Số hóa truy xuất nguồn gốc góp phần định danh nông sản Việt

Ngày 28/2, Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Nhóm tham vấn kinh doanh nông nghiệp (ARG) của Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Úc tại Việt Nam (ACIAR) phối hợp tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trên các nền tảng của Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Giám sát truy xuất nguồn gốc hàng hoá: Tăng độ an toàn, thêm niềm tin Xuất khẩu nông sản: Cần đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc vào từng khâu

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, điều đó cho thấy uy tín và vị thế ngày càng cao của nông sản Việt trên thị trường quốc tế; giúp kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt trên 53,22 tỷ USD.

Tuy nhiên, thành tựu luôn song hành với thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng khắt khe với các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, là việc nông sản cần đảm bảo yêu cầu, quy định đưa ra từ phía nước nhập khẩu, trong đó, có vấn đề thực hiện truy xuất nguồn gốc.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) không ngừng nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số để xây dựng một nền nông nghiệp minh bạch, tích hợp đa giá trị, hướng tới xóa bỏ một nền nông nghiệp “mù mờ” từ người mua, người bán đến cơ quan quản lý, “mù mờ” từ thị trường, chất lượng đến xuất xứ, nguồn gốc…

Số hóa truy xuất nguồn gốc góp phần định danh nông sản Việt
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc diễn đàn. (Ảnh chụp màn hình diễn đàn trực tuyến).

Điều này cũng góp phần định danh nông sản Việt, xây dựng lòng tin, khẳng định thương hiệu về chất lượng của nông sản Việt trên thị trường nội địa và quốc tế, cũng như những lợi ích kinh tế mang lại cho người nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Đồng thời, từng bước hiện thực hóa cam kết của Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”.

Ông Thạch cũng cho rằng, việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng là việc của mỗi người, của cả cộng đồng cùng chung tay nhằm thay đổi tư duy sản xuất, không chỉ là trách nhiệm của người sản xuất, người nông dân, Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, địa phương hay chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Trong đó, việc số hóa, khoa học công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam kỳ vọng với sự tham gia có trách nhiệm của các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, HTX, chuyên gia, Diễn đàn Kết nối sản nông sản 970 “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm” sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản - thực phẩm và cơ quan quản lý nhà nước trao đổi, nắm bắt các cơ hội và thách thức trong áp dụng truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của các thị trường.

Từ đó, các cơ quan nhà nước có thể đưa ra các quy định, hướng dẫn và các giải pháp hỗ trợ cũng như các chế tài nhằm đảm bảo tính tuân thủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm phù hợp hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất được cập nhật các thông tin liên quan về các quy định, thể chế, chính sách hỗ trợ mới nhất về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số đóng gói trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản - thực phẩm...

Số hóa truy xuất nguồn gốc góp phần định danh nông sản Việt
Toàn cảnh Diễn đàn “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm”.

“Việc đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ không chỉ phục vụ cho việc xuất khẩu mà trước hết chính vì sức khỏe của 100 triệu người dân Việt Nam” - ông Thạch nhấn mạnh.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Howard Hall, Cố vấn cao cấp ACIAR cho biết, trong hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, ACIAR luôn hướng đến hỗ trợ cộng đồng nông dân tiếp cận các thông tin liên quan đến thị trường hay thị hiếu người tiêu dùng,… trên nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, rau an toàn, cà phê,… Khẳng định vai trò của việc truy xuất nguồn gốc là vô cùng quan trọng, ông Howard Hall cho biết, trong tương lai sẽ tập trung vào các mảng như truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, sử dụng công nghệ trong truy xuất, qua đó đảm bảo mang lại lợi ích cho người nông dân, HTX, tổ hợp tác cũng như người tiêu dùng.

Cũng tại diễn đàn, các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất đã nắm thêm các thông tin liên quan về các quy định, thể chế, chính sách hỗ trợ mới nhất của Chính phủ về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số đóng gói trong lĩnh vực sản xuất và chế biến nông sản - thực phẩm; một số đơn vị, doanh nghiệp đã trao đổi kinh nghiệm, cách làm thành công về thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm...

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Hà Nội đủ điều kiện xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Sáng 18/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Công nghệ hóa nông nghiệp nông thôn

Việc đổi mới ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số từ lâu đã được nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) thực hiện bài bản. Việc đầu tư công nghệ không chỉ đơn thuần là đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà màng, nhà lưới để sản xuất mà còn làm chủ được những công nghệ mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường liên kết.
Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động