Sơn Tây sẵn sàng đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động

Chiều 27/4, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức thông tin báo chí về công tác khai mạc “Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài” và đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động.
Phát huy giá trị di tích Thành cổ Sơn Tây Triển lãm mỹ thuật Hạnh phúc Xanh chào mừng khai trương phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây Sơn Tây khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài vào dịp 30/4 “Đánh thức”... tiềm năng, nâng tầm du lịch

Theo đó, “Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài” sẽ tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa kết hợp với các điểm du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm, vui chơi trên địa bàn và các vùng lân cận.

Những quần thể văn hóa tiêu biểu, như Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía, Làng cổ ở Đường Lâm, Văn Miếu Sơn Tây... cùng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến thăm quan, nghỉ dưỡng của đông đảo du khách.

Đặc biệt, dịp này Sơn Tây sẽ chính thức đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đây là một trong bốn tuyến phố đi bộ của thành phố Hà Nội.

Sơn Tây sẵn sàng đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động
Ông Nguyễn Huy Khánh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây cho biết, phố đi bộ sẽ là điểm nhấn, khơi gợi giá trị văn hóa và phát huy giá trị của di tích Thành cổ Sơn Tây.

Đáng chú ý, trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi tuyến phố đi bộ đi vào hoạt động, ông Nguyễn Huy Khánh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, cho biết đã chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án. Chẳng hạn, những địa điểm trông giữ phương tiện phục vụ du khách khi ghé phố đi bộ đều được đăng ký, rà soát chặt chẽ.

Giá vé trông giữ phương tiện cũng được quán triệt thực hiện nghiêm theo đúng quy định của Thành phố. Ngoài ra, các điểm đăng ký bán hàng trên phố đi bộ cũng được rà soát, kiểm định kỹ lưỡng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây cũng cho biết, tuyến phố đi bộ đưa vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, kết hợp với các tuyến phố nội thị, các công trình văn hóa khu vực trung tâm nhằm tạo ra một không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, vui tươi, ấn tượng, mới lạ, sống động, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, mua sắm, khám phá ẩm thực của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào mỗi dịp cuối tuần...

Được biết, theo Đề án số 225/ĐA-UBND ngày 28/10/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây về xây dựng tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây thí điểm đoạn từ cổng cũ trụ sở UBND thị xã (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã 3 Quang Trung - Nguyễn Thái Học) có tổng chiều dài 820m, tổng diện tích sử dụng 34.550m2 nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần.

Sơn Tây sẵn sàng đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động
Một góc tuyến phố đi bộ tại Sơn Tây.

Ông Nguyễn Đăng Thạo - Trưởng ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm, Phó ban Thường trực tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, thông tin: Thời gian hoạt động phố đi bộ từ 19h thứ Bảy đến 12h ngày Chủ nhật hàng tuần.

Các nội dung hoạt động chính diễn ra tại tuyến phố đi bộ bao gồm: Hoạt động văn hóa nghệ thuật thể thao (biểu diễn văn nghệ, đua thuyền, câu cá, múa rối nước, ca nhạc đường phố, nhảy dân vũ; triển lãm tranh, ảnh, sách, báo, tạp chí; hoạt động vui chơi của thanh niên, các cháu thiếu nhi…); các hoạt động dịch vụ (giải khát, ẩm thực, kinh doanh giới thiệu các mặt hàng lưu niệm, các sản phẩm đặc trưng của Sơn Tây…). Được biết, với quy hoạch này, các gia đình nằm trong khu vực phố đi bộ vẫn có thể mở cửa kinh doanh những mặt hàng hiện có.

Tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây không chỉ góp phần phát huy tiềm năng, giá trị của di tích Thành cổ Sơn Tây mà còn góp phần xây dựng và duy trì không gian mang tính cộng đồng với âm hưởng hiện đại, nhộn nhịp, sống động, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và du khách tham quan vào dịp cuối tuần; thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch của địa phương ngày càng phát triển.

Sơn Tây sẵn sàng đưa tuyến phố đi bộ vào hoạt động
Phố đi bộ hoạt động được kỳ vọng sẽ khơi gợi và phát huy giá trị di tích Thành cổ Sơn Tây.

Đáng chú ý, để tuyến phố đi bộ sớm đi vào hoạt động hiệu quả theo đúng mục tiêu, yêu cầu, ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, cho biết, thị xã cũng đã xây dựng các giải pháp, phương án thực hiện như: Phương án tuyên truyền vận động, đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; phân luồng tổ chức giao thông; bố trí các điểm giao thông tĩnh; điểm đỗ xe máy, xe đạp; bố trí các biển báo chỉ dẫn; phương án tổ chức duy trì đảm bảo vệ sinh môi trường; đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh; phương án tổ chức hoạt động và sắp xếp trên tuyến phố, đầu tư cơ sở hạ tầng…

Với kỳ vọng tạo nên không gian công cộng lành mạnh, phố đi bộ tại Sơn Tây hứa hẹn là nơi giao lưu văn hóa, văn nghệ của người dân địa phương cũng như nơi tham quan, tìm hiểu văn hóa của khách du lịch khi đến với thị xã Sơn Tây. Ngoài ra, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đi vào hoạt động cũng sẽ là điểm nhấn du lịch, góp phần đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động