Siết chặt công tác an toàn cháy nổ trên địa bàn Hà Nội
Các nguyên tắc an toàn cháy nổ khi ở khách sạn | |
An toàn cháy nổ tại làng nghề: Bao giờ hết nỗi lo? |
Vẫn cháy lớn tại nhà xưởng, kho hàng
Vào khoảng 8h sáng ngày 9/3, đã diễn ra một vụ cháy lớn tại khu nhà xưởng sản xuất vật liệu cách nhiệt của công ty cổ phần vật liệu cách nhiệt Việt Nhật (khu công nghiệp Kim Chung, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Ngày 9/3 cháy lớn diễn ra tại một nhà xưởng sản xuất trên địa bàn xã Kim Chung. |
Được biết, trong lúc các công nhân đang làm việc thì phát hiện lửa bùng phát từ khu xưởng sản xuất của công ty rộng hàng trăm mét vuông. Ngay lập tức, mọi người hô hoán nhau khống chế ngọn lửa nhưng bất thành, lửa bùng phát nhanh và lan ra nhiều khu vực khác khiến đơn vị này phải cầu cứu lực lượng chức năng tới xử lý.
Đám cháy lớn, khói đen bốc cao hàng trăm mét, cùng với đó có nhiều tiếng nổ lớn nên nhiều nhà gần khu vực cháy đã sơ tán đồ đạc ra bên ngoài. Tại hiện trường, lực lượng chức năng huy động ít nhất 5 xe chữa cháy chuyên dụng cùng hàng chục chiến sỹ tổ chức khống chế đám cháy. Lực lượng chức năng phong tỏa từ xa, bán kính khoảng 500 m từ đám cháy để phục vụ công tác chữa cháy. Trao đổi với báo chí, đại diện Công an huyện Hoài Đức cho biết, đến 11 giờ cùng ngày, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an thành phố Hà Nội đã khống chế được đám cháy. Tiếp đó, lực lượng chức năng vẫn tiến hành phun nước làm mát hiện trường đề phòng đám cháy bùng phát trở lại. Được biết, vụ cháy không có thương vong về người nhưng nhiều tài sản bên trong bị thiêu rụi.
Trước đó, tại Hà Nội đã từng xảy ra hàng loạt các vụ cháy, nổ kho, xưởng gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, sức khỏe, tính mạng của con người. Điển hình gần đây là vụ cháy gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm TP. Hà Nội rạng sáng ngày 12/4/2019 đã làm 8 người tử vong, thiêu rụi 4 nhà xưởng. Hay chiều 28/8, tại Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân Hà Nội đã xảy ra một vụ cháy làm thiệt hại vô cùng to lớn, uy hiếp hàng loạt nhà dân bên cạnh nhà máy khiến nhiều người dân hoảng sợ.
Không chỉ mất an toàn cháy nổ tại các nhà xưởng, kho hàng, thời gian vừa qua, trên địa bàn Hà Nội công tác phòng cháy chữa cháy cũng đang được quan tâm, chú trọng. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, trong 3 năm từ 2017 đến hết 2019 UBND Thành phố đã tham gia phối hợp liên ngành kiểm tra đột xuất đối với nhà, chung cư cao tầng, siêu cao tầng trên địa bàn Thành phố. Sau đó, UBND Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, UBND các quận, huyện tập trung kiểm tra, đánh giá, xử lý nghiêm việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC đối với các cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy nổ cao. Đặc biệt các nhà, chung cư cao tầng, các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng... để tiếp tục siết chặt công tác quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy
Đặc biệt, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra PCCC trên địa bàn, kiên quyết xử lý đối với các công trình, cơ sở có vi phạm về PCCC. Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá điều kiện an toàn PCCC định kỳ, đột xuất đối với 100% cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC. Kết quả cho thấy, từ năm 2017-2019, thành phố đã tiến hành kiểm tra 123.745 lượt cơ sở, lập 123.745 biên bản kiểm tra, phát hiện 305.046 tồn tại, thiếu sót về PCCC. Qua kiểm tra đã xử lý 11.850 trường hợp, xử phạt trên 48 tỷ đồng, tạm đình chỉ 1.653 trường hợp, đình chỉ 1.072 trường hợp, xây dựng 15.595 công văn kiến nghị, yêu cầu cơ sở khắc phục.
Công tác đảm bảo an toàn cháy nổ đang được quan tâm |
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ (karaoke, quán bar, vũ trường), Hà Nội đã tiến hành kiểm tra 1.569 cơ sở, lập 1.569 biên bản. Qua kiểm tra, đã tiến hành xử lý đình chỉ, tạm đình chỉ 126 cơ sở, phạt tiền 353 trường hợp với tổng số tiền là 871.120.000 đồng, yêu cầu 531 cơ sở tạm dừng hoạt động để khắc phục tồn tại, thiếu sót. Về PCCC ở các nhà cao tầng, qua rà soát, trên địa bàn Thành phố có 1.332 cơ sở công trình nhà cao tầng và siêu cao tầng với 1.407 tòa nhà đang hoạt động (trong đó có 959 chung cư cao tầng, 448 tòa nhà hoạt động loại hình khác). Kết quả là đã kiểm tra 3.759 lượt cơ sở, lập 3.759 biên bản kiểm tra; xử lý 246 trường hợp với tổng số tiền phạt trên 2,7 tỷ đồng. Ra quyết định đình chỉ 22 trường hợp, tạm đình chỉ 14 trường hợp.
Đối với 79 chung cư cao tầng có vi phạm về PCCC, Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành cấp Thành phố, cấp huyện, định kỳ 15 ngày tổ chức kiểm tra 1 lần đối với các công trình vi phạm nói chung và 07 ngày tổ chức kiểm tra 1 lần đối với các công trình do Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư để đôn đốc các cơ sở khắc phục dứt điểm các tồn tại, vi phạm về PCCC. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 59 công trình đã khắc phục xong các tồn tại, đảm bảo các điều kiện và được nghiệm thu về PCCC; 1 công trình đã dừng hoạt động; 19 công trình còn tồn tại vi phạm, chưa được nghiệm thu về PCCC.
Theo kế hoạch, trong thời gian tới UBND Thành phố sẽ nghiên cứu, báo cáo HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết quy định về quản lý, sử dụng và các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC đối với nhà chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn Thành phố. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá những giải pháp kỹ thuật tăng cường, bồ sung do chủ dầu tư đưa ra nhằm tháo gỡ các tồn tại không có khả năng thực hiện theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC đối với công trình hiện hữu và phối hợp, thống nhất với các bộ, ngành chức năng xem xét, chấp thuận các giải pháp.
Cũng trong thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy trình, phương án tổ chức cưỡng chế thực hiện đối với các chủ đầu tư có công trình còn nhiều tồn tại, vi phạm về PCCC, cố tình chây ỳ không chấp hành; chuyển hồ sơ các công trình vi phạm cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Chính quyền cơ sở phải tiến hành rà soát quy hoạch, bảo đảm giao thông đặc biệt là nguồn nước chữa cháy tại chỗ. Chỉ đạo, giải quyết dứt điểm tình trạng chiếm dụng lối đi chung, câu móc điện. Vận động nhân dân tự nguyện di dời các cơ sở nhỏ lẻ có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư; bảo đảm xây dựng lực lượng dân phòng, trang bị đủ phương tiện PCCC theo quy định của Bộ Công an để lực lượng này là nòng cốt trong công tác PCCC tại khu dân cư.
K.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 23/11/2024 21:40
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 09:58
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 00:53
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Phòng chống cháy nổ 15/11/2024 18:03
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 16:24
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22