Tăng trưởng kinh tế TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức lớn

Năm 2023 thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt ra mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt từ 7,5 - 8%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, chỉ tiêu này khó có thể hoàn thành nếu không có chính sách đột phá, nhất là khi chỉ còn 4 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2023.
TP.HCM: Giải ngân vốn đầu tư công gặp khó TP.HCM: Giải ngân dự án metro 2 đạt chưa đến 3% Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp tục đà tăng trưởng

Tiếp tục duy trì tăng trưởng

Theo Cục Thống kê TP.HCM, trong 8 tháng đầu năm 2023, kinh tế Thành phố tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ở một số lĩnh vực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 765.000 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2022.

Tăng trưởng kinh tế TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức lớn
Kinh tế TP.HCM đang đối mặt với nhiều thách thức để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 7,5 - 8% trong năm 2023.

Chỉ số sản xuất toàn công nghiệp Thành phố tăng 2,8%, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 6%. Tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện khoảng 298.000 tỷ đồng, đạt 63,4% dự toán và giảm 6,8% so với cùng kỳ 2022.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập tính từ ngày 1/1/2023 - 20/7/2023 đạt hơn 32.500 doanh nghiệp, tăng 11,3% về giấy phép. Tính 7 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng giao dịch chứng khoán đạt hơn 100.500 triệu chứng khoán với hơn 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 2,3% về khối lượng, nhưng giảm 39,7% về giá trị so với cùng kỳ.

Bình quân 8 tháng năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,45% so với cùng kỳ năm 2022 (bình quân 8 tháng đầu năm 2022 tăng 2,10%) trong đó các nhóm tăng cao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 3,99%), đồ uống và thuốc lá (4,35%), nhà ở và vật liệu xây dựng (4,56%), văn hóa, giải trí và du lịch (4,27%), giáo dục (15,25%).

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Thành phố đã tiếp nhận 99.206 trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 93.877 người lao động đủ điều kiện.

Thách thức đan xen

Mặc dù tiếp tục duy trì mức tăng trưởng nhưng TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức đan xen để có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cho cả năm 2023. Trong 8 tháng đầu năm 2023, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩn, đồ uống lại giảm tới 5,8%; 3 ngành công nghiệp truyền thống (sản xuất trang phục, dệt, sản xuất da và các sản phẩm liên quan) giảm sâu tới 9,9%. Đây là lĩnh vực vốn dĩ chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng rộng lớn của TP.HCM.

Tuy tăng số lượng doanh nghiệp thành lập nhưng vốn đăng ký lại giảm tới 12,4% so với cùng kỳ năm 2022; tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố tính từ ngày 1/1/2023 đến ngày 20/8/2023 đạt hơn 1,968 tỷ USD, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, giải ngân đầu tư công tính từ đầu năm 2023 đến hết tháng 8/2023 đạt 21.768 tỷ đồng, đạt 31,8% theo kế hoạch vốn được UBND Thành phố giao và chỉ đạt 30,9% so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Tốc độ giải ngân đầu tư công này được đánh giá là chậm và khó có thể hoàn thành chỉ tiêu 95% đến hết năm 2023 như Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, mặc dù kinh tế Thành phố đã có những tín hiệu tích cực của các trụ cột tăng trưởng, nhưng những tín hiệu này chưa đủ sức vực dậy tăng trưởng kinh tế Thành phố để đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra. Mặc dù cầu tiêu dùng đang trên đà phục hồi nhưng vẫn chưa đạt được bằng mức trước thời điểm dịch Covid-19, chưa tạo động lực sản xuất, đầu tư và tiêu dùng. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khó khăn do nhu cầu nhập khẩu thế giới giảm mạnh ở phần lớn các mặt hàng chủ lực của Thành phố. Tốc độ giải ngân đầu tư công khá chậm.

Kinh tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những rủi ro theo chiều hướng tiêu cực và hiện diện trong ngắn hạn khi tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến giảm từ 6% năm 2022 xuống còn 1,7% năm 2023. Khủng hoảng Nga - Ukraine leo thang sang giai đoạn mới, không có dấu hiệu dừng lại, đe doạ an ninh lương thực.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc mạnh do sức cầu bên ngoài giảm mạnh, đồng thời cầu trong nước cũng đang yếu đi. Tỷ giá USD tăng khiến hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố khó cạnh tranh về giá ở thị trường Châu Âu và Mỹ. Song song đó, việc đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh sẽ khiến hàng trong nước mất lợi thế so với hàng Trung Quốc, đặc biệt qua đường tiểu ngạch.

Dư nợ tín dụng toàn hệ thống vẫn tăng chậm, đặc biệt thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thật sự được khơi thông. Nợ xấu đang gia tăng nhanh từ đầu năm 2023 đến nay làm suy giảm khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp từ nay đến cuối năm 2023 còn khá lớn. Thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Nhu cầu đầu tư vào bất động sản có xu hướng giảm, từ đó làm chậm quá trình mua bán và phát triển thị trường bất động sản Thành phố.

Trong khi người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm chỉ tiêu, giảm các tiêu dùng không thiết yếu do chỉ số giá tiêu dùng đều tăng ở hầu hết các nhóm hàng dẫn đến chỉ số giá bình quân 8 tháng năm 2023 tăng đến 3,45%. Chỉ số lao động việc làm 8 tháng năm 2023 tiếp tục đà giảm so với cùng kỳ năm 2022, nguy cơ đơn hàng xuất khẩu sẽ tiếp tục có chiều hướng giảm do kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những rủi ro vì vậy khả năng việc cắt giảm lao động sẽ có nguy cơ tăng.

Trước những khó khăn nêu trên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất nhóm giải pháp như triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội tập trung vào các dự án cho vay kích cầu, các dự án hạ tầng giao thông, tuyến metro số 1, tuyến metro số 2, vành đai 3…

Tập trung chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, dành quỹ nhà ở xã hội, nhà công vụ với mức thuê hợp lý cho các cán bộ trẻ. Xây dựng lộ trình cụ thể để hướng đến phát triển kinh tế xanh đáp ứng tiêu chuẩn xanh của các nước nhập khẩu. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; đẩy nhanh giải ngân đầu tư công từ việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc.

Tăng trưởng kinh tế TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức lớn
Sau dịch Covid-19, kinh tế TP.HCM dần phục hồi và tăng trưởng, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: Minh Tuấn.

Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa chi tiêu công, tập trung khai thác thị trường nội địa, sản xuất, tiêu dùng trong nước. Phục hồi niềm tin doanh nghiệp thông qua cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đồng thời chuẩn bị các kịch bản về an sinh xã hội, thực hiện kinh tế xanh – chuyển đổi xanh thành một năng lực cạnh tranh mới của kinh tế Thành phố…

Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tháng 9/2023 diễn ra vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu các địa phương, sở ngành Thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung đeo bám, tháo gỡ từng dự án để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Có 4 ban quản lý dự án lớn có trách nhiệm giải ngân 70% vốn đầu tư gồm Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban Quản lý đường sắt đô thị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình và công nghiệp .

Đồng thời các sở ngành phải tiếp tục thực hiện các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rà soát lại kỷ cương trong thu chi, không để thất thoát nguồn thu. Trong đó phải đẩy mạnh các nguồn thu từ đất, vừa tạo nguồn thu cho Thành phố vừa tháo gỡ khó khăn cho các dự án.

Kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng cho Thành phố trong năm 2023. Cụ thể, theo kịch bản 1, tăng trưởng GRDP của Thành phố đạt 6,08%, muốn vậy tăng trưởng trong quý 4/2023 phải đạt ít nhất mức 10,37 – 12,46%. Ở kịch bản thứ 2, tăng trưởng GRDP cả năm 2023 của Thành phố đạt 6,47%, muốn vậy tăng trưởng quý 4/2023 phải đạt từ 9,91 – 14,26%. Kịch bản 3 tăng trưởng GRDP đạt mức 7,5%, muốn vậy tăng trưởng quý 4/2023 phải đạt từ 11,54 – 14,58%.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Hôm nay (20/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,87%, xuống mức 99,23.
Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại trong những phiên cuối tuần.
Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Sau đợt tăng giá “khủng” vừa qua, giới chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh trước khi tăng giá trở lại.
Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Dù giá vàng thế giới ổn định, giá vàng trong nước vẫn lao dốc mạnh, giảm tới 6 triệu đồng/lượng. Rủi ro vẫn tiềm ẩn khi chênh lệch mua vào - bán ra quá cao.
Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Trưa nay (19/4), giá vàng trong nước đột ngột quay đầu giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm sâu tới 6 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay (19/4): Thị trường tự do tiếp đà tăng

Sáng nay (19/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.898 VND/USD, tăng 5 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 99,24 điểm, giảm 0,29%.
Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (19/4): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (19/4), giá dầu thế giới tăng hơn 3%, được hỗ trợ bởi hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
Xem thêm
Phiên bản di động