Tái hiện không gian Tết cổ truyền qua Triển lãm "Tết xưa"
Đào xuống phố, tiểu thương lo lắng vì sức mua của người dân ít Làng quất Tứ Liên chủ động phòng, chống dịch Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên |
Đến với triển lãm “Tết xưa”, du khách được tham gia vào nhiều hoạt động tương tác lý thú của phiên chợ ngày Xuân. Bên cạnh đó còn được chiêm ngưỡng hơn 100 phiên bản tài liệu, hình ảnh hiếm có về ngày hội lớn của đất nước.
Triển lãm "Tết xưa" trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội). |
Triển lãm được chia thành 3 không gian gồm “Phiên chợ ngày Xuân”, “Cung chúc tân Xuân” và “Du Xuân”.
Trong đó, “Phiên chợ ngày Xuân” với khung cảnh tươi vui, hối hả, rực rỡ sắc màu của bánh chưng xanh, câu đối đỏ, chợ Tết… giúp công chúng khám phá nét đẹp văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống dân tộc.
Phiên chợ ngày Xuân là phần mở đầu của triển lãm "Tết xưa". |
Đến với không gian “Cung chúc Tân Xuân”, công chúng được hòa mình vào các nghi lễ, phong tục, tập quán vào dịp Tết Nguyên đán; Tết Ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp; hoạt động trang hoàng nhà cửa bằng câu đối đỏ, hoa tươi, tranh Tết, dựng cây nêu; lễ Giao thừa hay lễ Trừ tịch tiễn năm cũ, đón năm mới; lệ đốt pháo; hoạt động mừng tuổi, chúc Tết…
Không gian trưng bày “Cung chúc Tân Xuân” trong triển lãm. |
Cuối cùng, không gian “Du xuân” đem tới các tư liệu, hình ảnh người xưa thưởng xuân, chơi xuân. Cùng với đó, triển lãm đã phác họa một phần không khí Tết xưa với phong tục “Ăn Tết”, “Lễ Tết” và “Chơi Tết” của cha ông. Hoạt động này giúp người xem có cơ hội trải nghiệm, hoài niệm về ngày Tết đậm đà bản sắc dân tộc.
Không gian “Du xuân” với phong tục “Ăn Tết”, “Lễ Tết” và “Chơi Tết” của cha ông. |
Tham gia thưởng lãm, chị Đỗ Hồng Mai (Đống Đa) cho biết: “Tôi thấy mình được sống lại những ký ức thời trẻ thơ của những ngày Tết xưa cũ, có lẽ các bạn trẻ ngày nay khó có thể có được những ký ức này. Đây là một hoạt động ý nghĩa giúp cho các thế hệ có thêm kiến thức để gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, nhất là giá trị ngày Tết của dân tộc”.
Đồng quan điểm với chị Mai, anh Nguyễn Minh Hiếu (Thanh Xuân) chia sẻ thêm: “Qua triển lãm, tôi thấy các phong tục trong dịp Tết cổ xưa so với ngày nay đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên chúng ta thấy được rằng Tết Nguyên đán vẫn giữ được hồn cốt riêng, vẫn là ngày sum vầy và là ngày lễ quan trọng nhất của cả dân tộc”.
Triển lãm mở cửa tự do, kéo dài đến hết ngày 15/3/2022. |
Thông tin từ ban tổ chức, các tài liệu, hình ảnh của triển lãm không chỉ giúp công chúng tìm lại được những nét đẹp của Tết xưa mà còn cung cấp nguồn sử liệu tin cậy để phục vụ việc nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Tin khác
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46