Siêu đô thị con đường không xa

(LĐTĐ) Với “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”- Hà Nội hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một siêu đô thị trong tương lai. Đây chính là ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo một số bộ, ngành trong phát biểu tại buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2021.
Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để kinh tế Hà Nội phát triển có chiều sâu Hà Nội phát triển đô thị bền vững
Siêu đô thị con đường không xa
Ảnh minh họa: M.Phương

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, Hà Nội là đô thị đặc biệt và đang hướng tới trở thành một siêu đô thị. Trong những năm qua, Thủ đô có sự phát triển mạnh mẽ, bộ mặt đô thị thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, ngày càng khẳng định là động lực phát triển của vùng Thủ đô, hạt nhân chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực phía Bắc. Cạnh đó, Hà Nội cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức đan xen, thách thức lớn nhất là xu hướng tập trung hóa đô thị, tạo áp lực vô cùng lớn đối với giao thông, môi trường…

Và để Hà Nội phát triển xứng tầm Thủ đô của cả nước và khu vực Đông Nam Á, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị “Thành phố cần tập trung điều chỉnh quy hoạch tổng thể gắn với vùng Thủ đô để tạo ra các đô thị vệ tinh, kết nối thông qua các tuyến đường vành đai. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh quy hoạch phát triển Thủ đô cân đối, lấy trục sông Hồng là điểm nhấn, trong đó, chú trọng phát triển đồng bộ về hạ tầng về phía bắc sông Hồng để nơi đây trở thành động lực phát triển chính.

Đồng thời, Hà Nội cũng cần phát triển các khu đô thị mới để tạo động lực phát triển, đồng thời, giãn dân trong nội đô; trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; cải tạo chung cư cũ theo hướng sử dụng vốn ngân sách nhà nước… Thành phố đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và dài hạn, Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa các nguồn vốn, đặc biệt là vốn ODA để Thủ đô phát triển hạ tầng”.

Như chúng ta biết, để trở thành siêu đô thị, thành phố đó cần phải hội tụ các yêu tố: Diện tích tự nhiên, dân số, kết cấu hạ tầng, dịch vụ và nguồn nhân lực. Với những thành tố này, Hà Nội trong tương lai không xa “thừa sức” trở thành đại siêu thị tầm cỡ Đông Nam Á, châu Á.

Về diện tích, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số địa phương có hiệu lực 1/8/2008, diện tích Hà Nội đã lên đến trên 3.300 km2, nên dư địa chí cho phát triển đô thị vẫn còn rất lớn. Cạnh đó, quy mô dân số đến nay đã vượt ngưỡng trên 9 triệu dân, với tốc độ tăng dân số ở mức cơ học, thời gian không xa, Hà Nội sẽ có quy mô dân số trên 10 triệu người.

Đặc biệt, sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, cùng với vận dụng các cơ chế, chính sách của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, pháp luật của Nhà nước… Hà Nội đã và đang tạo ra bước đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Không những thế, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về tập trung các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu và hệ thống các trường đại học, cao đẳng nghề… nên tạo ra chất lượng nguồn nhân lực rất lớn cho Thành phố.

Không những thế, nếu tháng 6 tới Đồ án Quy hoạch phân khu hai bên bờ Sông Hồng được phê duyệt, cũng như Đồ án quy hoạch 4 quận nội đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thành phố thông qua… Đây chính là những tiền đề để Hà Nội trở thành “siêu đô thị” trong tương lai theo hướng văn minh, hiện đại.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động