Tăng giờ làm thêm: Đảm bảo quyền lợi, sức khỏe người lao động

(LĐTĐ) Trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, tăng giờ làm thêm là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp. Nhiều người lao động cũng muốn có thêm thu nhập sau thời gian dài phải nghỉ việc do giãn cách xã hội, do mất việc làm. Nhưng, tăng giới hạn giờ làm thêm tối đa bao nhiêu để vừa đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người lao động?
Tăng giờ làm thêm phải đảm bảo thỏa thuận bình đẳng, trả công xứng đáng cho người lao động Từ ngày 1/2/2022 tăng giờ làm thêm đối với lao động thời vụ Đề xuất tăng giờ làm thêm ở tất cả các ngành nghề

Tăng sự linh hoạt bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tại Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang xem xét, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Theo Tờ trình của Chính phủ, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường mới, thực hiện chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Tăng giờ làm thêm: Đảm bảo quyền lợi, sức khỏe người lao động
Việc tăng giờ làm thêm phải đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động.

Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 xảy ra liên tục trong 2 năm qua làm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, lao động không có việc làm và thất nghiệp tăng, sự dịch chuyển lao động lớn gây thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật ở nhiều địa phương…

Vì vậy, việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động bởi đại dịch Covid-19 là cần thiết, là giải pháp tình thế trong hoàn cảnh đặc biệt để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách hỗ trợ đời sống nhân dân, người lao động; hỗ trợ người sử dụng lao động ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh và tạo đà phát triển trong thời gian tới; đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động được phép thoả thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng, đồng thời một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thuỷ hải sản…) được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp về thực trạng hoạt động sản xuất, đặc biệt là những khó khăn về lực lượng lao động, mong muốn được thỏa thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, làm bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc.

Thực tế trên cho thấy các quy định về giới hạn làm thêm trong tháng, trong năm hiện hành cần phải có sự điều chỉnh trong giai đoạn ngắn để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, người lao động có việc làm và thêm thu nhập, ổn định lại cuộc sống.

Vì vậy, Chính phủ đã xây dựng Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 01 tháng và trong 01 năm của người lao động, trong đó đề xuất nâng số giờ làm thêm trong 01 tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ, và số giờ làm thêm trong 01 năm của người lao động là không quá 300 giờ và được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc.

Phải đảm bảo sức khỏe cho người lao động

Từ thực tế công việc của một công nhân da giày, chị Phạm Thị Bình (trú tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) cho hay, cứ hai tuần làm ca ngày, chị sẽ có 1 tuần phải làm ca đêm. Vào những dịp công ty nơi chị làm việc cần trả gấp các đơn hàng, chị phải tăng ca từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối. “Người lao động ai cũng muốn có thêm thu nhập, nhưng tăng ca triền miên thì khó mà đảm bảo sức khỏe. Khi công ty yêu cầu làm thêm thì công nhân không từ chối được, nên tôi mong Nhà nước tính toán quy định số giờ làm thêm ở mức độ vừa phải”, chị Bình chia sẻ.

Theo Tờ trình, Chính phủ đề xuất nâng giới hạn số giờ làm thêm trong 01 tháng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động khi người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc làm thêm giờ từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ, và tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 300 giờ trong 01 năm mà không bị giới hạn nhóm ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động.

Các quy định giới hạn giờ làm thêm theo ngày và việc nghỉ ngơi (nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca...), tiền lương tuân thủ theo Bộ luật Lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Là chủ một doanh nghiệp in với 30 công nhân, anh Nguyễn Văn Lực (trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) rất quan tâm đến việc Nhà nước xem xét tăng giới hạn số giờ làm thêm. Sau thời gian dài đóng cửa các dịch vụ để phòng dịch Covid-19, khi được hoạt động trở lại, nhu cầu in ấn tăng, công ty của anh nhận được khá nhiều đơn hàng. “Khi nhiều hợp đồng cần trả khách hàng sớm, việc tuyển thêm lao động không đơn giản, nên doanh nghiệp phải huy động công nhân làm thêm. Tôi rất mong Nhà nước sửa quy định này. Tôi nghĩ, đây là nhu cầu của doanh nghiệp, cũng là quyền lợi của người lao động”, anh Lực nói.

Qua thẩm tra Dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, về đề xuất mở rộng việc áp dụng thời giờ làm thêm 300 giờ trong 01 năm đối với tất cả các ngành, nghề, công việc, có ba nhóm ý kiến khác nhau.

Trong đó, nhóm ý kiến thứ nhất đồng tình với đề xuất của Chính phủ. Nhóm ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc việc mở rộng áp dụng mức 300 giờ làm thêm trong năm với tất cả các ngành, nghề, công việc mà không có sự phân biệt tính chất đặc thù với một số ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, một số đối tượng lao động đặc biệt…(theo hướng loại trừ) hoặc chỉ quy định các đối tượng được mở rộng (như ngành, nghề, công việc thiếu lao động cục bộ). Nhóm ý kiến thứ ba đề nghị nếu áp dụng 300 giờ một năm cho tất cả các ngành, nghề thì cần nâng lên mức 400 giờ cho các ngành, nghề, công việc hiện đang được áp dụng mức tối đa 300 giờ.

Mở rộng các ngành, nghề, công việc được áp dụng tối đa 300 giờ/1 năm

Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí với Chính phủ sự cần thiết mở rộng các ngành, nghề, công việc được áp dụng tối đa 300 giờ/1 năm. Đồng tình với nhóm ý kiến thứ hai, Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, việc áp dụng mức trần 300 giờ cho tất cả các ngành, nghề, công việc là quá rộng.

Cơ quan soạn thảo chưa cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế về tăng thời giờ làm thêm do tác động của dịch Covid-19, chưa đánh giá tác động đầy đủ của việc nâng mức trần này đến sức khỏe, an toàn lao động của người lao động, đặc biệt là phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và những người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Do đó, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát các đối tượng nói trên và rà soát các ngành, nghề, công việc, trường hợp khác mà việc tăng mức trần thời giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu làm việc… để quy định (theo hướng loại trừ) các đối tượng không áp dụng mức trần 300 giờ làm thêm trong năm.

Về nâng giới hạn về thời giờ làm thêm của người lao động trong tháng, Chính phủ đề xuất nâng từ không quá 40 giờ lên 72 giờ, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Xã hội cũng như các ý kiến tham gia thẩm tra nhất trí với loại ý kiến thứ hai và cho rằng việc tăng này là quá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, an toàn lao động của người lao động, ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc con cái, gia đình, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh...

Do đó, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%, tương ứng từ 40 giờ lên 60 giờ, và chỉ áp dụng đối với đối tượng đã được quy định mức trần làm thêm trong năm là 300 giờ. Đồng thời, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, quy định về việc giới hạn số tháng liên tục được áp dụng mức trần tối đa (2 hoặc 3 tháng).

Theo chương trình Phiên họp 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Dự thảo Nghị quyết này sẽ tiếp tục được xem xét trong đợt họp thứ 2, vào ngày 24/3 tới./.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Qua thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) tại một số doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Thủ đô cho thấy vẫn còn tình trạng vi phạm như: Chưa thực hiện đúng việc đóng, phương thức đóng, mức đóng, đã trích nộp phần tiền đóng của người lao động, nhưng chưa nộp về cơ quan BHXH…
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét, sửa đổi Luật Quảng cáo, với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, dự thảo Luật đề xuất hoàn thiện quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, quảng cáo ngoài trời...
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

(LĐTĐ) Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trong đó quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

(LĐTĐ) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý thuế và hải quan thời gian qua đã giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Từ đầu năm 2025, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nếu suy giảm 5% khả năng lao động, sẽ được hưởng trợ cấp bằng 3 lần mức lương tối thiểu tháng vùng IV.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

(LĐTĐ) Giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Xem thêm
Phiên bản di động