Tái thiết đô thị phải đi cùng với việc bảo tồn di sản

Các chuyên gia cho rằng, công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong khu vực nội đô lịch sử cần phải đi cùng với việc bảo tồn di sản, giữ gìn, tôn tạo và bảo tồn giá trị các di tích kiến trúc, quỹ kiến trúc công trình.
Cần có chính sách đất đai riêng cho Hà Nội! Đẩy nhanh sửa đổi luật để Thủ đô bứt phá

Ngày 31/8, Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo Xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội, nhằm đề xuất chính sách cho sửa đổi Luật Thủ đô.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đồng chủ trì Hội thảo.

Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn còn nhiều khó khăn

Trình bày đề xuất của Hà Nội, ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Thủ đô hiện có tỷ lệ đô thị hóa thấp, phát triển chưa đồng đều; tỷ lệ đất dành cho giao thông, tỷ lệ vận tải hành khách bằng phương tiện công cộng, xử lý ô nhiễm môi trường không khí, kiểm soát và xử lý nước thải sinh hoạt còn thấp, chậm được cải thiện.

Tái thiết đô thị phải đi cùng với việc bảo tồn di sản
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu phát biểu tại hội thảo.

Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng ven đô, hạ tầng giao thông công cộng và kết nối liên vùng. Tiến độ triển khai một số dự án hạ tầng kỹ thuật thiết yếu (công trình giao thông, nhà máy xử lý rác thải, nước thải, công viên,…) còn chậm.

“Công tác quy hoạch và phát triển các đô thị vệ tinh, phát triển nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ chưa đạt tiến độ. Việc sử dụng đất đai còn chưa hiệu quả, đặc biệt là đất nông nghiệp. Việc khai thác lợi thế giá trị gia tăng từ đất còn nhiều hạn chế; cơ sở pháp lý riêng của từng dự án, một số công trình chung cư cao tầng đang đầu tư xây dựng, làm gia tăng thêm áp lực về dân số, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực nội thành.

Chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể nên Thành phố còn chưa lập được quy hoạch không gian ngầm để tích hợp với Quy hoạch chung xây dựng, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Việc thực hiện các khu đô thị chức năng, đô thị vệ tinh chậm”, ông Thắng nói.

Bên cạnh đó, việc lưu trữ, quản lý hồ sơ các công trình có giá trị qua các thời kỳ còn thiếu, chưa đầy đủ. Tình trạng lấn chiếm, xây dựng không phép, trái phép trong thời gian trước đây đã phá vỡ công năng, kiến trúc, làm biến dạng các công trình có giá trị. Việc thực thi đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị còn bị kéo dài. Còn phát sinh những trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo” dẫn đến sự chắp vá, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng xấu đến bộ mặt đô thị.

Tái thiết đô thị phải đi cùng với việc bảo tồn di sản
Toàn cảnh Hội thảo.

Đến nay, việc phục dựng, bảo tồn biệt thự, công trình kiến trúc cổ cần có nguồn kinh phí rất lớn; chưa có cơ chế quản lý hữu hiệu và huy động nguồn lực của cá nhân, tổ chức trong quá trình quản lý, sử dụng biệt thự, công trình kiến trúc cổ.

Việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp, thoát nước; cấp điện, chiếu sáng thông tin liên lạc…) của Thành phố chưa được thực hiện đồng bộ trên các tuyến phố chính, đặc biệt trong khu vực nội đô lịch sử, đến nay cũng vẫn chưa được hoàn thiện. Công tác quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố thiếu tính đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức.

”Đối với phát triển giao thông, hiện nay tỷ lệ quỹ đất giao cho giao thông nói chung, giao thông tĩnh nói riêng còn quá thấp so với yêu cầu. Trong khi đó, việc mở rộng tuyến giao thông trong khu vực nội đô là rất khó khăn, cộng thêm chi phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường rất cao, gây sức ép cho ngân sách của Thành phố”, ông Thắng nói.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, đồng thời nghiên cứu tạo ra các cơ chế, chính sách có tính đột phá, Sở Xây dựng và các ngành liên quan đã nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển đô thị, trong đó tập trung vào các nội dung: Cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị khu vực nội đô lịch sử; Quản lý và phát triển nhà ở tại Thủ đô; đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển đô thị, thương mại và công nghiệp tại Thủ đô; sử dụng nguồn lực đất đai cho phát triển Thủ đô; vấn đề bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại đô thị và các giải pháp thực hiện.

Tái thiết đô thị phải đi cùng với việc bảo tồn di sản

Chỉnh trang đô thị phải đi cùng với việc bảo tồn di sản

Phát biểu tại hội thảo, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội quy hoạch đô thị Việt Nam cho rằng, các chính sách liên quan đến công tác cải tạo, tái thiết chỉnh trang đô thị của Hà Nội đã thể chế hóa cơ bản đầy đủ các quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng về phát triển đô thị; tạo hành lang pháp lý tương đối đồng bộ cho công tác quy hoạch, đầu tư và phát triển đô thị. Tuy nhiên, nhìn nhận lại thực trạng, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, thiếu đồng bộ, chồng chéo; chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn.

“Hiện chưa có nhiều đồ án, dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị được thực hiện do loại hình dự án này khá phức tạp, quy định luật pháp luật chưa có sự điều chỉnh sâu rộng. Do công tác chỉnh trang đô thị thường có những tác động lớn đến người dân, vì vậy nếu không có cơ chế chính sách cho vấn đề này sẽ thường xuyên gặp phải những vướng mắc”, ông Chính nói.

Cũng theo ông Chính, công tác cải tạo, chỉnh trang đô thị trong khu vực nội đô lịch sử cần phải đi cùng với việc bảo tồn di sản, giữ gìn, tôn tạo và bảo tồn giá trị các di tích kiến trúc, quỹ kiến trúc công trình; gia tăng giá trị cảnh quan, tạo trật tự, kỷ cương trong hình thái kiến trúc đô thị, trong cách sử dụng công trình đô thị, trong cơ chế gìn giữ môi trường, bảo quản, bảo dưỡng công trình và không gian đô thị.

GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, nên dùng cơ chế công - tư hợp tác trong cơ chế chuyển dịch đất đai, hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp, người dân. Ví dụ trong cải tạo chung cư cũ, nếu dùng ngân sách để cải tạo chung cư cũng không ổn, và sử dụng cơ chế công tư là phù hợp, chính quyền phải quyết định dịch chuyển vì mục đích gì và người dân phải thấy được lợi ích của mình.

Tái thiết đô thị phải đi cùng với việc bảo tồn di sản
GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng, Hà Nội có dư địa đất đai còn lớn.

Theo GS.TS Đặng Hùng Võ, Hà Nội có dư địa đất đai còn lớn, nhưng phải có quy hoạch hợp lý thì mới có giá trị gia tăng lớn, là nguồn lực công để đầu tư tiếp.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), về bộ mặt đô thị của Hà Nội, đã có nhiều thay đổi tích cực theo chiều hướng hiện đại, văn minh hơn nhưng vẫn giữ được bản sắc Việt mang tính biểu tượng qua các phố cổ, phố đi bộ, phố đêm… Thành phố cũng đã có nhiều cố gắng trong việc duy tu các phố cổ, nhà biệt thự cũ.

Nhưng xét trên bình diện cả thành phố, công tác này cần nghiên cứu thêm những giải pháp đồng bộ cả về nguồn vốn, khai thác xử lý, biện pháp để người dân cùng có trách nhiệm tham gia.

“Như vậy nếu nhìn vào hai khía cạnh bộ mặt của đô thị Hà Nội. Chúng ta đều thấy chung một vấn đề là cần một cơ chế hợp lý, rõ ràng để khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư vốn vào hệ thống giao thông, đường xá của Thành phố theo quy hoạch đã được duyệt, ngoài ra cũng cần có biện pháp cụ thể để giải quyết, cải tạo chung cư cũ, đặc biệt là các khu có đặc thù khó khăn”, ông Hiệp nói.

GS.TS Đặng Văn Bài nêu quan điểm, nên ưu tiên đầu tư các dự án bảo tồn cho các di tích có khả năng tạo ra nguồn thu trực tiếp bổ sung nguồn vốn tái đầu tư cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá. Thường thì dự án tu bổ di tích và dự án phát triển du lịch là hoàn toàn tách biệt, mặc dù có nhiều nội dung liên quan gắn bó mật thiết với nhau.

Đã đến lúc phải tập trung đầu tư công cho những dự án mang tính tích hợp và bao trùm để biến di sản văn hoá từ dạng tài sản văn hoá - tài nguyên du lịch thành loại “hàng hoá đặc biệt” có giá trị kép cả về mặt văn hoá và kinh tế”, GS.TS Đặng Văn Bài nói.

Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đánh giá cao các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học. Các ý kiến đều sâu sắc, trách nhiệm, thể hiện tình cảm với Hà Nội; khẳng định sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Thứ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định các ý kiến góp ý sẽ được tiếp thu, tổng hợp làm cơ sở tham gia đóng góp xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đảm bảo lần sửa đổi này sẽ có các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội giúp Thủ đô ngày càng phát triển.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) luôn hiệu quả, thiết thực. Ban Chấp hành Công đoàn thị trấn và đoàn viên công đoàn luôn nhiệt tình, trách nhiệm trước mỗi công việc, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của cơ quan trên các mặt công tác đề ra.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.

Tin khác

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động