Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là một dự án tổng thể, trọng điểm của Thủ đô hoặc vùng Thủ đô.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung cơ chế tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp Cần chú trọng đến yếu tố nguồn lực phát triển Hà Nội Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Theo Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), về chính sách phát triển giao thông, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ quy định chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện giao thông phát thải thấp; chính sách phát triển đường vành đai, trung tâm logistic, hệ thống giao thông công cộng trong vùng Thủ đô; khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các đoạn tuyến quốc lộ, đường vành đai, đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn Thủ đô và đường cao tốc đô thị nằm hoàn toàn trên địa bàn Thủ đô.

Việc đầu tư phát triển đường sắt đô thị Thủ đô được ưu tiên áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng để thực hiện tái thiết đô thị, tái định cư, đầu tư phát triển đô thị mới theo quy hoạch đô thị được phê duyệt.

Dự thảo Luật cũng cho phép Thành phố thực hiện hợp đồng BT thanh toán bằng đất hoặc tiền đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội; cho phép Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định hỗ trợ, ưu đãi thu mua, chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch. Đây là chính sách hiệu quả để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc giao thông.

Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: VGP/TN

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, dự thảo Luật quy định dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là một dự án tổng thể, trọng điểm của Thủ đô hoặc vùng Thủ đô; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quyền xây dựng và sử dụng không gian ngầm, khoảng không trên cao trong khu vực TOD.

Tiền thu được sẽ để đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, hạ tầng kỹ thuật kết nối đến nhà ga. Quy định này nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các dự án thuộc vùng phụ cận các nhà ga tuyến đường sắt đô thị, tạo sự đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông…

Cần có định mức xây dựng riêng cho Hà Nội

Góp ý vào dự thảo Luật, PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải cho rằng, cần xem xét bổ sung thêm quy định để thành phố Hà Nội tổ chức quản lý, bảo trì các những hệ thống giao thông vận tải phi đường bộ qua địa bàn như đường thủy nội địa, đường sắt tốc độ cao, các đường sắt vùng.

Đồng thời, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế cao hơn hoặc bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng cho toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông vận tải; bao gồm ngoài đường sắt đô thị là hệ thống đường đô thị (đường bộ), đường hàng không, đường thủy nội địa.

Bên cạnh Quy chuẩn tiêu chuẩn, cần cho phép việc xây dựng định mức xây dựng riêng cho Hà Nội để khuyến khích sáng tạo trong xây dựng, phát triển đô thị và phù hợp với điều kiện sống, làm việc tại Hà Nội; xem xét bổ sung nội dung liên quan đến không gian cho người đi xe đạp, đi bộ, không gian cho giao thông tĩnh, lối tiếp cận cho người khuyết tật.

Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông
Nhiều chính sách mới được đưa vào dự án Luật nhằm tìm giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô. Ảnh: Đinh Luyện

Để triển khai được các các định hướng phát triển giao thông Thủ đô, cần giảm khối lượng giao thông tại khu vực nội thành. Trong đó, hình thành các đô thị vệ tinh và dịch chuyển một phần các đơn vị, cơ quan, công ty, xí nghiệp khỏi nội thành; quy hoạch xây dựng theo định hướng giao thông công cộng (TOD) để định hình, phân phối lại một cách hợp lý luồng giao thông trong đô thị.

Đồng thời, phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, Bus, BRT; giảm phương tiện cá nhân; thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải. Xây dựng nhanh, hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị; luật hóa những chính sách hỗ trợ người đi bộ, người xe đạp và người khuyết tật trong giao thông đô thị.

Bên cạnh đó, cần có hành lang pháp lý để hình thành một Quỹ đặc biệt cho giao thông công cộng của thành phố Hà Nội để tập trung các nguồn lực tài chính từ xã hội vào Quỹ này và tạo ra được nguồn đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển chính sách giao thông và tài trợ cho việc vận hành hệ thống giao thông công cộng cho Thành phố…

Chính sách quy hoạch giao thông có tính bền vững cao

Trong tham luận gửi đến hội thảo góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), TS. Mai Thị Mai - Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, chính sách phát triển đô thị thuộc Thủ đô tại dự thảo Luật nêu Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội có thẩm quyền quy định về: “Chính sách phát triển các thành phố thuộc thành phố Hà Nội và đô thị vệ tinh, đô thị mới, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), cơ chế chia sẻ lợi ích của các nhà đầu tư với nhà nước và người đang sử dụng đất”. Nội dung này cho thấy tầm nhìn chiến lược và chính sách phát triển quy hoạch giao thông của Thủ đô Hà Nội đã được định hướng xây dựng theo TOD - định hướng có tính bền vững cao.

Trong dự thảo Luật, các nội dung đề cập TOD được ghi nhận ở các khoản của 5 điều, cho thấy Dự thảo Luật đã định hướng việc ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô ngay từ khía cạnh chính sách phát triển đô thị, phát triển quản lý hạ tầng, huy động nguồn tài chính ngân sách cho phát triển Thủ đô, cũng như cơ chế thu hút đầu tư xã hội và nhà đầu tư chiến lược để có thể xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng của thủ đô.

Về cơ bản, TS Mai Thị Mai cho rằng, các nội dung để tạo ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD) của Thủ đô ghi nhận trong Dự thảo Luật Thủ đô đã khá đầy đủ và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nếu xác định TOD là một giải pháp quy hoạch cho Hà Nội trong việc hướng tới người dân sử dụng giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường thì các quy định về TOD nên được nhấn mạnh hơn, trở thành một trong những trọng tâm cần được lưu ý trong chính sách phát triển đô thị của Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định bóng đá trận Tottenham vs Nottingham Forest trong khuôn khổ vòng 33 Ngoại hạng Anh sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Trận đấu này nhiều khả năng sẽ có thế trận cởi mở, nhưng đội khách với khát khao và phong độ ổn định hơn có thể là những người nở nụ cười sau cùng.
Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Trận đấu giữa Parma vs Juventus diễn ra vào lúc 01h45 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Cuộc đối đầu diễn ra trong bối cảnh Juventus đang phải dàn trải lực lượng để chuẩn bị cho FIFA Club World Cup sắp tới, còn Parma lại ở thế chẳng còn gì để mất, cuộc so tài này hứa hẹn sẽ là một thử thách không hề dễ dàng cho đội khách.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 21/4, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.
Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.

Tin khác

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động