Tăng thời giờ làm thêm: Có nên "mở toang" cho các ngành nghề?

Xung quanh đề xuất nâng số giờ làm thêm trong một tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ mỗi tháng, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.
Tăng giờ làm thêm phải đảm bảo thỏa thuận bình đẳng, trả công xứng đáng cho người lao động Từ ngày 1/2/2022 tăng giờ làm thêm đối với lao động thời vụ
Tăng thời giờ làm thêm: Có nên "mở toang" cho các ngành nghề? ảnh 1
Việc tăng số giờ làm thêm cần tính toán đến ngành nghề đặc thù.

Tại dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong một tháng và trong một năm của người lao động vừa được công bố mới đây, Chính phủ đề xuất tăng số giờ làm thêm tối đa từ 40 giờ lên 72 giờ/tháng, nhưng không quá 300 giờ/năm, không giới hạn nhóm, ngành nghề, công việc.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, điều 107 Bộ luật Lao động quy định làm thêm không quá 40 giờ mỗi tháng; một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thủy hải sản ...) được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ mỗi năm.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nhận được đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội, mong muốn được thỏa thuận với người lao động làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc.

Mặc dù vậy, xung quanh đề xuất nâng số giờ làm thêm trong một tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ mỗi tháng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.

Trải qua thời gian dài khó khăn vì dịch bệnh, hầu hết người lao động đều mong làm thêm để cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, việc tăng thời gian làm lên 72 giờ/tháng đồng nghĩa với bình quân mỗi ngày, người lao động phải làm thêm gần 3 tiếng. Mức thời gian làm thêm này dường như là quá sức với nhiều người lao động, đặc biệt với lao động trong các lĩnh vực sản xuất, lao động nặng nhọc và độc hại.

Là cơ quan đại diện cho người lao động, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật cho biết trong quá trình chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan này đã lấy ý kiến của hơn chục nghìn lao độngvề việc tăng thời giờ làm thêm theo tháng và theo năm.

Đa số người lao động đồng tình quan điểm và ủng hộ đề xuất của Chính phủ về mở rộng cũng như tăng thời giờ. Người lao động cũng cho rằng việc tăng thời giờ làm thêm sẽ giúp khắc phục khó khăn mà người lao động và doanh nghiệp đang gặp phải trong bối cảnh hiện nay.

Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, Tổng Liên đoàn cho rằng, chỉ nên nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%. Đồng thời đề nghị không áp dụng chính sách đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, công việc nặng nhọc, độc hại...

Còn theo ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, làm thêm giờ là vấn đề thực tế đời sống, rất cần thiết cho cả doanh nghiệp và người lao động, đặc biệt trong bối cảnh 2 năm vừa qua, do đại dịch Covid-19, người lao động rơi vào tình trạng mất hoặc thiếu việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống.

Nhưng về bản chất, làm thêm giờ vẫn là kéo dài thời gian lao động, đồng nghĩa với việc tăng cường độ lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu cho phép kéo dài thời gian làm thêm quá mức. Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, việc nới trần làm thêm giờ cần thực hiện trên cơ sở bảo đảm sức khỏe cho người lao động và bù đắp bằng thu nhập hợp lý.

Đặc biệt, việc tăng giờ làm thêm chỉ nên áp dụng trong các ngành nghề, lĩnh vực có yêu cầu cấp thiết và trong thời gian nhất định.

Theo An Nhiên/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/tang-thoi-gio-lam-them-co-nen-mo-toang-cho-cac-nganh-nghe-post498435.antd

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động