Sống như đứa trẻ quê

(LĐTĐ) - "Á! Mẹ ơi! Mẹ ơi cứu con! Cái con…, có một cái con gì ấy…, kinh khủng quá mẹ ơi…!". Bé Mi mặt trắng bệch, cắt không ra giọt máu, hốt hoảng chạy bổ vào nhà ôm chầm lấy bà ngoại vừa khóc vừa rúc vào lòng bà thổn thức. Nó chỉ chỉ tay ra ngoài vườn, nơi mà có “một cái con gì kinh khủng ấy” làm nó sợ, nức nở cầu cứu bà. Còn “cái con kinh khủng ấy” thì đang giương hai con mắt vô tội ngơ ngác, ngó nghiêng, huơ huơ hai cái càng xinh xắn nhìn Mi như nhìn sinh vật lạ…
Mùa Khai giảng yêu thương! Bỏ phố về quê: Cuộc hành trình không phải ai đi cũng đến Mùa tựu trường không thể nào quên

Đó là câu chuyện của bốn tháng trước. Cái con “kinh khủng” làm Mi sợ đó là một con Bọ ngựa. Lần đầu tiên trong đời, đứa trẻ con thành phố 6 tuổi, non nớt, nhìn thấy nó hôm được ba mẹ cho em về quê thăm ông bà ngoại.

Bốn tháng sau, Mi trực tiếp dùng tay bắt cái con “kinh khủng” kia đem ra lêu lêu trước mặt đám trẻ con hàng xóm rồi ngửa mặt lên cười nắc nẻ. Tiếng cười, nói vang khắp khu vườn quê yên ả.

Mi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Dịp nghỉ lễ 30/4, em được ba mẹ cho về quê chơi với ông bà ngoại. Đúng lúc Hà Nội bùng phát dịch, ba mẹ gửi Mi ở lại quê với ông bà. Đã đến ngày khai trường, dịch còn phức tạp, Mi vẫn chưa được về lại Hà Nội để đi học. Hơn 4 tháng trôi qua, giờ Mi đã là một “đứa trẻ quê” thực thụ. Mi nhảy dây, búng bi vèo vèo. Chiều nào em cũng theo lũ bạn trong xóm đi thả diều, đá bóng, hò hét khắp triền đê. Mặt, mũi, tay chân lúc nào cũng lấm lem, tóc tai vàng hoe, rối bù. Ấy vậy mà có bận em ngồi trong lòng bà ngoại, bà thủ thỉ: “Mấy nữa Mi về Hà Nội đi học, Mi có nhớ bà không?” Em vòng tay ôm chặt lấy bà, lắc đầu nguầy nguậy: “Mi không về nữa đâu, Mi thích ở đây với bà, Mi thích chơi với các bạn, bà nói với bố mẹ cho Mi ở lại nhé, Mi muốn ở quê một trăm năm luôn!”.

Buổi chiều, trên chiếc cầu nho nhỏ bắc qua con sông tuổi thơ của lũ trẻ con nghèo xóm Thượng.

Có một bé trai tầm tám, chín tuổi cởi trần đứng trên cầu, chống hai tay hai bên hông đang chăm chú nhìn xuống dòng nước xanh mát. Nắng chênh chếch xuyên qua da thịt chỗ đen, chỗ trắng không đồng màu trên gương mặt em. Bỗng “ùm!”, cậu bé ôm hai chân trước ngực nhảy bùm xuống nước không chút do dự rồi mất hút trong làn nước trong tiếng hò reo khoái chí của những đứa trẻ còn lại trên bờ.

Dòng sông tĩnh lặng, im ắng trở lại không thấy sủi tăm. Lũ trẻ con trên bờ căng mắt dõi theo từng gợn sóng lăn tăn chờ đợi. Một lúc sau, cách cây cầu chừng hơn chục mét, bên bờ sông bên kia, một cái đầu đen bóng vụt nhô lên khỏi mặt nước trong tiếng hò hét phấn khích, vỡ òa của bọn trẻ. Ngay tức khắc sau đó, “ùm”, “ùm”, “ùm”…, liên tiếp những đứa trẻ con còn lại đang thi nhau bắt chước ôm hai chân nhảy bùm xuống nước như những cánh mối mùa mưa sa xuống mặt sông, tạo nên một bức tranh quê sinh động, đẹp đẽ. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng la hét rộn rã cả khúc sông.

Bên này bờ sông, có một ông cụ đang dõi theo cậu bé tám, chín tuổi khẽ mỉm cười hiền hậu. Cậu bé đó là cháu nội ông sống ở thành phố, đợt giãn cách vừa rồi được bố mẹ cho về quê chơi. Ông hẳn sẽ không quên lần đầu Tùng (tên cậu bé) được ông đưa ra con sông nhỏ này tập bơi. Bố mẹ Tùng bảo, cháu đã học bơi ở trên thành phố, cháu có thể bơi được hai vòng bể liên tục không nghỉ. Nghe vậy, ông cũng yên tâm vì nhà ở quê gần sông nước sẽ đỡ lo.

Buổi đầu theo ông ra sông, Tùng háo hức lắm. Vừa chạm chân xuống nước, cậu đã ngay lập tức lao vào dòng nước mát không chút do dự. Nhưng chỉ mấy giây sau, thấy cháu chới với giữa dòng nước, liên tục huơ huơ tay cầu cứu. Thấy thế, ông vội vàng nhảy xuống kéo Tùng vào bờ. Tùng uống mấy ngụm nước, sặc, thở hổn hển, sắc mặt tái nhợt, khóc vùng vằng đòi về không bơi nữa. Lý do: Nước sông không trong như nước bể. Thày dạy bơi ếch có kính bơi, bây giờ không có kính, Tùng không nhìn thấy gì dẫn đến mất phương hướng không bơi được nữa. Lũ trẻ con “nhà quê” thấy thế ôm bụng cười gọi Tùng là “cá vàng bơi trong bể”.

Sống như đứa trẻ quê
Buổi "tập bơi" của những đứa trẻ quê

Ấy vậy mà, chỉ non tháng sau, chẳng đứa nào còn dám coi thường cậu nữa. Cậu bơi như con rái cá, lặn, nhảy cầu ầm ầm quên hết kỹ thuật đã được học trên trường, nhưng lại điêu luyện vô cùng. Ông cũng thở phào nhẹ nhõm không còn lo Tùng đuối nước nữa. Tùng bá cổ ông phụng phịu, làm nũng: “Ông ơi, ông thấy cháu siêu không?”.

Về quê nghỉ lễ khi lúa chiêm đương thì con gái, và rồi quãng thời gian dài đã cho hai chị em Mai - Hà chứng kiến lúa làm đòng, trổ bông, cúi đầu. Được ra đồng gặt lúa cùng các bác ở quê, được lội ruộng bắt cào cào, châu chấu thích thú vô cùng. Hai chị em lần đầu được nhìn thấy cái liềm gặt lúa. Làm thì ít, chơi thì nhiều. Chủ yếu là được trải nghiệm còn gì thích thú hơn. Vui nhất là mỗi lúc một đám lúa gặt gần xong, cào cào, châu chấu bị xua dồn lại cuối ruộng bay lạo xạo. Lúc đó các bác thì tranh thủ gặt, còn hai chị em Hà thì hăng hái đuổi bắt cào cào. Rồi sau đó dùng chính gọng lúa non xâu đàn cào cào lại đem về nhà nướng trên bếp củi. Mỡ từ thân cào cào cháy xèo xèo, thơm phức. Hai chị em chưa từng nghĩ côn trùng lại có thể ăn được mà lại bùi, béo, ngậy, ngon đến thế. Chỉ có điều là hơi ít, nên ăn vẫn còn thòm thèm. Các bác bảo, ngày xưa cấy lúa ít dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, cào cào, châu chấu nhiều lắm. Giờ ít đi nhiều.

Hết vụ chiêm, rồi sang vụ mùa. Hai chị em lại được ra đồng xem người lớn làm mạ non. Rồi cùng các bác đi cấy. Mưa ngâu tháng Bảy, hai chị em được đi thăm đồng cùng các bác, khi đó mới biết thế nào là sâu đục thân hai chấm, đâu là rầy nâu gây bệnh vàng lá. Cũng mới hiểu tại sao phải làm cỏ cho lúa, lần đầu tiên trong đời biết đến loại cỏ mọc nhanh kín bờ ruộng nên người ta gọi đó là cỏ bờ…. Những thứ đó Mai, Hà chưa từng được học qua trường lớp nào dạy. Và cũng mới biết, những người nông dân trăn trở với ruộng đồng sẽ vất vả, cực nhọc biết bao.

Tháng chín rồi, lúa mùa lại đang thì con gái. Nếu không có gì thay đổi thì cuối tháng lúa lại làm đòng, trổ bông. Rồi sang đầu tháng mười âm lịch, sẽ lác đác có gia đình chuẩn bị gặt vụ mùa. Chị em Mai, Hà đã bắt đầu quen với quy luật thời gian và thời tiết nông vụ là như vậy.

Nếu ai đã từng sinh ra và lớn lên ở làng quê chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được cái mùi vị nồng đậm của quê hương ấy. Với những đứa trẻ thành phố, sẽ thật may mắn cho những ai có được khoảng khắc làm “trẻ quê” trong đời, chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên.

Dịch bệnh đến mang theo nhiều lo âu, phiền phức cho xã hội. Tuy nhiên, bỏ qua những trăn trở, suy tư của người trưởng thành, trẻ con có dịp được trải nghiệm thú vị trong cuộc sống, được “sống như những đứa trẻ” khi được về quê. Thay đổi môi trường sống một chút, để các em được đón nhận những điều mới mẻ, dân dã, để tâm hồn đẹp hơn, để thấy mình có ích và trưởng thành hơn lên. Đó sẽ là hành trang theo các em trong suốt chặng đường làm người sau này.

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động