đầy mâu thuẫn trong hướng đi.

“Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là thị trường BĐS liên quan đến du lịch. BĐS có yếu tố du lịch hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng giá trị của thị trường BĐS. Các thị trường BĐS mới nổi của Việt Nam như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu… đều liên quan mật thiết đến du lịch. Du lịch là động lực và là trụ cột chống đỡ cho các thị trường BĐS mới nổi. Chúng ta đều biết, gần 2 năm nay, ngành du lịch gần như chết đứng, kéo theo thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng đáng sợ. Chỉ khi nào dịch vụ du lịch hồi phục hoàn toàn thì BĐS dựa vào du lịch mới có khả năng gượng dậy, cần rất nhiều thời gian và một nguồn vốn khổng lồ”, chuyên gia Đinh Thế Hiển nhận định.

Đánh giá về tác động việc siết tín dụng đổ vào BĐS, chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng, BĐS là tài sản thế chấp rất vững chắc, tuy nhiên nó cũng là quả bom nổ chậm khi mà tính thanh khoản có vấn đề. Các ngân hàng dựa vào BĐS tăng hiệu quả kinh tế và tăng trưởng tín dụng, khi nợ xấu xuất hiện, cần thu hồi vốn về, việc bán tài sản thế chấp là đất tính thanh khoản thấp. Việc hạn chế cho vay BĐS của NHNN giữa năm 2021 ngay giữa cao điểm đại dịch là động thái gửi đi nhiều thông điệp.

Theo Huy Khánh/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/sau-dai-dich-covid-19-thi-truong-bat-dong-san-di-len-hay-di-xuong-441392.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

55 lô đất trúng đấu giá ở huyện Thanh Oai đã bỏ cọc

(LĐTĐ) Tính đến hôm nay (16/9), chỉ có 13 lô đất trong phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai ngày 10/8 hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, toàn bộ lô có giá trúng từ 80 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng đều bị bỏ cọc.
Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

Nhà chung cư sẽ dẫn dắt thị trường

(LĐTĐ) Các luật về kinh doanh bất động sản, đất đai và luật đầu tư bất động sản chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, rất khó để có thể có sự tăng trưởng đột biến về giá cũng như nguồn cung trong thị trường, do cần có một khoảng thời gian để các luật này đưa vào thực tiễn đời sống. Trong bối cảnh thị trường còn khó đoán định, phân khúc nhà ở chung cư vừa túi tiền vẫn sẽ giữ đà phục hồi và dẫn dắt thị trường trong 6 tháng cuối năm.
Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

Thông tin mới về việc kiểm tra 2 vụ đấu giá đất ở huyện Thanh Oai và Hoài Đức, Hà Nội

(LĐTĐ) Sau khi tiến hành kiểm tra đột xuất, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thông tin kết quả ban đầu về quá trình đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và Hoài Đức (Hà Nội) diễn ra trong tháng 8/2024.
Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

Tiếp tục dừng đấu giá đất ở huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Theo dự kiến, buổi đấu giá 57 thửa đất (đợt 1) tại xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 8/9. Tuy nhiên, mốc thời gian này đã bị huỷ bỏ. Hiện thời gian tổ chức lại vẫn chưa được xác định.
Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

Vì sao giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh?

(LĐTĐ) Sau đà tăng “phi mã” hồi đầu năm, căn hộ chung cư ở Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới trung bình trên 40 triệu đồng/m2. Những tưởng giá chung cư sẽ đứng yên một thời gian, nhưng từ đầu tháng 8 đến nay tiếp tục nhích lên, trung bình 60 triệu đồng/m2.
Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

Dừng đấu giá đất ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Hai phiên đấu giá với tổng 52 thửa đất vào ngày 26/8 và 9/9 tại huyện Hoài Đức đã bị tạm dừng.
Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

Kỳ vọng thị trường bất động sản ổn định

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực. Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", nhà đầu tư cũng phải là người làm thật, chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ hạn chế khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực.
Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

Xác minh nhóm đối tượng “thổi giá” đất nền thông qua các phiên đấu giá ở Hà Nội

(LĐTĐ) Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, việc đấu giá đất vùng ven do các huyện thực hiện có giá cao vọt lên so với giá mặt bằng chung của thị trường, thậm chí có nơi gấp từ 2 - 3 lần. Hiện, Sở đang phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền.
Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

Đấu giá đất tại Hoài Đức, lô cao nhất giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài xuyên đêm. Nhiều lô có giá đấu trúng gấp 10 lần giá khởi điểm, thậm chí có lô mức giá lên tới 133,3 triệu đồng/m2, cao gấp gần 18 lần so với giá khởi điểm.
Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

Lại “nóng” đấu giá đất ở Hoài Đức

(LĐTĐ) Phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) thu hút 700 hồ sơ tham gia. Đáng chú ý, có nhà đầu tư tham gia đấu giá 17/19 lô đất.
Xem thêm
Phiên bản di động